Dung tích xi lanh, hay còn gọi là thể tích công tác, thể tích làm việc của xi lanh, hoặc thể tích động cơ (tiếng Anh: engine displacement, displacement volume) là thể tích mà các piston di chuyển bên trong xi lanh của động cơ piston, không tính thể tích buồng đốt. Nói cách khác, dung tích xi lanh là thể tích giới hạn bởi thành xi lanh và các vị trí điểm chết trên (ĐCT), điểm chết dưới (ĐCD) của piston.[1]
Dung tích xi lanh thường được dùng để cho biết kích thước động cơ; ngoài ra, thường được dùng như chỉ số thể hiện năng suất động cơ và lượng nhiên liệu mà động cơ có thể tiêu thụ. Do vậy, dung tích xi lanh là một trong những thông số kỹ thuật thường được dùng khi quảng cáo các loại xe ô tô.
Dung tích xi lanh thường sử dụng đơn vị phân khối (cc, cm³, tương đương với mililit) hoặc lit (L).
Dung tích xi lanh hay thể tích làm việc xi lanh (ký hiệu: Vd) được tính dựa trên hành trình piston (S) và đường kính xi lanh (B) theo công thức sau:[2]
Trong đó:
Đối với động cơ nhiều xi lanh thì dung tích xi lanh động cơ bằng tổng số thể tích làm việc của từng xi lanh. Công thức trên sẽ trở thành:
Trong đó:
Ngoài ra, trong cấu tạo xi lanh, chúng ta còn có hai khái niệm là thể tích buồng đốt xi lanh và thể tích toàn phần xi lanh. Thể tích buồng đốt xi lanh (tiếng Anh: clearance volume, ký hiệu: Vc) là khoảng không gian trong xi lanh, giới hạn bởi nắp xi lanh và điểm chết trên của piston, gọi là buồng đốt. Thể tích toàn phần xi lanh (tiếng Anh: total cylinder volume, ký hiệu: Vt) bằng tổng số của thể tích làm việc và thể tích buồng đốt xi lanh.
Trong đó:
Tỷ số nén (ε) là tỷ số giữa thể tích toàn phần xi lanh và thể tích làm việc xi lanh, được thể hiện theo công thức sau:[3]
Ở nhiều quốc gia, các cơ quan quản lý giao thông đường bộ thực hiện thu thuế, phí xe cộ theo tỉ lệ tương ứng với dung tích xi lanh. Ở những nước này, các hãng sản xuất xe thường thiết kế sao cho tăng công suất động cơ thông qua tăng áp động cơ hoặc tăng tốc độ vòng tua cao hơn, thay vì tăng dung tích xi lanh.
Một số quốc gia áp dụng thuế đường bộ dựa trên dung tích xi lanh:
Trước đây, nhiều mẫu xe hơi sử dụng thông số dung tích xi lanh trong tên thương mại của sản phẩm. Thí dụ như mẫu xe Cadillac Series 353 đời 1923–1930 (có dung tích động cơ 353 Cubic inch/5.8 L) hoặc mẫu xe BMW 1800 đời 1963–1968 (động cơ 1,8 L). Tuy nhiên, nhờ xu hướng thiết kế động cơ tăng nạp và động cơ xe điện/hybrid từ năm 2010, ngày càng ít mẫu xe sử dụng dung tích xi lanh trong tên thương mại sản phẩm.
|1=
(trợ giúp)
|website=
tại ký tự số 11 (trợ giúp)