Dãy núi Kong

Bản đồ châu Phi, do John Cary vẽ năm 1805 chỉ ra dãy núi Kong kéo dài về phía đông tới dãy núi Mặt Trăng.
Dãy núi Kong trên bản đồ Tây Phi vẽ năm 1839.

Dãy núi Kong là một dãy núi không có thực nhưng được vẽ ra trên các bản đồ châu Phi từ năm 1798 cho tới cuối thập niên 1880 hoặc đầu thập niên 1890.[1] Dãy núi này từng có thời được người ta cho là bắt đầu tại Tây Phi, gần cao nguyên đầu nguồn sông Niger gần với TembakoundaGuinea, sau đó chạy về phía đông tới dãy núi tưởng tượng khác tại Trung Phidãy núi Mặt Trăng, được cho là ở nơi mà sông Nin Trắng bắt nguồn.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1798 một bản đồ vẽ ra từ kết quả của những chuyến thám hiểm khu vực này của nhà thám hiểm Mungo Park (1771-1806)[2] lần đầu tiên chỉ ra dãy núi chạy theo chiều từ tây sang đông này. Nó được nhà bản đồ học người Anh là James Rennell (1742-1830) tạo ra,[1] trong đó ông chỉ ra rằng sông Niger đang bốc hơi trong nội địa tại Wangara.[2]

Nhà bản đồ học người Đức là Johann Reinecke (1770-1818) đã đưa dãy núi này vào bản đồ của ông năm 1804 với tên gọi Geburg Kong.[1] Năm 1805 thợ khắc người Anh là John Cary (1754-1835) đã lần đầu tiên chỉ ra rằng dãy núi này nối với dãy núi Mặt Trăng.[1]

Nhiều nhà thám hiểm Tây Phi khác nhau trong thế kỷ 19 đã đưa dãy núi này vào các loại bản đồ mà họ vẽ hoặc chỉ đạo vẽ ra sau các chuyến thám hiểm khu vực này. Trong số này có nhà thám hiểm người Pháp René Caillié (1799-1838) là người đã thám hiểm khu vực cao nguyên Fouta Djallon ở Guinea, gần đầu nguồn sông Niger; nhà thám hiểm người Cornwall là Richard Lemon Lander (1804-1834) và em trai ông là John Lander; và nhà thám hiểm người ScotlandHugh Clapperton (1788-1827), người cũng đã từng tìm kiếm dòng chảy của sông Niger River tại thượng nguồn của nó.[1]

Các nhà sử học Thomas Basset và Phillip Porter đã nhận diện khoảng 40 bản đồ có vẽ dãy núi này trong giai đoạn từ năm 1798 tới năm 1892.[1][3]

Mặc cho sự thất bại của các nhà thám hiểm sau này trong việc xác định vị trí của dãy núi này, nó vẫn tiếp tục xuất hiện trên nhiều bản đồ cho tới tận cuối thế kỷ 19.[4]

Các nhà bản đồ học chỉ thôi không còn đưa dãy núi này vào bản đồ sau khi nhà thám hiểm người Pháp là Louis Gustave Binger (1856-1936) đã chỉ ra rằng dãy núi này là hư cấu trong chuyến thám hiểm giai đoạn 1887–1889 của ông để vẽ sông Niger từ cửa sông tại Nigeria đổ vào vịnh Guinea và cho tới Bờ Biển Ngà.[1]

The Oxford Advanced Atlas năm 1928 của John Bartholemew vẫn chứa dãy núi Kong trong chỉ mục của nó và định vị nó tại tọa độ 8° 40' vĩ bắc, 5° 0' kinh tây.[1] Thậm chí muộn hơn nó còn xuất hiện sai lầm trong World Atlas (Bản đồ thế giới) của Goode năm 1995.[5]

Các tên gọi liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Thị trấn Kong có từ thế kỷ 12 và mang tên gọi mà người ta gán cho dãy núi. Thị trấn này đã nổi lên trong thế kỷ 17 để trở thành kinh đô của đế quốc Kong (1710-1898).

Một dải đồi gọi là đồi Kong là một phần của dải đất cao chia tách vùng đồng bằng bên trong của Tây Phi với vùng duyên hải. Đỉnh các ngọn đồi nói chung không cao hơn 610 m (2.000 ft.) và không quá 215 m (700 ft.) trên mức độ cao của vùng này.[6]

Thư viện bản đồ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h Delaney, John, curator. “Evolution of the Map of Central, East & West Africa”. To the Mountains of the Moon: Mapping African Exploration, 1541-1880. Đại học Princeton. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2008.
  2. ^ a b Garfield Simon. On The map: Why the world looks the way it does. Chương 11: The Legendary Mountains of Kong. 2012, Profile Books. ISBN 9781846685101
  3. ^ Thomas J. Bassett & Philip W. Porter, 1991. ‘From the Best Authorities’: The Mountains of Kong in the Cartography of West Africa. The Journal of African History 32(1): 367-413. doi:10.1017/S0021853700031522
  4. ^ Stock, Robert (2012). Africa South of the Sahara: A Geographical Interpretation (ấn bản thứ 3). The Guilford Press. ISBN 9781606239926.
  5. ^ Jennings, Ken (2011). Maphead. Scribner. tr. 85. ISBN 978-1-4391-6717-5.
  6. ^ Kong trong 1911 Encyclopædia Britannica
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Paimon từng là Công chúa Đảo Thiên Không
Paimon từng là Công chúa Đảo Thiên Không
Vương miện Trí thức - mảnh ghép còn thiếu trong giả thuyết Paimon từng là Công chúa Đảo Thiên Không
Nhân vật Ichika Amasawa - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Nhân vật Ichika Amasawa - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Ichika Amasawa (天あま沢さわ 一いち夏か, Amasawa Ichika) là một trong những học sinh năm nhất của Trường Cao Trung Nâng cao.
[Review sách] Đứa con đi hoang trở về: Khi tự do chỉ là lối thoát trong tâm tưởng
[Review sách] Đứa con đi hoang trở về: Khi tự do chỉ là lối thoát trong tâm tưởng
Có bao giờ cậu tự hỏi, vì sao con người ta cứ đâm đầu làm một việc, bất chấp những lời cảnh báo, những tấm gương thất bại trước đó?
6 cách để giao tiếp cho người hướng nội
6 cách để giao tiếp cho người hướng nội
Dù quan điểm của bạn có dị đến đâu, khác biệt thế nào hay bạn nghĩ là nó dở như thế nào, cứ mạnh dạn chia sẻ nó ra. Vì chắc chắn mọi người xung quanh cũng sẽ muốn nghe quan điểm của bạn