Diễn văn Gettysburg

Bức ảnh duy nhất của Abraham Lincoln tại Gettysburg (ngồi giữa), chụp vào giữa trưa, ba giờ trước khi ông đọc diễn văn. (toàn cảnh)

Diễn văn Gettysburg là diễn từ nổi tiếng nhất của Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln, và là một trong những bài diễn văn được trích dẫn nhiều nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Được đọc tại Lễ Cung hiến Nghĩa trang Chiến sĩ Quốc gia ở Gettysburg, tiểu bang Pennsylvania ngày 19 tháng 11 năm 1863, trong thời Nội chiến Mỹ, bốn tháng rưỡi sau khi xảy ra mặt trận Gettysburg đẫm máu trong đó quân đội Liên bang giành chiến thắng vẻ vang.[1]

Bài diễn văn được viết lách công phu của Lincoln, lúc ấy chỉ được xem là phần phụ trong buổi lễ, nhưng cuối cùng đã được nhìn nhận là một trong những bài diễn văn vĩ đại nhất trong lịch sử Mỹ Quốc. Trong bài diễn văn chưa tới 300 từ và dài từ hai đến ba phút này, Lincoln đã viện dẫn những nguyên tắc về bình đẳng được tuyên cáo bởi bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, và khẳng định rằng cuộc Nội chiến là một sự đấu tranh không chỉ cho Liên bang mà để "sản sinh một nền tự do mới", sẽ mang đến cho mọi công dân một sự bình đẳng thật.

Bài diễn văn này trở nên một trong những văn kiện hay nhất bằng tiếng Anh trong suốt bề dày lịch sử nhân loại.[1] Bắt đầu với câu nói nay đã trở thành khuôn mẫu "Four score and seven years ago," (Tám mươi bảy năm trước), Lincoln đề cập đến những diễn biến trong cuộc Cách mạng Mỹ, và miêu tả buổi lễ tại Gettysburg là một cơ hội không chỉ để cung hiến nghĩa trang, nhưng cũng để hiến dâng mạng sống cho cuộc đấu tranh nhằm bảo đảm rằng "chính quyền của dân, cho dân, vì dân sẽ không lụi tàn khỏi mặt đất."

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Lincoln đã sử dụng từ "quốc gia" năm lần (bốn lần ông nói về nước Mỹ, một lần khác khi ông nói "bất cứ quốc gia nào cũng được thai nghén và cung hiến"), nhưng không lần nào nhắc đến từ "liên bang" - ngụ ý miền Bắc – như thế, mục tiêu phục hồi một quốc gia, không phải một liên bang gồm các tiểu bang tự trị, là quan trọng hơn hết. Bài diễn văn nhắc đến Chiến tranh Cách mạng Mỹ và câu nói nổi tiếng nhất của bản Tuyên ngôn Độc lập "mọi người sinh ra đều bình đẳng".

Trong bài diễn văn, Lincoln không trích dẫn Hiến pháp năm 1789, trong đó chế độ nô lệ được mặc nhận trong "thỏa hiệp thứ ba mươi lăm", ông cũng không sử dụng từ "nô lệ".

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Binh sĩ Liên bang thiệt mạng trong trận Gettysburg, ảnh của Timothy O'Sullivan,
5 tháng 76 tháng 7 năm 1863.

Trận chiến bùng nổ ở Gettysburg (1 tháng 7 - 3 tháng 7 năm 1863) kết thúc với thắng lợi lớn của phe Liên bang miền Bắc Hoa Kỳ (Union), buộc Liên minh miền Nam Hoa Kỳ (Confederacy) phải rút quân về Virginia.[2] Chiến thắng này mang lại lợi thế cho Liên bang trong cuộc chiến,[3] song trận kịch chiến ấy cũng vĩnh viễn thay đổi bộ mặt thị trấn nhỏ bé này. Bãi chiến trường ngổn ngang thi thể của hơn 7.500 binh sĩ tử trận và vài ngàn xác ngựa của Binh đoàn Potomac thuộc Liên bang cũng như Binh đoàn Bắc Virginia của Liên minh. Tử khí bốc lên từ hàng ngàn thi thể đang thối rữa của binh sĩ, chiến đấu từ hai bên chiến tuyến nhưng cùng nằm xuống trên một trận địa, làm cư dân thị trấn mắc bệnh nghiêm trọng, và việc chôn cất tử tế những người lính trận vong trở nên ưu tiên hàng đầu đối với vài ngàn cư dân Gettysburg. Theo sự hướng dẫn của David Wills, một luật sư giàu có 32 tuổi, tiểu bang Pennsylvania mua một khu đất rộng 17 mẫu Anh (69.000 m2) để xây dựng một nghĩa trang nhằm tôn vinh những người lính thiệt mạng trong trận đánh mùa hè năm ấy.

Lúc đầu, Wills dự định tổ chức lễ cung hiến nghĩa trang vào thứ Tư ngày 23 tháng 9, và mời Edward Everett, từng là Ngoại trưởng, Thượng nghị sĩ, Dân biểu Hoa Kỳ, Thống đốc tiểu bang Massachusetts, và Viện trưởng Đại học Harvard là diễn giả chính. Vào lúc ấy, Everett được xem là nhà hùng biện tài danh nhất. Trong lời phúc đáp, Everett cho biết ông không thể chuẩn bị cho bài diễn văn trong một thời gian ngắn như thế và đề nghị dời ngày lễ, ban tổ chức đồng ý và ấn định ngày lễ sẽ được tổ chức vào thứ Năm ngày 19 tháng 11.

Về sau, Wills và ban tổ chức mới nghĩ đến việc mời Lincoln đến tham dự buổi lễ. Bức thư của Will viết, "Chúng tôi mong ước sau phần diễn thuyết, tổng thống, với tư cách là người đứng đầu nhánh hành pháp của quốc gia, chính thức biệt riêng khu đất này cho mục đích thiêng liêng bằng vài lời cung hiến". Vai trò của Lincoln trong buổi lễ là không quan trọng, tương tự như tập quán mời một nhân vật nổi tiếng đến cắt băng khánh thành.

Ngày 18 tháng 11, Lincoln đến Gettysburg bằng xe lửa, qua đêm tại nhà của Will ở quảng trường thị trấn, tại đây ông hoàn tất bài diễn văn đã viết dang dở từ Washington. Trái với các giai thoại, Lincoln không hoàn tất bài diễn văn trên tàu lửa cũng không viết nó trên bì thư. Vào lúc 9:30 sáng ngày 19 tháng 11, Lincoln gia nhập cuộc diễu hành với các nhân vật quan trọng, người dân thị trấn, và các góa phụ đến khu đất sẽ được cung hiến.

Ước tính có xấp xỉ 15.000 người đến tham dự buổi lễ, trong đó có các thống đốc đương nhiệm của 6 trong số 24 tiểu bang thuộc Liên bang: Andrew Gregg Curtin, tiểu bang Pennsylvania; Augustus Bradford, Maryland; Oliver P. Morton, Indiana; Horatio Seymour, New York; Joel Parker, New Jersey; và David Tod, Ohio.

Chương trình buổi lễ

[sửa | sửa mã nguồn]

Chương trình buổi lễ được hoạch định bởi Wills và ban tổ chức gồm có:

Âm nhạc, Ban nhạc Birgfield
Cầu nguyện, Mục sư T. H. Stockton, D. D.
Âm nhạc, Dàn nhạc Thủy quân Lục chiến
Diễn thuyết, Edward Everett
Âm nhạc, Thánh ca sáng tác bởi B. B. French, Esq.
Lời Cung hiến, Tổng thống Hoa Kỳ
Bài ca Truy điệu, Ca đoàn
Chúc phước, Mục sư H. L. Baugher, D. D.

Trong buổi lễ, "Diễn văn Gettysburg" được mọi người trông đợi không phải là bài viết ngắn được trình bày bởi Tổng thống Lincoln, mà là bài diễn từ dài hai giờ đồng hồ với 13.607 từ của Everett.

Diễn văn Gettysburg của Lincoln

[sửa | sửa mã nguồn]

Lincoln đọc bài diễn văn với giọng Kentucky trong quãng thời gian từ hai đến ba phút. Ông tóm tắt cuộc chiến trong mười câu và 272 từ, tái cung hiến đất nước cho cuộc đấu tranh và cho lý tưởng biểu thị rằng không chiến binh nào tử trận ở Gettysburg đã chết vô ích.

Qua đó, bài diễn văn lịch sử này cũng nêu lên tầm quan trọng của cuộc chiến Gettysburg vừa qua.[1] Nhưng trong bài diễn văn, với những câu đơn giản nhưng rõ ràng, Lincoln không nhắc đến công lao của riêng chiến sĩ nào, bên này hay bên kia chiến hào, Nam hay Bắc, mà ông vinh danh chung tất cả lý tưởng của những người hy sinh dù ở phe nào, và được kết hợp với các hành động sau đó của ông đã giúp cho sự hàn gắn vết thương chiến tranh và đoàn kết toàn dân.[4] Người ta nhắc lại tầm nhìn của Lincoln "một quốc gia mới, được thai nghén trong tự do", quên đi quá khứ đau thương, hàn gắn những vết thương chiến tranh và tạo dựng quốc gia mới "cho dân và vì dân", để xứng đáng với những hy sinh của người đã chết. Nhà sử học Garry Wills viết: "Lincoln đã làm cách mạng cuộc Cách mạng, đem lại cho nhân dân một quá khứ mới để sống trong đó, và quá khứ này sẽ thay đổi tương lai một cách vĩnh cửu".[4]

Các học giả đương đại bất đồng với nhau về ngôn từ chính xác của bài diễn văn, cũng như các bản sao chép được ấn hành bởi báo chí, ngay cả những bản viết tay của Lincoln cũng khác nhau về ngôn từ, phân đoạn và cấu trúc. Trong các phiên bản này, văn bản của Bliss được xem là bản chuẩn. Đó là bản duy nhất có chữ ký của Lincoln:

Một bản dịch khác:

Khi ấy, ít người để ý đến bài diễn văn.[3] Tuy nhiên, chỉ trong vòng có vài tháng, nhân dân Hoa Kỳ đã nhận thức rõ rệt về tầm trọng đại của bài diễn văn hùng hồn này.[1]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Gina DeAngelis, The Battle of Gettysburg: Turning Point of the Civil War, trang 39
  2. ^ Gina DeAngelis, The Battle of Gettysburg: Turning Point of the Civil War, trang 36
  3. ^ a b Maria Fleming, Famous Americans: George Washington and Abraham Lincoln, trang 35
  4. ^ a b Bài diễn văn Gettysburg huyền thoại của Abraham Lincoln, Nguyễn Xuân Sanh, bài đăng trên báo Gài Gòn Tiếp Thị, Báo Trẻ đăng lại ngày 28/6/2014

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Phân tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Abraham Lincoln

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Mei Mei -  Jujutsu Kaisen
Nhân vật Mei Mei - Jujutsu Kaisen
Mei Mei (冥 め い 冥 め い Mei Mei?) Là một nhân vật phụ trong bộ Jujutsu Kaisen
Valentine đen 14/4 - Đặc quyền bí mật khi em chưa thuộc về ai
Valentine đen 14/4 - Đặc quyền bí mật khi em chưa thuộc về ai
Giống như chocolate, những món ăn của Valentine Đen đều mang vị đắng và ngọt hậu. Hóa ra, hương vị tình nhân và hương vị tự do đâu có khác nhau nhiều
Nhân vật Chitanda Eru trong Hyouka
Nhân vật Chitanda Eru trong Hyouka
Chitanda Eru (千反田 える, Chitanda Eru) là nhân vật nữ chính của Hyouka. Cô là học sinh lớp 1 - A của trường cao trung Kamiyama.
Nhân vật Tooru Mutsuki trong Tokyo Ghoul
Nhân vật Tooru Mutsuki trong Tokyo Ghoul
Mucchan là nữ, sinh ra trong một gia đình như quần què, và chịu đựng thằng bố khốn nạn đánh đập bạo hành suốt cả tuổi thơ và bà mẹ