Dương Kích Nhưỡng

Dương Kích Nhưỡng
Phó Thủ tướng đặc trách Cứu trợ và Ðịnh cư Việt Nam Cộng hòa
Nhiệm kỳ
14 tháng 4 năm 1975 – 30 tháng 4 năm 1975
Tiền nhiệmPhan Quang Đán
Kế nhiệmCuối cùng (Sài Gòn thất thủ, chức vụ bãi bỏ)
Tổng trưởng Bộ Công chánh
Việt Nam Cộng hòa
Nhiệm kỳ
1 tháng 9 năm 1969 – 14 tháng 4 năm 1975
Tiền nhiệmLương Thế Siêu (Tổng trưởng Bộ Công chánh và Giao thông Vận tải)
Kế nhiệmNguyễn Xuân Ðức
Thông tin cá nhân
Sinh(1932-10-15)15 tháng 10, 1932
Mỹ Tho, Liên bang Đông Dương
Mất9 tháng 5, 2014(2014-05-09) (81 tuổi)
San Jose, California, Hoa Kỳ
Quốc tịch Hoa Kỳ
 Việt Nam Cộng hòa
Alma materĐại học Grenoble
Trường Trung học Mỹ Tho

Dương Kích Nhưỡng[1] (15 tháng 10 năm 1932 – 9 tháng 5 năm 2014) là kỹ sư và chính khách Việt Nam Cộng hòa, nguyên Tổng trưởng Bộ Công chánh và Phó Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa.[2]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Dương Kích Nhưỡng sinh ngày 15 tháng 10 năm 1932 tại Mỹ Tho, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương.

Ông từng theo học Trường Trung học Mỹ Tho. Tốt nghiệp Đại học GrenoblePháp năm 1954, chuyên ngành kỹ thuật thủy lực.[3]

Từ năm 1964 đến năm 1965, ông được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.[3] Từ năm 1967 đến năm 1969, ông giữ chức vụ Giám đốc Công ty Kỹ nghệ Giấy Việt Nam.[3] Ông lên làm Tổng trưởng Bộ Công chánh Việt Nam Cộng hòa nhiệm kỳ 1969–1975 dưới thời nội các của Đại tướng Trần Thiện Khiêm.[3]

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông bắt tay hợp tác với chế độ mới được một thời gian ngắn.[4][5] Sau này, trước khi rời khỏi Việt Nam, ông có nói với Võ Văn Kiệt: "Ước mơ của các anh rất đẹp, nhưng các anh làm như thế này là không được. Đi đâu cũng nghe nói tới nghị quyết, làm cái gì cũng chỉ theo tinh thần nghị quyết này, chủ trương kia thay vì theo pháp luật. Trị nước mà bằng nghị quyết và chỉ thị chung chung thì không được".[6][7] Khi vừa mới sang định cư tại nước Mỹ, ông còn là thành viên của Hội Ái hữu Công Chánh.[8]

Ông qua đời ngày 9 tháng 5 năm 2014 tại San Jose, California, Hoa Kỳ.[8][9]

Trong nước

[sửa | sửa mã nguồn]

Nước ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo cuốn Who's who in Vietnam xuất bản năm 1974 cho biết Dương Kích Nhưỡng là người thờ cúng tổ tiên và chưa lập gia đình.[3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 行政院院長蔣經國接見越南公共工程及交通部長楊激壤先生等 [Viện trưởng Viện Hành chính Tưởng Kinh Quốc gặp Bộ trưởng Bộ Công chánh và Giao thông vận tải Việt Nam Dương Kích Nhưỡng tiên sinh cùng các quan chức khác]. Quốc sử quán đương án sử liệu văn vật tra tuân hệ thống. ngày 5 tháng 12 năm 1974. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2022.
  2. ^ "Nhìn lại ngày 14 tháng 4, 1975". SBTN. ngày 14 tháng 4 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2022.
  3. ^ a b c d e f g Vietnam Press (1974). Who's who in Vietnam (PDF) (bằng tiếng Anh). Sài Gòn. tr. 585. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2022.{{Chú thích sách}}: Quản lý CS1: địa điểm thiếu nhà xuất bản (liên kết)
  4. ^ "Nhân giỗ đầu của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt: Người sống mãi với trí thức nước nhà". Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh. ngày 30 tháng 5 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2022.
  5. ^ Trần Trọng Thức (ngày 30 tháng 4 năm 2020). "Trí thức Sài Gòn sau cơn bão táp". nld.com.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2022.
  6. ^ VnExpress. "'Anh Sáu Dân' và những trí thức ở lại Sài Gòn sau năm 1975". vnexpress.net. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2022.
  7. ^ Huy Đức (ngày 25 tháng 3 năm 2021). "Trí thức Miền Nam sau 1975 | Tiếng Dân". Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2022.
  8. ^ a b "Ái Hữu Dương Kích Nhưỡng". Nguoi Viet Online. ngày 13 tháng 5 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
  9. ^ "Tin Buồn" (PDF). Lá Thư Ái Hữu Công Chánh (103): 157. 2014. Bản gốc (pdf) lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2022.
  10. ^ Tưởng Trung Chính, 蔣中正; Nghiêm Gia Cam, 嚴家淦; Ngụy Đạo Minh, 魏道明 (ngày 12 tháng 1 năm 1971). 總統令 [Sắc lệnh của Tổng thống]. Công báo Phủ Tổng thống (bằng tiếng Trung) (2235): 6.
Chức vụ chính trị
Tiền nhiệm:
Phan Quang Đán
Phó Thủ tướng đặc trách Cứu trợ và Ðịnh cư Việt Nam Cộng hòa
14 tháng 4 năm 1975 – 30 tháng 4 năm 1975
Kế nhiệm:
Cuối cùng (Sài Gòn thất thủ, chức vụ bãi bỏ)
Tiền nhiệm:
Lương Thế Siêu
Tổng trưởng Bộ Công chánh Việt Nam Cộng hòa
1 tháng 9 năm 1969 – 14 tháng 4 năm 1975
Kế nhiệm:
Nguyễn Xuân Ðức
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
SHIN Godzilla - Hiện thân của Thần
SHIN Godzilla - Hiện thân của Thần
Xuất hiện lần đầu năm 1954 trong bộ phim cùng tên, Godzilla đã nhanh chóng trở thành một trong những biểu tượng văn hóa của Nhật Bản.
Giới thiệu Oshi no ko - Bị kẻ lạ mặt đâm chớt, tôi tái sinh thành con trai idol
Giới thiệu Oshi no ko - Bị kẻ lạ mặt đâm chớt, tôi tái sinh thành con trai idol
Ai sinh đôi một trai một gái xinh đẹp rạng ngời, đặt tên con là Hoshino Aquamarine (hay gọi tắt là Aqua cho gọn) và Hoshino Ruby. Goro, may mắn thay (hoặc không may mắn lắm), lại được tái sinh trong hình hài bé trai Aqua
Tips chỉnh ảnh đỉnh cao trên iPhone
Tips chỉnh ảnh đỉnh cao trên iPhone
Tips chỉnh ảnh đỉnh cao trên iPhone
Hiệu ứng của bành trướng lãnh địa
Hiệu ứng của bành trướng lãnh địa "Tất trúng - Tất sát" được hiểu ra sao?
Thuật ngữ khá phổ biến khi nói về hiệu ứng của bành trướng lãnh địa "Tất trúng - Tất sát" ( hay "Tất kích - Tất sát") được hiểu ra sao?