Việt Nam được nâng hạng thị trường thì sao?

Emerging Market – Thị trường mới nổi là gì? Là cái gì mà rốt cuộc người người nhà nhà trong giới tài chính trông ngóng vào nó. Cổ phiếu chứng khoán lại chạy ầm ầm mỗi khi có tin tức gì mới về việc Nâng hạng được ra lò. Cho dù... thị trường vẫn thế... vẫn chưa được nâng.

Rất rất nhiều bài báo như này nói về Nâng hạng TT

Giống như kiểu một fan cuồng của nhóm nhạc Hàn Quốc, nhận được tin Idol sẽ có dự định sang VN nhưng chưa biết cụ thể khi nào. Thế là người ta cứ hóng, cứ háo hức, cứ mong chờ, bao giờ có tin tứ gì update là lòng lại xốn sang, mà chờ mãi idol chưa chịu tới, mặc dù biết trước sau gì cũng tới.
Sợ quá. Thế nên phải viết ngay một bài đi tìm hiểu xem “mặt ngang mũi dọc” của cái tin tức đấy nó như nào, có thực sự đáng để mong chờ như bàn dân thiên hạ vẫn hay đồn thổi?

1. Nâng hạng TT là gì?


Cũng giống như trong các lớp học ngày trước (bây giờ không biết bọn trẻ thế nào) vẫn hay xếp hạng học lực: Giỏi, Khá, Trung Bình.
Cũng giống như các thí sinh trong một cuộc đua được lọt top 100, 10, 5
Cũng giống như cách người ta chọn top 5 công ty xịn nhất, hay nhóm big4 ngân hàng...
Trong lĩnh vực nào cũng vậy, người ta cần một ai đó đứng ra xếp hạng sẵn các thành viên tham gia, để hình dung đối tượng đó đang nằm ở đâu, đã đạt được những tiêu chí gì, từ đó hình thành sẵn một số đánh giá trong đầu, hay thậm chí là đưa ra quyết định.
Và các nền kinh tế trên Thế Giới cũng như vậy, chúng cần được xếp hạng.

Để làm gì?


Để giúp các NĐT từ khắp nơi trên TG đánh giá, so sánh, cân nhắc, trước khi quyết định thả tiền của mình vào một quốc gia nào đó. Ví dụ một nền kinh tế thuộc top cao hơn sẽ đáp ứng được nhiều tiêu chuẩn hơn (theo hướng có lợi cho NĐT) và an toàn hơn.

Ai xếp hạng?


Các tổ chức uy tín trên TG, hiện tại có 3 ông lớn này làm "ban giám khảo".

Mình cap màn hình từ kênh Tài chính và Kinh doanh

Trong đó, VN chúng quan tâm nhất tới tiêu chí của 2 tổ chức xếp hạng: MSCI và FTSE.
Tại mỗi tổ chức này, người ta sẽ đặt các quốc gia vào 1 trong 3 cấp độ sau:

Ảnh cap màn hình từ kênh Tài chính và Kinh doanh

Để mình lấy ví dụ cái các bạn sẽ biết được giữa các level hơn kém nhau như nào liền:
TT phát triển: Anh, Mỹ, Nhật Bản, Singapour…
TT mới nổi: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Brazil
TT cận biên: Việt Nam, Campuchia,
Các tổ chức xếp hạng sẽ có bộ tiêu chí riêng của họ và hàng năm có kỳ để đánh giá, xếp hạng. Quốc gia đạt được đủ tiêu chí hạng nào thì sẽ được lên hạng đó. Và đó người ta gọi là “Nâng hạng” hay “Nâng hạng TT”.
Tất nhiên, mấy ông ở trên cùng (TT phát triển) rồi thì sẽ không còn lên đâu được nữa, hay có thể nói là dư địa tăng trưởng không còn nhiều, thay vào đó họ quan tâm đến việc giữ vị thế và cạnh tranh với các nước khác trong cùng hạng hơn.
Còn những đất nước ở xếp top dưới cùng (TT cận biên) thì ngược lại. Mặc dù thứ bậc chưa phải cao trên TG, còn nhiều điều kiện chưa đáp ứng, nhưng lại tạo ra nhiều dư địa tăng trưởng, mà trong đầu tư thì cái dư địa tăng này cũng là một yếu tố khá hấp dẫn, tất nhiên nếu quốc gia đó đi kèm tín hiệu sắp sửa được nâng hạng cho người ta còn kỳ vọng. Chứ một đất nước còn cách điều kiện rất rất xa nữa thì thôi... mình không bàn đến ở đây.
Và Việt Nam của chúng ta đang nằm trong nhóm các nước cận biên đang được kỳ vọng cao nhất cho việc nâng hạng trong tương lai gần.

2. Các tiêu chí? VN còn đang thiếu cái gì? Giải pháp ở đâu?


Nếu bàn ra ở đây nó sẽ hơi bị học thuật một chút. Nhưng quan trọng hơn cả là vấn đề này đã được bàn luận rất rõ ràng, chi tiết trong clip của kênh Tài chính và Kinh doanh , các bạn nào quan tâm cụ thể thì qua đây là có liền. Chứ clip làm dễ hiểu như thế rồi mà Huyền còn nói lại thì sao đủ sức cạnh tranh với 2 anh đây.

Nhưng cái này thì thực sự quan trọng: Lợi ích của việc nâng hạng là gì?


Là TIỀN.
Không phủ nhận trong những lý do khiến người ta khao khát được đứng đầu các cuộc thi, có giải thưởng và cơ hội. Một quốc gia khi được nâng hạng cũng tương tự, dòng tiền đầu tư trên TG sẽ cảm thấy yên tâm hơn để “chọn mặt gửi vàng”. Thị trường đó sẽ thu hút được nhiều vốn hơn, vì việc "lên level" bảo chứng cho bản chất bên trong thị trường đã có sự tiến bộ được công nhận.
Như bài báo dưới đây có bàn tới.

Hàng tỷ đô la Mỹ sẽ đổ vào chứng khoán Việt Nam nếu được nâng hạn lên thị trường mới nổi

Trong trường hợp nếu MSCI và FTSE nâng hạng Việt Nam lên thị trường chứng khoán mới nổi sẽ có khoảng 3,5-4 tỷ USD mua mới các cổ phiếu Việt Nam.vneconomy.vn


Trong trường hợp nếu MSCI và FTSE nâng hạng Việt Nam lên thị trường chứng khoán mới nổi sẽ có khoảng 3,5-4 tỷ USD mua mới các cổ phiếu Việt Nam.

Mà dòng tiền lại chính là máu, là mấu chốt, là oxi để bơm cho TTCK uptrend mạnh mẽ. Các bạn tưởng tượng mình đang trong một cái hồ, nước quanh đi quẩn lại có bấy nhiêu thôi, trong khi ngay bên ngoài, sát lắm rồi là sông biển rộng lớn, chỉ cần khơi 1 vài chỗ, là dòng nước từ bên ngoài sẽ tràn vào hồ, kéo theo cơ man là cá và các loài sinh vật khác. Đó cũng chính là hình ảnh dòng vốn ngoại khi tràn vào Việt Nam và thế là các NĐT chứng khoán sẽ hưởng lợi. Tất nhiên, việc khơi thông "sông-hồ" ở đây không dễ. Như cái cách mà báo chí cứ nhai đi nhai lại về hệ thống KRX suốt bao nhiêu năm nay. Chừng nào nó còn chưa xong, thì người ta còn có cái chờ đợi và bán tán.


Túm lại có 3 lý do ở đây khiến nhà nhà người người trông chờ vào việc nâng hạng:

1. Dòng vốn vào sẽ nhiều và ổn định hơn.
Dòng vốn ngoại thấy VN dậy thì thành công, sẽ đổ tiền vào nhiều hơn, TTCK cũng nhờ thế đón con sóng lớn, và không ai hóng TTCK tăng điểm hơn NĐT CK cả. Bảo sao họ không mòn mỏi chờ, phải hóng xem bao giờ KRX hoàn thiện còn làm đợt sóng mới cho ngành chứng khoán.
TTVN đang ở top dưới trong cái xếp hạng kia, nên còn rất nhiều dư địa lên hạng. Và khi đầu tư, người ta phải chọn từ gốc, từ lúc tiềm năng còn tiềm tàng.
2. Môi trường đầu tư sẽ tốt hơn, lành mạnh hơn, để đáp ứng tiêu chuẩn còn nâng hạng chứ, vô hình chung là NĐT lợi nhất chứ ai.
Mấy vụ bắt bớ vừa qua, các đội nhóm lùa gà, lãnh đạo thổi giá trái phiếu, hệ thống bị ngắt sau 2h chiều... Tất cả những biến cố đó đều là hệ quả của một môi trường chưa đủ lành mạnh. Khiến những NĐT ngoại đạo, ít nắm bắt thông tin cũng phải dè chừng.
Nhưng một khi Thị trường được nâng hạng, những mặt trái kia sẽ được tiết chế hơn rất nhiều.
3. Các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dồi dào.
Các công ty lên sàn CK để tham gia thêm một kênh huy động vốn, giờ đây họ đã có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn ngập tràn hơn, cơ hội nhiều hơn, rộng mở hơn.

Phụ lục


Vì sao Thị trường mới nổi - Emerging market lại hấp dẫn đến như vậy?



Nhìn cả cái bảng thì hơi loạn, nhưng thứ bạn cần tập trung vào chỉ cần là dòng "Tổng" cuối cùng thôi. Không cần phải so sánh top trên làm gì, cứ theo mục tiêu gần nhất trong nhóm là Philipines, thì Việt Nam sẽ có cơ hội đón 3,5-4 tỷ USD khi được nâng hạng. Trong khi đó, một phiên giao dịch sôi động trên TTCK hiện tại của VN đang cỡ 1 tỷ USD.
Thế mới thấy được, tiềm năng là vô vàn. Và mọi người chờ đợi "Sóng" nâng hạng đều là có lý do cả.

Thanh Huyền
130 | 9/19/2023 7:15:01 PM
Bình luận
Để lại bình luận Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết liên quan
Nhật Bản - Sự Trỗi Dậy Của Con Hổ Phương Đông?
Nhật Bản - Sự Trỗi Dậy Của Con Hổ Phương Đông?
BoJ đã chính thức trở thành ngân hàng cuối cùng trên thế giới nới lỏng chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo khi quốc gia này đang phải đối mặt với hàng thập kỷ giảm phát.
Viễn cảnh đầu tư 2024: giá hàng hóa leo thang và “chiếc giẻ lau” mới của Mỹ
Viễn cảnh đầu tư 2024: giá hàng hóa leo thang và “chiếc giẻ lau” mới của Mỹ
Lạm phát vẫn ở mức cao khiến FED có cái cớ để tiếp tục duy trì thắt chặt, giá cả của các loại hàng hóa và tài sản vẫn tiếp tục xu hướng gia tăng
Hiểu đúng về lạm phát – áp lực chi tiêu khi đồng tiền mất giá
Hiểu đúng về lạm phát – áp lực chi tiêu khi đồng tiền mất giá
Lạm phát là một từ phổ biến trong lĩnh vực kinh tế và thường xuyên xuất hiện trong đời sống hằng ngày quanh ta
FOMO - yếu tố khiến các Nhà đầu tư thua lỗ trên thị trường
FOMO - yếu tố khiến các Nhà đầu tư thua lỗ trên thị trường
Hãy tưởng tượng hôm nay là tối thứ 6 và bạn có 1 deadline cần hoàn thành ngay trong tối nay.