Decumanus Maximus

Decumanus Maximus tại Palmyra, Syria

Trong quy hoạch đô thị của người La Mã, decumanus là một con đường theo hướng đông-tây trong một thành phố thuộc La Mã hoặc trong một "castrum" (trại thành quân đội).[1] Con đường decumanus quan trọng nhất là Decumanus Maximus (Decumanus Lớn) hay thường đơn giản chỉ gọi là đại lộ Decumanus.[2] Trong một trại thành quân sự, con đường này kết nối Porta Praetoria (Cổng Phòng Tuyến - gần kẻ thù nhất) với Porta Decumana (Cổng Thành Mười - cách xa kẻ thù).[3][4]

Tên này xuất phát từ thực tế là via decumana hoặc decimana (đường thứ mười) phân tách đơn vị Cohort số Mười khỏi đơn vị số Chín trong quân trại lính lê dương, tương đương như đường thứ năm phân tách đơn vị số Năm khỏi đơn vị số Sáu.

Ở giữa thành phố, hay còn gọi là groma, Decumanus Maximus cắt vuông góc Cardo Maximus (đường chính theo hướng bắc-nam) tạo thành giao lộ trung tâm. Công trường chính của thành phố (tiếng Latinh: forum) thường tọa lạc rất gần với khu vực ngã tư này.

Các ví dụ điển hình

[sửa | sửa mã nguồn]
Decumanus Maximus với Cổng Đông có thể nhìn thấy ở bên trái; Serdica, Sofia ngày nay, Bulgaria
Giao lộ của đường Decumanus và đường Thánh Eleutherius ở trung tâm Parentium, ngày nay là Poreč, Croatia

Tại thành phố La Mã cổ đại Barcino (ngày nay là thành phố Barcelona, Tây Ban Nha), Decumanus Maximus bắt đầu ở cổng thành thời hậu kỳ La Mã (hiện tại vẫn còn) phía trước quảng trường Plaça Nova hiện nay.[5]

Bên trong thành phố Split tại Croatia ngày nay là di tích La Mã được UNESCO công nhận, Cung điện Diocletianus. Thành phố này, được xây dựng bởi Hoàng đế Diocletianus, thể hiện hệ thống đường phố trực giao đặc trưng của La Mã với Decumanus Maximus nối Cổng Sắt phía Tây với Cổng Bạc phía Đông.[6]

Ở thành phố Gadara thời La Mã, ngày nay là Umm Qais ở Jordan, Decumanus chạy theo hướng đông - tây khoảng một cây số với những cột cờ cổ vẫn còn tồn tại.[7]

Một ví dụ điển hình khác là "Đường Thẳng Tắp", Via Recta, tại Damascus, dài 1.500 mét, nối hai cửa đông và tây.

Trong Quận kinh doanh Trung tâm của Beirut, Rue Weygand, chạy theo hướng đông - tây, vẫn dựa trên nền tảng đường Decumanus của La Mã cổ đại.[8]

Decumanus Maximus là con phố chính ở Petra, Jordan với các cửa hàng thương mại ở hai bên[9]

Tại Firenze, đường Decumanus được bảo tồn dưới hình hài của những con phố như Via Strozzi, Via Speziali và Via del Corso ở khu trung tâm lịch sử của thành phố. Mặc dù những con phố này có tên khác nhau, chúng tạo thành một đường liên tục với sự phân chia giữa Via Strozzi và Via Speziali bởi Cung điện Strozzi. Thời La Mã, ba con phố này hình thành nên Decumanus thành Florentia, tên gọi của Firenze thời thuộc địa La Mã. Via Roma và Via Calimala được hình thành từ đường Cardo cổ đại, và nơi đã từng là Công trường trung tâm ở Florence cổ đại bây giờ là Quảng trường Cộng hòa (Piazza della Repubblica).

Napoli, vẫn còn tồn tại ba con đường decumanus chính, từ tây sang đông, đó là:[10]

  • Decumanus Superior (tiếng Ý: Decumano Superiore, nghĩa là Đại lộ Đông-Tây Thượng): bao gồm Via Sapienza, Via Pisanelli và Via Anticaglia
  • Decumanus Maior (Decumano Maggiore - Đại lộ Đông-Tây Lớn): Via dei Tribunali, đây chính là Decumanus Maximus của Napoli.
  • Decumanus Inferior (Decumano Inferiore - Đại lộ Đông-Tây Hạ): hay còn gọi là Via Spaccanapoli (đường phân chia Napoli), bao gồm Via Benedetto Croce và Via San Biagio dei Librai

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ John E. Stambaugh (ngày 1 tháng 5 năm 1988). The Ancient Roman City. JHU Press. tr. 283–. ISBN 978-0-8018-3692-3.
  2. ^ The City Walls of Pompeii: Perceptions and Expressions of a Monumental Boundary by Ivo van der Graaff, M.A. Dissertation. Graduate School of The University of Texas, p. 90
  3. ^ Christoph F. Konrad (2004). Augusto Augurio: Rerum Humanarum Et Divinarum Commentationes in Honorem Jerzy Linderski. Franz Steiner Verlag. tr. 126–. ISBN 978-3-515-08578-6.
  4. ^ Alan Kaiser (ngày 14 tháng 10 năm 2011). Roman Urban Street Networks: Streets and the Organization of Space in Four Cities. Taylor & Francis. tr. 160–. ISBN 978-1-136-76006-8.
  5. ^ William E. Mierse (ngày 6 tháng 11 năm 1999). Temples and Towns in Roman Iberia: The Social and Architectural Dynamics of Sanctuary Designs, from the Third Century B.C. to the Third Century A.D. University of California Press. tr. 79. ISBN 978-0-520-91733-0.
  6. ^ C.Michael Hogan, "Diocletian's Palace", The Megalithic Portal, ed.A. Burnham, Oct. 6, 2007
  7. ^ Ivan Mannheim, Jordan Handbook: The Travel Guide, 2000. Footprint Travel Guides, 404 pages, ISBN 1-900949-69-5
  8. ^ Mannheim, Ivan. Syria & Lebanon Handbook: the Travel Guide, page
  9. ^ “Decumanus Colonnade Street Petra”. Madain Project. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2018.
  10. ^ Fondazione GB Vico Lưu trữ 2014-03-11 tại Wayback Machine, entry on Decumani.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu Pandora’s Actor - Over lord
Giới thiệu Pandora’s Actor - Over lord
Con Ruột Của Ainz: Pandora’s Actor
20 Git command mà mọi lập trình viên cần biết
20 Git command mà mọi lập trình viên cần biết
20 Git command mà tôi dùng trong mọi lúc
Nhân vật Ibara Mayaka trong Hyouka
Nhân vật Ibara Mayaka trong Hyouka
Ibara Mayaka (伊原 摩耶花, Ibara Mayaka ) là một trong những nhân vật chính của Hyouka
Tổ chức SWORD trong One Piece - Garp có phải là một thành viên
Tổ chức SWORD trong One Piece - Garp có phải là một thành viên
Qua chương 1080 thì ta biết thêm được về SWORD, về cơ bản thì họ là đội biệt kích đặc biệt gồm những Hải Quân đã từ bỏ Quân Tịch nhưng vẫn hoạt động với vai trò là 1 Hải Quân