EdX

edX
Loại website
Giáo dục trực tuyến
Có sẵn bằngTiếng Anh
Chủ sở hữuMIT & Đại học Harvard
Tạo bởiHọc viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Đại học Harvard
Websitewww.edx.org
Thương mạiKhông
Yêu cầu đăng kýYêu cầu
Bắt đầu hoạt độngtháng 5 năm 2012
Tình trạng hiện tạiĐang hoạt động

EdX là một nền hệ thống cung cấp các Khóa học trực tuyến đại chúng mở (massive open online course - MOOC), được thành lập bởi Học viện Công nghệ MassachusettsĐại học Harvard[1] vào tháng 5 năm 2012 nhằm tổ chức các khóa học trực tuyến miễn phí cấp độ đại học trong nhiều chuyên ngành khác nhau cho mọi đối tượng trên thế giới và để tiến hành các nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục. Hiện EdX có 1,2 triệu người sử dụng. Vốn đầu tư của mỗi trường đại học là 30 triệu Mỹ kim[2] vào một dự án phi lợi nhuận. Trước khi EdX được thành lập, hai trường đã thực hiện một khóa học thử nghiệm mang tên "Điện tử và mạch điện" vào tháng 12 năm 2011 thông qua một chương trình là MITx.[3] Hiện có 29 trường đại học tham gia hoặc có kế hoạch tham gia cung cấp khóa học cho edX.[4]

Cùng với việc cung cấp các khóa học miễn phí, dự án edX cũng được sử dụng cho việc nghiên cứu về giáo dục, về quá trình học tập và về giáo dục từ xa vì các nhà quản lý edX sẽ thu thập và phân tích lượt truy cập của người đăng ký tham gia, cũng như các đặc tính về nhân khẩu học của người đăng ký.[1][2][2][5][6] Một nhóm nghiên cứu của MIT và Havard do David Pritchard và Lori Breslow lãnh đạo đã xuấn bản các nghiên cứu ban đầu của họ về vấn đề này.[7] Những trường học tham gia dự án edX cũng tổ chức các khảo sát của riêng mình dựa trên các dữ liệu thu thập được từ khóa học mà họ cung cấp.[8] Nghiên cứu tập trung vào các lãnh vực cải tiến sự duy trì, quá trình hoàn tất khóa học và kết quả học tập trong việc học trực tuyến cũng như học theo phương pháp truyền thống tại các trường lớp.[9]

EdX liên kết với nhiều học viện và trường đại học khác nhau ở Hoa Kỳ, CHND Trung Hoa, Mông CổẤn Độ để triển khai tại trường những "lớp học ngắn" (flipped classrooms).[8] Còn gọi là mô hình học tập hỗn hợp hay mô hình học tập pha trộn, các lớp học này là sự kết hợp giữa việc học tại lớp truyền thống với các yếu tố tương tác trực tuyến. Đại học bang San Jose (San Jose State University - SJSU) liên kết với edX để cung cấp môn học 6.00xL Introduction to Computer Science and Programming, một khóa học hỗn hợp tại SJSU và phát hành một báo cáo sơ bộ về quá trình thực hiện vào tháng 2 năm 2013.[10]

Edx sử dụng các phần mềm học tập trực tuyến sử dụng các kinh nghiệm tương tác. Mỗi tuần, một chuỗi nội dung học tập được tải lên trên một khóa học của edX. Mỗi chuỗi nội dung này bao hàm một đoạn phim ngắn (trung bình 10 phút) cùng với các bài tập mang tính chủ động được đặt rải rác, các bài tập này giúp học sinh có thể nhanh chóng thực hành và ứng dụng các bài giảng trong phim. Thông qua các chuỗi nội dung học tập như vậy, giảng viên có thể truyền tải nội dung khóa học cho người học sinh tham gia. Nội dung khóa học cũng có thể bao gồm các hình ảnh minh họa trình bày theo từng trang một. Bên cạnh một thanh bên (sidebar) chứa nội dung văn bản kèm theo và học sinh có thể "cuộn" (scroll) văn bản để xem đầy đủ. Khóa học cũng bao gồm các đoạn phim hướng dẫn có nội dung giống như các buổi thảo luận nhóm tại trường học, sách giáo khoa trực tuyến, và diễn đàn trực tuyến để học sinh thảo luận, nhận xét và đặt câu hỏi. Đôi khi khóa học cũng bao hàm một phòng thí nghiệm (ảo) trực tuyến nếu có thể: ví dụ khóa học đầu tiên của edX về mạch điện và điện tử thì có một "phòng thí nghiệm" ảo để sinh viên xây dựng các mạch điện ảo.[11]

EdX cung cấp các chứng chỉ miễn phí cho người hoàn tất khóa học nhưng không cung cấp tín chỉ kèm theo. Việc có cung cấp tín chỉ cho khóa học trực tuyến hay không phụ thuộc hoàn toàn vào trường cung cấp khóa học đó.[5] Ngay cả sinh viên của MIT lẫn Havard cũng không nhận được tín chỉ từ việc học trên edX.[5]

"Nền hệ thống học tập" này được phát triển như là một phần mềm mã nguồn mở và được thiết kế sao cho các trường học khác với các cấp học cao hơn có thể tiếp cận được để cung cấp các dịch vụ tương tự. EdX trở thành nền hệ thống mã nguồn mở từ ngày 1 tháng 6 năm 2013 với mã nguồn có thể được tìm thấy trên github.[5][12]

Người lãnh đạo của chương trình là Anant Agarwal của MIT, đảm nhiệm chức danh Chủ tịch edX. Alan M. Garber, Hiệu phó phụ trách giáo vụ (provost) của Harvard và trợ lý của ông, Michael D. Smith - trưởng khoa Khoa học tự nhiên và Nghệ thuật - phụ trách các nội dung của Havard trong edX. 7 khóa học đã được đăng tải từ mùa thu năm 2012.[2] Ngoài ra, một mô hình kinh doanh nhằm duy trì chương trình edX cũng đang được triển khai.[1]

Các trường đại học tham gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Đến tháng 8 năm 2013 có 29 trường đại học và học viện tham gia edX:[4]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Nick DeSantis (ngày 2 tháng 5 năm 2012). “Harvard and MIT Put $60-Million Into New Platform for Free Online Courses”. The Chronicle of Higher Education. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2012.
  2. ^ a b c d Tamar Lewin (ngày 2 tháng 5 năm 2012). “Harvard and M.I.T. Team Up to Offer Free Online Courses”. The New York Times. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2012.
  3. ^ MIT press release, Dec. 19 2011
  4. ^ a b “Schools”. edX. 2013. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2013.
  5. ^ a b c d “edX FAQs”. edX. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2012.
  6. ^ Laura Pappano (Nov.ngày 1 tháng 2 năm 2012), "The Year of the MOOC," The New York Times.
  7. ^ Studying Learning in the Worldwide Classroom: Research Into edX's First MOOC, RPA Journal, ngày 14 tháng 6 năm 2013, By Lori Breslow, David E. Pritchard, Jennifer DeBoer, Glenda S. Stunmp, Andrew D. Ho, and Daniel T. Seaton.
  8. ^ a b http://www.edx.org
  9. ^ Faculty of Arts and Sciences/Harvard College Fun (Sept/Oct 2013), "On the Leading Edge of Teaching."
  10. ^ Ellen Junn and Cathy Cheal of San Jose State University report on the universities' efforts to incorporate MIT's Electronics and Circuits course 6.002x Little Hoover Commission Public Hearing Testimony
  11. ^ Studying Learning in the Worldwide Classroom: Research Into edX's First MOOC, RPA Journal, ngày 14 tháng 6 năm 2013, By Lori Breslow, David E. Pritchard, Jennifer DeBoer, Glenda S. Stunmp, Andrew D. Ho, and Daniel T. Seaton.
  12. ^ source code repository on github

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Vì sao Độ Mixi lại nổi tiếng đến thế?
Vì sao Độ Mixi lại nổi tiếng đến thế?
Quay trở lại vài năm trước, nhắc đến cái tên Mixigaming, chắc hẳn chả mấy ai biết đến
5 băng đảng bất lương mạnh nhất Tokyo Revengers
5 băng đảng bất lương mạnh nhất Tokyo Revengers
Là manga/anime về cuộc chiến giữa các băng đảng học đường, Tokyo Revengers có sự góp mặt của rất nhiều băng đảng hùng mạnh
Các chỉ số chứng khoán thế giới nhà đầu tư cần biết
Các chỉ số chứng khoán thế giới nhà đầu tư cần biết
Khi tham gia đầu tư, ngoại trừ những biến động trong nước thì các chỉ số chứng khoán thế giới cũng là điều mà bạn cần quan tâm
Giới thiệu truyện: Liệu anh sẽ phải lòng một bộ xương khô chứ?
Giới thiệu truyện: Liệu anh sẽ phải lòng một bộ xương khô chứ?
Anh chàng thám hiểm ngày nọ vào lâu đài cổ thì phát hiện ra bộ xương của công chúa đã die cách đây rất lâu