Dị hướng từ tinh thể là dạng năng lượng trong các vật có từ tính có nguồn gốc liên quan đến tính đối xứng tinh thể và sự định hướng của mômen từ. Trong tinh thể, mômen từ luôn có xu hướng định hướng theo một phương ưu tiên nào đó của tinh thể tạo nên khả năng từ hóa khác nhau theo các phương khác nhau của tinh thể, đó là tính dị hướng từ.
Mỗi tinh thể có một hướng nào đó mà độ từ hóa luôn có xu hướng định hướng theo phương đó, và theo hướng đó, sẽ quá trình từ hóa sẽ diễn ra dễ nhất gọi là trục dễ từ hóa. Và khi từ hóa theo hướng khác (lệch 90o so với trục dễ) thì quá trình từ hóa sẽ khó hơn, và sẽ rất khó đạt trạng thái bão hòa từ, và trục đó gọi là trục khó từ hóa.
Năng lượng dị hướng từ tinh thể được định nghĩa là năng lượng cần thiết để quay mômen từ từ trục khó sang hướng của trục dễ. Bên cạnh nguồn gốc do tính đối xứng tinh thể, dị hướng từ tinh thể còn có thể được tạo ra do ứng suất hay do hình dạng của vật từ hay trật tự của các cặp spin với định hướng khác nhau.
với là góc giữa từ độ và trục dễ từ hóa, là các hằng số dị hướng từ tinh thể mang đặc trưng cho chất.
với là hằng số dị hướng từ tinh thể bậc 1, 2..., là các côsin chỉ phương giữa véctơ từ độ và các trục tinh thể.
Các hằng số dị hướng từ tinh thể là các đại lượng đặc trưng cho mỗi loại vật liệu sắt từ (là một thông số nội tại). Từ dị hướng từ tinh thể, ta có khái niệm trường dị hướng là từ trường từ hóa đặt vào đảm bảo để bão hòa từ. Trường dị hướng tỉ lệ thuận với dị hướng từ tinh thể bậc một và tỉ lệ nghịch với từ độ bão hòa:
Các vật liệu vô định hình không có dị hướng từ tinh thể. Hoặc trong các vật liệu có cấu trúc hạt nano, dị hướng từ tinh thể có thể bị hiệu dụng hóa thành dị hướng từ tinh thể hiệu dụng.
Trong các vật liệu sắt từ ở dạng màng mỏng, do ở màng mỏng, tỉ số diện tích bề mặt trên thể tích trở nên rất lớn, hiệu ứng bề mặt bắt đầu xuất hiện, do đó dị hướng từ tinh thể trở nên yếu đi và phải thay bằng dị hướng từ bề mặt.