Giáo hoàng Phanxicô

Giáo hoàng
Phanxicô
Giáo hoàng Phanxicô năm 2023
Tựu nhiệm13 tháng 3 năm 2013
Bãi nhiệmđương nhiệm
11 năm, 256 ngày
Tiền nhiệmGiáo hoàng Biển Đức XVI
Kế nhiệmĐương nhiệm
Tước vị
Thụ phong Linh mục13 tháng 12 năm 1969
54 năm, 347 ngày
bởi Ramón José Castellano
Tấn phong Giám mục27 tháng 6 năm 1992
32 năm, 150 ngày
bởi Antonio Quarracino
Vinh thăng Hồng y21 tháng 2 năm 2001
23 năm, 277 ngày
bởi Giáo hoàng Gioan Phaolô II
Thông tin cá nhân
Tên khai sinhJorge Mario Bergoglio
Sinh17 tháng 12, 1936 (87 tuổi)
Flores, Buenos Aires, Argentina
Quốc tịchArgentina (nguyên gốc) và Nguyên thủ Thành quốc Vatican)
Nơi cư ngụĐiện Tông Tòa, Thành Vatican (de jure)
Domus Sanctae Marthae (de facto)
Công việc trước đóGiám tỉnh của Dòng Tên tại Argentina (1973–79)
Giám mục phụ tá của Buenos Aires (1992–97)
Hiệu toà (giám mục danh nghĩa) của Auca (1992–97)
Tổng Giám mục Buenos Aires (1998–2013)
Hồng y của San Roberto Bellarmino (2001–13)
Linh mục của Giáo hạt cho tín hữu Công giáo Đông phương của Argentina (1998–2013)
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Argentina (2005–11)
Chữ ký
Huy hiệu

'Miserando atque Eligendo
Cảm thương và Lựa chọn[a]

Giáo hoàng Phanxicô (tiếng Latinh: Franciscus [franˈkiskus];[3] tiếng Ý: Francesco; tiếng Tây Ban Nha: Francisco; sinh 17 tháng 12 năm 1936; tên thật: Jorge Mario Bergoglio[b]) là vị giáo hoàng thứ 266 và là đương kim giáo hoàng của Giáo hội Công giáo Rôma. Ông là vị Giáo hoàng người Mỹ Latinh đầu tiên trong lịch sử.

Ông sinh tại Buenos Aires, Argentina trong một gia đình có năm anh em di dân gốc Ý. Từ khi nhỏ, Bergoglio đã biết được hai thứ tiếng Tây Ban Nha và Italia. Bergoglio bắt đầu học Thần học sau khi có bằng Thạc sĩ Hóa học của Đại học Buenos Aires.[4] Ngày 11 tháng 3 năm 1958, ông gia nhập Dòng Tên ở Argentina. Đến năm 1969, ông trở thành Linh mục và sau đó đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau trong Giáo hội. Từ năm 1998, ông trở thành Tổng Giám mục của Tổng giáo phận Buenos Aires. Đến năm 2001, Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong ông làm hồng y.

Ngày 13 tháng 3 năm 2013, ông được bầu làm Giáo hoàng trong cuộc Mật nghị Hồng y sau khi Giáo hoàng Biển Đức XVI thoái vị trước đó vào ngày 28 tháng 2, thánh lễ Khai mạc sứ vụ Mục tử toàn thể Hội Thánh (lễ nhậm chức) được cử hành vào ngày 19 tháng 3 năm 2013, trùng vào lễ kính Thánh Giuse[5]. Vì ông sinh tại Argentina nên ông là vị Giáo hoàng đầu tiên đến từ Châu Mỹ Latinh, đồng thời cũng là vị Giáo hoàng đầu tiên không phải từ châu Âu kể từ hơn 1200 năm qua (tính từ Giáo hoàng Grêgôriô III)[6]; và là tu sĩ Dòng Tên đầu tiên làm người kế vị Thánh Phêrô.[7] Tông hiệu của ông, Phanxicô, cũng là tông hiệu lần đầu tiên được một Giáo hoàng dùng và nó được lấy từ tên của thánh Phanxicô thành Assisi.[8]

Với tư cách là cá nhân hay là chức sắc tôn giáo, Phanxicô được đánh giá là người khiêm nhường, quan tâm đến người nghèo, và sẵn sàng đối thoại với các nhóm cộng đồng có tư tưởng, xuất thân và niềm tin khác nhau.[9][10][11] Sau khi đắc cử Giáo hoàng, ông thể hiện một tác phong giản dị hơn trong quá trình làm việc hàng ngày, chẳng hạn ông chọn nơi cư ngụ là Lưu xá Thánh Mátta (một nhà khách của Vatican) thay vì trong căn hộ dành riêng cho Giáo hoàng tại điện Tông Tòa; mặc áo lễ đơn giản hơn và từ chối mặc chiếc áo choàng sặc sỡ truyền thống dành cho Giáo hoàng sau khi đắc cử.[12] Trong chuyến viếng thăm đầu tiên tới một xứ đạo, Phanxicô nói "đây là thông điệp mạnh mẽ nhất của Thiên Chúa: tình yêu."[13] Mặc dù chỉ mới lên lãnh đạo Giáo hội Công giáo chưa lâu nhưng trong hai năm liên tiếp 2013[14] và 2014,[15] ông được tạp chí danh giá Forbes xếp hạng ở vị trí thứ 4 trong số những nhân vật quyền lực nhất thế giới. Còn Tạp chí Time bình chọn ông là nhân vật của năm 2013[16].

Thiếu thời

[sửa | sửa mã nguồn]

Jorge Mario Bergoglio sinh tại Buenos Aires, Argentina trong một gia đình có năm người con của một công nhân đường sắt người Ý di dân. Sau khi học tại chủng viện Villa Devoto, ông gia nhập Dòng Tên vào ngày 11 tháng 3 năm 1958 và bắt đầu học thần học sau khi có bằng Thạc sĩ hóa học của Đại học Buenos Aires[17]. Ông cũng hoàn thành cử nhân triết học tại Đại học Maximo San JoséSan Miguel vào năm 1963, và sau đó giảng dạy văn học và tâm lý học tại hai trường Inmaculada ở Santa Fe, và Salvador ở Buenos Aires[18]. Có một khoảng thời gian ông làm nhân viên bảo vệ trong quán bar, nhân viên quét dọn sàn nhà và tiến hành các thí nghiệm hóa học.[19][20][21]

Trước khi làm giáo hoàng

[sửa | sửa mã nguồn]

Linh mục Dòng Tên

[sửa | sửa mã nguồn]

Bergoglio học tại Chủng viện Inmaculada Concepción ở Villa Devoto, thành phố Buenos Aires, ba năm sau thì gia nhập làm tập sinh Dòng Tên vào ngày 11 tháng 3 năm 1958, chính thức làm tu sĩ vào ngày 12 tháng 3 năm 1960 với lời khấn tạm. Năm 1967, Bergoglio hoàn thành nghiên cứu thần học và được Tổng Giám mục José Ramón Castellano truyền chức linh mục ngày 13 tháng 12 năm 1969. Từ đó, ông làm giáo sư phân khoa triết học và thần học San Miguel - một chủng viện ở San Miguel, Buenos Aires. Năm 1973, Bergoglio hoàn tất kỳ linh thao tại Alcalá de Henares, Tây Ban Nha và ông khấn trọn Dòng Tên vào ngày 22 tháng 4 năm đó.[22] Dòng Tên bầu ông làm Giám tỉnh của Dòng tại Argentina từ năm 1973 đến 1979.[23] Đến năm 1980, ông trở thành giám đốc chủng viện San Miguel - nơi ông đã được đào tạo từ thời là chủng sinh.[24] Ông phục vụ trong cương vị đó cho đến năm 1986 rồi sang Đức hoàn thành luận án tiến sĩ. Trở về Argentina, ông làm linh mục giải tội và linh hướng cho một cộng đồng Dòng Tên tại Córdoba.[25] Khi còn ở Đức, ông được thấy bức tranh Đức Mẹ tháo gỡ nút thắt (Mary Untier of Knots) tại Augsburg, ông mang một bản sao của bức tranh về Argentina, và từ đó nó đã trở thành một biểu tượng sùng kính Đức Mẹ quan trọng.[26][27][28][c]

Giám mục và Tổng Giám mục

[sửa | sửa mã nguồn]
Hồng y Bergoglio năm 2008

Bergoglio được bổ nhiệm làm giám mục phụ tá của Tổng giáo phận Buenos Aires vào ngày 20 tháng 5 năm 1992 với Hiệu tòa Auca, lễ tấn phong giám mục cử hành ngày 27 tháng 6 cùng năm do Hồng y Antonio Quarracino, Tổng giám mục của Tổng giáo phận Buenos Aires chủ phong.[31] Ông đã chọn khẩu hiệu giám mục là Miserando atque eligendo (Cảm thương và lựa chọn)[32] - được trích từ bài giảng của Thánh Bede theo ý đoạn Tin Mừng Mátthêu 9:9-13.

Khi sức khỏe Tổng Giám mục Tổng giáo phận Buenos Aires là Hồng y Antonio Quarracino suy yếu, vào ngày 3 tháng 6 năm 1997, Giám mục phụ tá Bergoglio được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục phó của Tổng giáo phận Buenos Aires (với quyền kế vị). Ông chính thức kế vị chức Tổng Giám mục Buenos Aires vào ngày 28 tháng 8 năm 1998. Trên cương vị Tổng giám mục Buenos Aires, Bergoglio đã thành lập nhiều giáo xứ mới và tái cấu trúc lại các cơ quan của tổng giáo phận, ông cũng đi đầu trong các sáng kiến phò sự sống và tạo ra một ủy ban hòa giải các vụ ly hôn.[33] Một trong những sáng kiến mục vụ lớn của tổng giám mục Bergoglio là tăng cường sự hiện diện của Giáo hội trong các khu ổ chuột của thành phố Buenos Aires. Dưới sự lãnh đạo của ông, số lượng linh mục được phân bổ làm việc trong các khu ổ chuột tăng lên gấp đôi.[34] Ông cũng quan tâm mục vụ cho những người Công giáo theo nghi lễ Đông phương.

Ông được bầu làm chủ tịch của Hội đồng Giám mục Argentina hai nhiệm kỳ cho đến năm 2011. Sau đó, kế nhiệm chức vụ này là Tổng Giám mục José María Arancedo của Tổng giáo phận Santa Fe (anh em họ của cố Tổng thống Argentina Raúl Alfonsín) trước đó là phó chủ tịch. Ngoài ra ông còn là thành viên của Liên Hội đồng Giám mục Mỹ Latinh (CELAM) và kiêm chức bản quyền cho người Công giáo nghi lễ Đông Phương ở Argentina.[35]

Trong một công nghị diễn ra ngày 21 tháng 2 năm 2001, Tổng Giám mục Bergoglio được Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong chức hồng y Hiệu tòa San Roberto Bellarmino (Thánh Rôbetô Belaminô). Trên cương vị hồng y, ông cũng được bổ nhiệm vào một số vị trí hành chính trong Giáo triều Rôma như: thành viên Ủy ban Giáo hoàng về Mỹ Latinh, thành viên của Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình, thành viên của Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí tích, thành viên của Thánh Bộ Giáo sĩ, thành viên của Thánh Bộ Tu trì và Đời sống tông đồ.

Sau khi Giáo hoàng Gioan Phaolô II qua đời, hồng y Jorge Mario Bergoglio nằm trong số 117 Hồng y dưới 80 tuổi đủ điều kiển tham gia vào một mật nghị để bầu Giáo hoàng. Lần đó, Hồng y Joseph Aloisius Ratzinger đăng quang làm Giáo hoàng Biển Đức XVI. Tờ báo La Stampa từng cho rằng Hồng y Bergoglio là người có số phiếu bầu gần sát với Hồng y Ratzinger trong mật nghị[36]. Hồng y Bergoglio đã khẩn thiết xin các vị hồng y khác đừng bỏ phiếu cho ông[37]. Tuy nhiên, kể từ khi Tông hiến Universi Dominici Gregis (điều 44, tập 2) được Giáo hoàng Gioan Phaolô II phê chuẩn vào 22 tháng 2 năm 1996 thì vạ tuyệt thông tuỳ quyền Giáo hoàng (Giáo luật, điều 1399) cho những ai tiết lộ chi tiết về mật nghị thì những việc này mới chỉ là phỏng đoán. Trước đó, ông đã tham dự tang lễ của Giáo hoàng Gioan Phaolô II và đảm nhận nhiệm vụ nhiếp chính trong Hồng y Đoàn để quản lý Tòa Thánh và Giáo hội Công giáo Rôma trong thời gian khi ấy trống tòa.

Người ta biết đến Hồng y Bergoglio bởi sự khiêm tốn cá nhân, giáo lý bảo thủ và thúc đẩy công bằng xã hội[38]. Ông có một lối sống đơn giản, chỉ sống trong một căn hộ nhỏ, chứ không phải tại tòa Giám mục nguy nga. Ông không đi xe hơi riêng mà chỉ dùng các phương tiện giao thông công cộng[39].

Giáo hoàng

[sửa | sửa mã nguồn]
Giáo hoàng Francisco tại lễ nhậm chức Giáo hoàng, 19 tháng 3 năm 2013
Giáo hoàng tại lễ tuyên thánh các giáo hoàng Gioan XXIII và Gioan Phaolô II, tháng 4 năm 2014.

Bergoglio được bầu làm Giáo hoàng vào ngày 13 tháng 3 năm 2013 trong ngày thứ hai của Mật nghị Hồng y 2013, ông chọn tông hiệu là Giáo hoàng Phanxicô[40][41][42]. Giải thích về điều này, Thomas Rosica - phát ngôn viên phó của Vatican nói rằng tân Giáo hoàng chọn tông hiệu Phanxicô là liên quan đến Thánh Phanxicô thành Assisi khó nghèo, vì ông vốn sống theo gương thánh nhân[43][44][45]. Một số người ban đầu lầm tưởng rằng, vì hồng y Bergoglio là một tu sĩ Dòng Tên nên ông đã chọn tông hiệu Giáo hoàng là Phanxicô theo Thánh Phanxicô Xaviê, cũng là một linh mục Dòng Tên[46][47]. Nhưng chính ông giải thích việc chọn tông hiệu này như sau: " Trong cuộc bầu Giáo hoàng, tôi ngồi bên cạnh Đức Hồng y Claudio Hummes, nguyên Tổng Giám mục Sao Paolo, một người bạn rất thân với tôi, khi tình huống trở nên "nguy hiểm", ngài an ủi tôi, không sao đâu! Nhưng khi số phiếu bầu đã lên đến 2 phần ba, mọi người vỗ tay vì đã bầu được giáo hoàng. Ngài ôm hôn tôi và nói: "Đừng quên người nghèo". Lời này đi vào sâu thẳm trái tim tôi: người nghèo, người nghèo. Liên hệ đến người nghèo, gần như ngay lập tức tôi nghĩ về Thánh Phanxicô Assisi.[48] Hồng y Timothy Dolan - một nhân chứng trong mật nghị này cũng xác nhận rằng, ngay sau khi được chọn làm Giáo hoàng, Bergoglio cho biết: "Tôi chọn tên Phanxicô vì yêu quý Thánh Phanxicô thành Assisi"[49]. Vatican cũng đã xác nhận rằng tên chính thức của tân Giáo hoàng là Phanxicô, không phải "Phanxicô I". Một phát ngôn viên Vatican nói rằng tên này sẽ trở thành Phanxicô I nếu và chỉ khi có thêm Giáo hoàng chọn tông hiệu Phanxicô về sau[50]. Hiện tại, Giáo hoàng Phanxicô thông thạo tiếng Tây Ban Nha (tiếng mẹ đẻ), tiếng Latinh, tiếng Ýtiếng Đức[51].Ông cũng nói được tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Bồ Đào Nha dù không trôi chảy và một chút thổ ngữ Piedmont. Những lời đầu tiên của ông nói với công chúng trên cương vị giáo hoàng khi chúc phép lành Urbi et Orbi[52]:

Sức khỏe

[sửa | sửa mã nguồn]
Giáo hoàng Francisco và Thượng phụ Đại kết thành Constantinople Bartholomew I tại nhà thờ Mộ Thánh thành Jerusalem, tháng 5 năm 2014.

Giáo hoàng Phanxicô hiện chỉ còn một lá phổi do một lá phổi của ông đã bị cắt bỏ sau khi ông trở thành linh mục không lâu. Nguyên nhân của việc này, theo như ông nói với người viết tiểu sử của mình là vì khi đó ông bị viêm phổi và ba khối u trong phổi; bệnh tình đã đe dọa nghiêm trọng tính mạng của ông trong ba ngày và các bác sĩ đã quyết định cắt đi một lá phổi,[53] nhưng có vẻ Giáo hoàng đã không bị ảnh hưởng nhiều của việc thiếu mất một lá phổi và ông vẫn sống một cuộc sống khỏe mạnh sau sự kiện này.[54] Các bác sĩ chỉ lo ngại rằng ông có thể bị suy giảm khả năng hô hấp nếu trong tương lai ông bị một chứng viêm nhiễm đường hô hấp nào đó.[53]

Phong cách

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông là một vị Giáo hoàng bình dị. Ông không phô trương quyền thế. Các điểm khác biệt giữa ông và vị Giáo hoàng tiền nhiệm Giáo hoàng Biển Đức XVI là: ông chọn nhẫn mạ bạc thay vì nhẫn vàng, dây chuyền thánh giá sắt thay vì vàng, quần đen thay vì trắng, tất đen thay vì trắng và ông chọn giày đen thay vì giày mềm đỏ đặc trưng của chức Giáo hoàng[55].

Sách tham khảo

Jorge Bergoglio; Abraham Skorka (2010). Sobre el cielo y la tierra [On Heaven and Earth] (bằng tiếng Tây Ban Nha). Buenos Aires: Editorial Sudamericana. ISBN 9789500732932.[56]

  1. ^ Tin tức từ các đơn vị truyền thông đã cung cấp một loạt các bản phiên dịch cho cụm từ này. Theo Đài phát thanh Vatican: "Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn phương châm Miserando atque eligendo, nghĩa là khiêm nhường nhưng được lựa chọn; nghĩa đen trong tiếng Latin là có lòng xót thương, bởi việc lựa chọn ông. Phương châm này là câu mà Giáo hoàng Phanxicô đã sử dụng khi còn là giám mục. Nó được lấy từ các bài giảng của Thánh Bêđa Khả kính trong Phúc Âm của Thánh Mátthêu liên quan đến ơn gọi của mình: 'Chúa Jesus thấy người thu thuế, và vì có lòng thương xót đã chọn ông là một tông đồ, nói với ông: Theo ta.'"[1][2]
  2. ^ Phát âm: [ˈxo̞ɾxe ˈmaɾjo β̞e̞ɾˈɣ̞oɣ̞ljo̞] (tiếng Tây Ban Nha), [berˈɡɔʎʎo] (tiếng Ý)
  3. ^ Lòng sùng kính này kể từ đó lan đến Brazil; nó "thu hút những người với những vấn đề nhỏ".[29] Bergoglio đã tặng một chiếc ly có vẽ hình ảnh của Đức Mẹ tháo gỡ nút thắt cho Giáo hoàng Biển Đức XVI năm 2005.[30]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Scarisbrick, Veronica (ngày 18 tháng 3 năm 2013). “Pope Francis: "Miserando atque eligendo"...”. Đài phát thanh Vatican. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2013.
  2. ^ Công bố huy hiệu của Đức Giáo hoàng Phanxicô
  3. ^ FRANCISCUS
  4. ^ “Cardinal Jorge Bergoglio: a profile | CatholicHerald.co.uk”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2013.
  5. ^ “Thời khóa biểu những ngày kế tiếp của Đức tân Giáo hoàng”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2013.
  6. ^ [Snap] New Pope is an Argentine | beyondbrics
  7. ^ Pope Francis Elected in Conclave - chicagotribune.com
  8. ^ St. Francis of Assisi: 'A great, great figure in the church', CNN
  9. ^ Feiden, Douglas (ngày 13 tháng 3 năm 2013). “Pope Francis, the new leader of the Catholic Church, praised by many for practicing what he preaches, his humble nature and his empathy for the poor”. New York Daily News. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2013.
  10. ^ Vallely, Paul (ngày 14 tháng 3 năm 2013). “Pope Francis profile: Jorge Mario Bergoglio, a humble man who moved out of a palace into an apartment, cooks his own meals and travels by bus”. The Independent. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2013.
  11. ^ “Pope Appeals for More Interreligious Dialogue”. ngày 22 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2013.
  12. ^ BBC: Pope Francis' first moves hint at break with past, ngày 16 tháng 3 năm 2013
  13. ^ Holy Mass In The Parish Of St. Anna In The Vatican, ngày 17 tháng 3 năm 2013.
  14. ^ Forbes reveals World's Most Powerful People 2013 - with Vladimir Putin taking top spot
  15. ^ Forbes: Putin đứng đầu danh sách 72 người quyền lực nhất thế giới
  16. ^ “Pope Francis, The People's Pope”. TIME. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2013.
  17. ^ “Cardinal Jorge Bergoglio: a profile | CatholicHerald.co.uk”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2013.
  18. ^ “Tiểu sử Đức Tân Giáo hoàng Phanxicô Đệ Nhất”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2013.
  19. ^ Burke, Daniel (ngày 3 tháng 12 năm 2013). “Pope: I was once a bar bouncer”. CNN. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2013.
  20. ^ “2013 Person of the Year: Pope Francis”. TIME.com. Truy cập 2 tháng 10 năm 2015.
  21. ^ “Pope used to be a bouncer”. Mail Online. Truy cập 18 tháng 2 năm 2015.
  22. ^ Fernández, Henar (ngày 14 tháng 3 năm 2013). “Papa Francisco: biografía del jesuita Jorge Mario Bergoglio”. Madrid Actual. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2013.
  23. ^ “The Cardinals of the Holy Roman Church – Biographies – A”. .fiu.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2013.
  24. ^ [The Vatican Today, 13 Mar 2013, Biograpgy: who is Jorge Mario Bergoglio? Lưu trữ 2017-10-18 tại Wayback Machine, retrieved 6 Apr 2013
  25. ^ “Giới thiệu thân thế tân Giáo hoàng”. Truy cập 14 tháng 3 năm 2013. Đã bỏ qua tham số không rõ |pulisher= (gợi ý |publisher=) (trợ giúp)
  26. ^ Nhân dịp sinh nhật ĐTC: tìm hiểu danh hiệu Đức Mẹ Tháo Gỡ Nút Thắt
  27. ^ “El Santuario”. Parroquia San José del Talar. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2013.[liên kết hỏng]
  28. ^ Baumann, Andrea (ngày 15 tháng 3 năm 2013). “Was Papst Franziskus in Augsburg machte”. Augsburger Allgemeine (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2013.
  29. ^ Bellos, Alex (ngày 23 tháng 12 năm 2001). “Virgin painting ties Brazilians in knots”. London: The Guardian (UK). Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2013.
  30. ^ Jiménez, Pablo (14 tháng 3 năm 2013). “The Pope's chalice: silver-made, austere and featuring Our Lady of Luján”. Buenos Aires Herald. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 3 năm 2013. Truy cập 14 tháng 3 năm 2013.
  31. ^ “Bergoglio, Jorge Mario”. Breve biografía de obispos (bằng tiếng Tây Ban Nha). La Agencia Informativa Católica Argentina. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2013.
  32. ^ “Francis Toughened by Argentine Politics Ready for Papal Test”. Blomberg. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2013.
  33. ^ “Jesuit Argentine Cardinal Bergoglio elected pope, takes name Francis”. jesuit.org. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2013.
  34. ^ “Haley Cohen, "Slum Priest: Pope Francis' Early Year", ''The Atlantic'', ngày 20 tháng 3 năm 2013”. Theatlantic.com. ngày 20 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2013.
  35. ^ Sergio del Águila, El cardenal argentino Jorge Mario Bergoglio es el nuevo Papa Lưu trữ 2013-03-15 tại Wayback Machine
  36. ^ "Quasi in lacrime" (almost in tears)
  37. ^ Ecco come andò davvero il Conclave del 2005 lastampa.it (Italian)”. La Stampa. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2013.
  38. ^ McCarthy, John (ngày 3 tháng 3 năm 2013). “Profile: New pope, Jesuit Bergoglio, was runner-up in 2005 conclave”. Ncronline.org. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2013.
  39. ^ 'Toward The Conclave Part III: The Candidates'. ngày 18 tháng 4 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2012.
  40. ^ “FRANCISCUS”. Holy See. ngày 13 tháng 3 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2013. Annuntio vobis gaudium magnum; habemus Papam: Eminentissimum ac Reverendissimum Dominum, Dominum Georgium MariumSanctae Romanae Ecclesiae Cardinalem Bergoglioqui sibi nomen imposuit Franciscum
  41. ^ “Habemus Papam! Cardinal Bergolio Elected Pope - Fracis I”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2013.
  42. ^ “Cardinal Jorge Mario Bergoglio of Argentina Named as New Pope of the Roman Catholic Church”. CNBC. ngày 13 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2013.
  43. ^ Michael Martinez, CNN Vatican analyst: Pope Francis' name choice 'precedent shattering', CNN (ngày 13 tháng 3 năm 2013). Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2013.
  44. ^ David Batty. “Pope named after Francis of Assisi heralded by gull atop Sistine chimney | World news”. The Guardian. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2013.
  45. ^ “Argentina's Bergoglio becomes Pope Francis – This Just In - CNN.com Blogs”. News.blogs.cnn.com. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2013.
  46. ^ Rice-Oxley, Mark. “Pope Francis: the humble pontiff with practical approach to poverty”. The Guardian. Guardian News and Media Limited. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2013.
  47. ^ Glauber, Bill. “Pope's name may connect to Jesuit roots - not Francis of Assisi”. JSOnline. Journal Interactive Milwaukee. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2013.
  48. ^ “Giáo hoàng giải thích lý do ngài chọn danh hiệu Phanxicô”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2013.
  49. ^ “Cardinal Dolan Talks About The Choice Of Pope Francis”. CBS 2 News. WCBS-TV. ngày 13 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2013.
  50. ^ Emily Alpert, Vatican: It's Pope Francis, not Pope Francis I, Los Angeles Times (ngày 13 tháng 3 năm 2013). Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2013.
  51. ^ “Pope Francis: 13 key facts about the new pontiff”. The Guardian. ngày 13 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2013.
  52. ^ “Diẽn từ của Đức Tân Giáo hoàng Phanxicô Đệ Nhất”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2013.
  53. ^ a b Una deficiencia pulmonar no le impide sostener un alto ritmo de trabajo
  54. ^ Tân Giáo hoàng và Vatican bbc.com.uk truy cập 17 tháng 3 năm 2013
  55. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2013.
  56. ^ Google Books: Sobre el cielo y la tierra / On Heaven and Earth

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Phương tiện thông tin
Hình ảnh
Khói trắng bay lên sau Mật nghị Hồng y
Video
Khói trắng trên YouTube
Habemus Papam trên YouTube
Lần đầu xuất hiện và phát biểu trên YouTube


Người tiền nhiệm
Biển Đức XVI
Danh sách các giáo hoàng
Người kế nhiệm
đương nhiệm


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Ibara Mayaka trong Hyouka
Nhân vật Ibara Mayaka trong Hyouka
Ibara Mayaka (伊原 摩耶花, Ibara Mayaka ) là một trong những nhân vật chính của Hyouka
Tips chỉnh ảnh đỉnh cao trên iPhone
Tips chỉnh ảnh đỉnh cao trên iPhone
Tips chỉnh ảnh đỉnh cao trên iPhone
Dừng uống thuốc khi bị cảm và cách mình vượt qua
Dừng uống thuốc khi bị cảm và cách mình vượt qua
Mình không dùng thuốc tây vì nó chỉ có tác dụng chặn đứng các biểu hiện bệnh chứ không chữa lành hoàn toàn
Phantom Valorant – Vũ khí quốc dân
Phantom Valorant – Vũ khí quốc dân
Không quá khó hiểu để chọn ra một khẩu súng tốt nhất trong Valorant , ngay lập tức trong đầu tôi sẽ nghĩ ngay tới – Phantom