Lạm phát là một từ phổ biến trong lĩnh vực kinh tế và thường xuyên xuất hiện trong đời sống hằng ngày quanh ta. Vậy lạm phát là gì và hiểu đúng về bản chất của lạm phát sẽ đem lại lợi ích tài chính như thế nào? Công ty Luật TNHH Penfield (Penfield) sẽ cùng bạn tìm hiểu và giải đáp thông qua bài viết này.
Trước khi tiếp tục tìm hiểu sâu về Lạm phát, việc nắm được sáu khái niệm liên quan đến thuật ngữ này là điều kiện tiên quyết. Đầu tiên là ba khái nhiệm liên quan đến mức độ nghiêm trọng của lạm phát phát trong nền kinh tế quốc gia, hay chính là các khái niệm để phân hạng gia tốc của chỉ số CPI, gồm:
Lạm Phát Tự Nhiên: Lạm phát tự nhiên có tỷ lệ từ 0 đến 10%. Đây là mức độ lạm phát thấp và ổn định, khi tỷ lệ tăng giá hàng hóa và dịch vụ từ 1% đến 3% mỗi năm. Trong tình trạng lạm phát tự nhiên này, người dân và doanh nghiệp có thể dự đoán và điều chỉnh chi tiêu cũng như đầu tư một cách hiệu quả.
Lạm Phát Phi Mã: Lạm phát phi mã có tỷ lệ từ 10% đến 1000%. Đây là mức độ lạm phát cao, khi giá cả của hàng hóa và dịch vụ tăng dao động từ một vài chục đến hàng trăm phần trăm trong một năm. Lạm phát này gây ra sự bất bình đẳng tài chính và có thể ảnh hưởng đến đầu tư, tiết kiệm và sự ổn định của nền kinh tế.
Siêu Lạm Phát: Siêu lạm phát có tỷ lệ từ 1000% trở lên. Đây là mức độ lạm phát cực kỳ cao và không thể kiểm soát, khi giá cả của hàng hóa và dịch vụ có thể tăng lên hàng trăm hoặc hàng ngàn phần trăm trong một năm. Siêu lạm phát thường xảy ra trong tình hình khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, thất bại của chính sách tiền tệ và tài khóa, hoặc khủng hoảng chính trị. Hậu quả của siêu lạm phát là tiền mất giá nhanh chóng, gây ra hỗn loạn, sụp đổ hệ thống tài chính và gây thiệt hại lớn đến nền kinh tế cũng như cuộc sống của người dân.
Kế đến là Thiểu Phát, đây là khái niệm phản ánh sự giảm tốc của tỷ lệ lạm phát. Hay nói cụ thể hơn, nếu một nền kinh tế đang từ mức Siêu Lạm Phát quay về Lạm Phát Tự Nhiên chỉ trong một thời gian ngắn thì đó là Thiểu phát.
Khái niệm Thiểu Phát nêu trên, hay bị nhầm lẫn với Giảm Phát. Giảm Phát chính là Lạm Phát được xét đến ở chỉ số âm, hay nói đơn giản Giảm Phát chính là việc chỉ số CPI trong một nền kinh tế sụt giảm liên tục.
Khái niệm cuối cùng cần kể đến chính là Lạm Phát Đình Trệ (hay Lạm Phát Đình Đốn), một thuật ngữ kinh tế để gọi tên một chu kỳ kinh tế mà trong một thời gian dài lạm phát trong nền kinh tế đó luôn được duy trì ở mức phi mã hoặc siêu lạm phát, song hành với tỷ lệ thất nghiệp cao nhưng tăng trưởng kinh tế chậm.
Thông thường, khi tiền lương của chúng ta tăng nhưng không tăng nhiều bằng mức tăng của giá cả thì lúc này sức mua (thu nhập thực tế) của chúng ta sẽ giảm. Nói cách khác, sức mua hoặc thu nhập thực tế phụ thuộc vào lạm phát và thu nhập thực tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới mức sống của chúng ta. Trong thực tế, giá cả của các hàng hóa và dịch vụ thay đổi ở mức độ khác nhau. Ví dụ, trong danh mục hàng hóa đại diện, giá cả của các mặt hàng thực phẩm như gạo, thịt, và rau củ quả có thể thay đổi hàng ngày, trong khi tiền lương của người lao động thường mất thời gian lâu hơn để điều chỉnh theo hợp đồng lao động.
Ngoài ra, lạm phát cũng có thể gây ra ảnh hưởng lớn tới sức mua của đồng tiền theo thời gian đối với hoạt động cho vay, tới người nhận và người trả lãi suất cố định. Chẳng hạn như nhân viên văn phòng nhận được mức tăng lương cố định 5% hàng năm, nếu lạm phát cao hơn 5%, sức mua của nhân viên này sẽ giảm. Mặt khác, một người đi vay trả khoản thế chấp có lãi suất cố định 5% sẽ được hưởng lợi từ lạm phát 5%, vì lãi suất thực tế (lãi suất vay trừ đi tỷ lệ lạm phát) sẽ bằng 0; việc vay nợ này sẽ trở nên dễ dàng cho người đi vay (vì lãi suất thực tế bằng 0) và từ đó có thể trở thành chiếm dụng vốn với chi phí cực kỳ thấp. Như vậy, nếu lạm phát không được tính vào lãi suất danh nghĩa khi đi vay, người đi vay được lợi và người cho vay sẽ bị mất đi giá trị lãi suất thực tế.
Nhiều quốc gia đã phải vật lộn với tình trạng lạm phát cao - và trong một số trường hợp là siêu lạm phát, lên tới 1.000% hoặc hơn mỗi năm. Năm 2008, Zimbabwe đã trải qua một trong những trường hợp siêu lạm phát chưa từng có tính đến thời điểm đó với lạm phát hàng năm ước tính lên tới 500 tỷ phần trăm. Mức lạm phát cao như vậy là một thảm họa, giá cả thậm chí có lần tăng gấp đôi sau vài ngày và người dân tại đây sẽ không thể giữ tiền mặt, khi họ kiếm được tiền, họ phải tiêu ngay bởi vì giá sẽ tăng mạnh liên tục theo ngày.
Đối với doanh nghiệp, lạm phát có tác động tiêu cực bởi việc làm tăng giá thành sản xuất, tạo ra sự mất ổn định về chi phí, ảnh hưởng lớn đến đầu tư và lợi nhuận. Khi xảy ra lạm phát, giá thành nguyên vật liệu, lao động và các nguyên liệu sản xuất tăng cao, doanh nghiệp phải chi trả một số lượng lớn hơn để sản xuất và cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ. Điều này có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc duy trì lợi nhuận và cạnh tranh trên thị trường.
Thêm vào đó, lạm phát cũng tạo ra sự không chắc chắn về giá cả, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc dự đoán và ổn định giá bán sản phẩm hoặc dịch vụ. Sự biến động giá cả có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và kế hoạch tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là khi giá cả ghi nhận tăng đột ngột và không thể điều chỉnh được. Như vậy, lạm phát có tác động to lớn, trực tiếp đến nhiều đối tượng chủ thể và tạo ra không ít thách thức cho nhà cầm quyền trong vai trò điều tiết.
Đúng là Lạm phát có thể gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và các đối tượng khác nhau, nhưng ngoài ra nó cũng có thể có tác động tích cực trong một số trường hợp. Ví dụ, trong một môi trường lạm phát ổn định và có thể dự báo, lạm phát có thể kích thích tiêu dùng và đẩy mạnh hoạt động kinh tế. Điều này có thể tạo ra động lực cho sự tăng trưởng.
Nếu một quốc gia không có lạm phát, hay thậm chí là giảm phát (lạm phát âm) nền kinh tế của quốc gia đó sẽ không có động lực để phát triển. Khi giá cả giữ nguyên hoặc giảm, người tiêu dùng thường trì hoãn việc mua hàng với kỳ vọng giá sẽ thấp hơn trong tương lai. Đối với nền kinh tế, điều này có nghĩa là vòng quay tiền – hàng sẽ chậm hơn, thu nhập do người sản xuất tạo ra ít hơn và tăng trưởng kinh tế thấp hơn. Nhật Bản là quốc gia có thời gian dài gần như không tăng trưởng kinh tế, phần lớn lý do cho việc này chính là vì giảm phát. Tình trạng giảm phát tại Nhật Bản xuất hiện vào đầu thập niên 1990, bắt nguồn từ sự đổ vỡ của thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán khiến Nhật Bản giảm mạnh cung tiền từ trên 11% năm 1990 xuống chỉ còn 0,6% năm 1991.
Chính vì vậy, hầu hết các nhà kinh tế hiện nay đều tin rằng lạm phát ở mức thấp, ổn định và quan trọng nhất là có thể dự đoán được là tốt cho nền kinh tế. Nếu lạm phát thấp và có thể dự đoán được thì ta có thể nắm bắt việc điều chỉnh giá và lãi suất trong các giao dịch dễ dàng hơn, làm giảm tác động của nó. Hơn nữa, việc nắm bắt được mức tăng giá trong tương lai mang lại cho người tiêu dùng mong muốn mua hàng sớm hơn, qua đó thúc đẩy hoạt động kinh tế. Nhiều ngân hàng trung ương đã đưa ra mục tiêu chính sách cơ bản của mình là duy trì lạm phát ở mức thấp và ổn định, chính sách này được gọi là lạm phát mục tiêu.
Thứ nhất, lý do cơ bản của lạm phát tới từ sự mất cân bằng giữa cung và cầu tiền tệ, các giai đoạn lạm phát cao kéo dài thường là kết quả của chính sách tiền tệ lỏng lẻo. Nếu cung tiền tăng quá lớn so với quy mô của nền kinh tế thì giá trị đơn vị của đồng tiền sẽ giảm đi. Điều này được hiểu, khi nhà nước cung cấp quá nhiều tiền ra thị trường thì giá cả chung sẽ tăng lên và sức mua sẽ giảm xuống.
Thứ hai, áp lực về phía cung hoặc cầu nói chung của nền kinh tế cũng có thể gây ra lạm phát. Những cú sốc về nguồn cung làm gián đoạn sản xuất, chẳng hạn như thiên tai, hoặc tăng chi phí sản xuất, giá dầu cao… có thể làm giảm nguồn cung tổng thể và dẫn đến lạm phát “chi phí đẩy”, trong đó động lực tăng giá đến từ sự gián đoạn nguồn cung. Chẳng hạn như việc giá dầu đã tăng 4% ngay sau vụ tấn công của Hamas vào Israel, giá dầu cao không chỉ ảnh hưởng đến giá cả vận tải hàng hóa mà còn lan tỏa đến các mặt hàng khác trong giỏ hàng khiến CPI tăng và tạo thêm áp lực lạm phát đối với nền kinh tế Việt Nam.
Thứ ba, những cú sốc về cầu, chẳng hạn như sự phục hồi của thị trường chứng khoán hoặc các chính sách mở rộng như khi ngân hàng trung ương giảm lãi suất hoặc chính phủ tăng chi tiêu, có thể tạm thời thúc đẩy nhu cầu tổng thể và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nếu nhu cầu tăng vượt quá khả năng sản xuất của nền kinh tế, sẽ dẫn đến căng thẳng về nguồn lực và gây ra lạm phát "do cầu kéo". Đây là tình trạng khi nhu cầu vượt quá khả năng cung cấp và dẫn đến tăng giá cả. Để đạt được sự cân bằng hợp lý, các nhà hoạch định chính sách phải tìm cách thúc đẩy nhu cầu và tăng trưởng kinh tế khi cần thiết, nhưng đồng thời tránh kích thích nền kinh tế quá mức và gây ra lạm phát.
Trong việc kiểm soát lạm phát thì Cơ quan quản lý tài chính của một quốc gia gánh vác trách nhiệm đặc biệt và trọng yếu. Hoạt động kiểm soát được thực hiện thông qua chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương hoặc các cơ quan khác nhằm xác định quy mô và tốc độ tăng trưởng của nguồn cung tiền.
Theo đó, các chính sách nhằm mục đích giảm lạm phát phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra lạm phát. Nếu nền kinh tế đang quá nóng, các ngân hàng trung ương có thể thực hiện các chính sách thắt chặt nhằm kiềm chế tổng cầu, thường bằng cách tăng lãi suất như lãi suất vay, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu.
Tuy nhiên, trong trường hợp lạm phát xuất phát từ những nguyên nhân toàn cầu chứ không phải là nguyên nhân nội địa, những chính sách như vậy có thể không mang lại hiệu quả. Các biện pháp điều chỉnh giá bằng mệnh lệnh hành chính thường dẫn đến việc chính phủ phải dùng ngân sách để bù đắp cho thu nhập bị mất của người sản xuất. Ví dụ như vào ngày 2/11/2023 vừa qua Thủ tướng Nhật Bản cho biết chính phủ sẽ chi hơn 17.000 tỷ yen (113 tỷ USD) cho các gói giải pháp nhằm xoa dịu tác động kinh tế từ lạm phát.
Như vậy, việc kiểm soát lạm phát sẽ phụ thuộc chủ yếu vào chính sách của các cơ quan để điều chỉnh giá thị trường, đảm bảo nguồn cung và nghiên cứu giải pháp giảm thuế, chia sẻ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp khi giá xăng dầu tăng cao như hiện nay.
Quốc hội đã giao chỉ tiêu tốc độ tăng CPI bình quân trong năm 2023 là dưới 4,5% và theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, bình quân cả năm 2023, lạm phát sẽ biến động ở mức khoảng 2,5 - 3,5% và mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4,5% năm nay sẽ được hoàn thành. Song, trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, đặc biệt là khi lượng dầu xuất khẩu năm nay bị cắt giảm dẫn đến giá dầu tăng cao sẽ gây áp lực gia tăng tình trạng lạm phát.
Tuy nhiên, giá dầu dù tăng nhưng sẽ khó có thể tăng cao một cách đột biến bởi các căng thẳng chính trị đã qua các giai đoạn phản ứng cao trào. Điều này sẽ là yếu tố thuận lợi cho việc kiềm chế lạm phát. Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/10, chỉ số CPI tháng 10/2023 chỉ tăng nhẹ 0,08% là dấu hiệu tích cực cho những tháng cuối năm.
Với kỳ vọng chính phủ sẽ kiểm soát tốt lạm phát để cơ hội phục hồi cho nền kinh tế sau những tháng ngày kiệt quệ vì đại dịch và vỡ bong bóng trái phiếu. Theo lời khuyên từ các chuyên gia kinh tế đầu ngành thì trong giai đoạn tới người dân nên tập trung điều chỉnh để chi tiêu ổn định thay vì tiết giảm chi tiêu như giai đoạn trước, song song đó vẫn nên cân đối tiết kiệm để tích lũy ở mức vừa phải cùng với việc ưu tiên lựa chọn các cơ hội đầu tư phù hợp để gia tăng giá trị tài sản.
Tổng kết lại, hiểu và hiểu đúng về lạm phát tuy không đơn giản nhưng hữu ích bởi các kiến thức này có thể giúp chúng ta lập kế hoạch tài chính một cách hiệu quả hơn, điều chỉnh cân đối giữa chi tiêu, đầu tư và tiết kiệm để duy trì ổn định cuộc sống đồng thời với việc bảo vệ giá trị tài sản trong từng bối cảnh của kỷ nguyên VUCA
Lạm phát là gì?
Giữa năm 2020 giá 1 hộp khẩu trang lên tới gấp hơn 2 lần (135.000 VND/hộp 50 chiếc) so với chỉ cùng kỳ năm 2019. Đây chính là biểu hiện đơn thuần của quy luật cung - cầu hay chính là ví dụ phản ánh lạm phát? Và bản chất của lạm phát là gì? Hiểu theo cách học thuật thì Lạm phát là sự mất giá của tiền tệ trong một nền kinh tế. Nói một cách đơn giản, lạm phát sẽ khiến người Việt phải chi trả nhiều hơn để có một mức sống với chất lượng tương đương với thời điểm đồng VND chưa bị mất giá. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về lạm phát. Điển hình như nguyên nhân giá khẩu trang đắt gấp đôi vào năm 2020 là do tác động của dịch Covid-19, chứ không phải là bởi lạm phát. Thử lại mới một ví dụ khác, xăng vẫn luôn là một mặt hàng thiết yếu và vào thời điểm năm 2021 với 100.000 VND bạn có thể đổ đầy bình cho xe máy của mình, nhưng vào năm 2022 cũng với số tiền trên bạn chỉ đổ được 3/4 bình xăng, và đây chính là lạm phát? Cũng chưa hẳn, bởi việc này cũng có chịu sự tác động về việc khan hiếm nhiên liệu hóa thạch bởi tình hình chiến sự giữa Nga – Ukraina hoặc các quyết định điều chỉnh khai thác của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) vào thời điểm bạn đổ xăng thì mới có thể bàn thảo thêm về kết luận vì lúc này việc giá xăng tăng lại có thể là nguyên nhân của lạm phát chứ không phải hệ quả. Trên thực tế, tuy giá khẩu trang tăng không phải biểu hiện của lạm phát nhưng dịch Covid-19 lại chính là nguyên nhân của lạm phát. Như vậy, rõ ràng nếu chỉ xem xét các loại mặt hàng cụ thể trong một bối cảnh đơn lẻ để đưa ra kết luận thì sẽ rất dễ hiểu nhầm về lạm phát.
Vậy làm thế nào để xác định rõ ràng và chính xác hơn về lạm phát? Theo đó, các nhà kinh tế đã đưa ra chỉ số giá tiêu dùng CPI – Consumer Price Index (Để hiểu rõ CPI là gì). Chỉ số CPI được dùng để đo lường chi phí sinh hoạt trung bình, chính phủ thực hiện khảo sát hộ gia đình, xác định giỏ hàng thường mua và theo dõi chi phí của giỏ hàng này theo thời gian. Danh mục hàng hóa đại diện trong CPI sẽ bao gồm các sản phẩm vật chất và dịch vụ tiêu dùng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của người dân trong một thời kỳ nhất định. Hiện nay, theo Tổng cục thống kê thì danh mục hàng hóa để tính CPI tại Việt Nam bao gồm 752 mặt hàng trong giai đoạn 2020-2025. Mức giá của giỏ hàng này so sánh với năm cơ sở được gọi là chỉ số giá tiêu dùng (CPI), và sự thay đổi của CPI trong một khoảng thời gian xác định được gọi là lạm phát giá tiêu dùng. Đây là thước đo phổ biến nhất để đánh giá mức độ lạm phát. Ví dụ, nếu CPI năm cơ sở là 100 và CPI hiện tại là 110, thì tỷ lệ lạm phát là 10% trong khoảng thời gian đó.
Như vậy, nói về lạm phát là nói về tỷ lệ biến động giá của một giỏ hàng hóa đại diện. Theo đó lạm phát được xét một cách tổng thể trên các nhu cầu thiết yếu và cơ bản của cuộc sống trong một nền kinh tế cụ thể.
Chỉ số tiêu dùng để xác định lạm phát/Nguồn: Internet |
Vậy làm thế nào để xác định rõ ràng và chính xác hơn về lạm phát? Theo đó, các nhà kinh tế đã đưa ra chỉ số giá tiêu dùng CPI – Consumer Price Index (Để hiểu rõ CPI là gì). Chỉ số CPI được dùng để đo lường chi phí sinh hoạt trung bình, chính phủ thực hiện khảo sát hộ gia đình, xác định giỏ hàng thường mua và theo dõi chi phí của giỏ hàng này theo thời gian. Danh mục hàng hóa đại diện trong CPI sẽ bao gồm các sản phẩm vật chất và dịch vụ tiêu dùng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của người dân trong một thời kỳ nhất định. Hiện nay, theo Tổng cục thống kê thì danh mục hàng hóa để tính CPI tại Việt Nam bao gồm 752 mặt hàng trong giai đoạn 2020-2025. Mức giá của giỏ hàng này so sánh với năm cơ sở được gọi là chỉ số giá tiêu dùng (CPI), và sự thay đổi của CPI trong một khoảng thời gian xác định được gọi là lạm phát giá tiêu dùng. Đây là thước đo phổ biến nhất để đánh giá mức độ lạm phát. Ví dụ, nếu CPI năm cơ sở là 100 và CPI hiện tại là 110, thì tỷ lệ lạm phát là 10% trong khoảng thời gian đó.
Như vậy, nói về lạm phát là nói về tỷ lệ biến động giá của một giỏ hàng hóa đại diện. Theo đó lạm phát được xét một cách tổng thể trên các nhu cầu thiết yếu và cơ bản của cuộc sống trong một nền kinh tế cụ thể.
Sáu khái niệm bên cạnh lạm phát
Trước khi tiếp tục tìm hiểu sâu về Lạm phát, việc nắm được sáu khái niệm liên quan đến thuật ngữ này là điều kiện tiên quyết. Đầu tiên là ba khái nhiệm liên quan đến mức độ nghiêm trọng của lạm phát phát trong nền kinh tế quốc gia, hay chính là các khái niệm để phân hạng gia tốc của chỉ số CPI, gồm:
Lạm Phát Tự Nhiên: Lạm phát tự nhiên có tỷ lệ từ 0 đến 10%. Đây là mức độ lạm phát thấp và ổn định, khi tỷ lệ tăng giá hàng hóa và dịch vụ từ 1% đến 3% mỗi năm. Trong tình trạng lạm phát tự nhiên này, người dân và doanh nghiệp có thể dự đoán và điều chỉnh chi tiêu cũng như đầu tư một cách hiệu quả.
Lạm Phát Phi Mã: Lạm phát phi mã có tỷ lệ từ 10% đến 1000%. Đây là mức độ lạm phát cao, khi giá cả của hàng hóa và dịch vụ tăng dao động từ một vài chục đến hàng trăm phần trăm trong một năm. Lạm phát này gây ra sự bất bình đẳng tài chính và có thể ảnh hưởng đến đầu tư, tiết kiệm và sự ổn định của nền kinh tế.
Siêu Lạm Phát: Siêu lạm phát có tỷ lệ từ 1000% trở lên. Đây là mức độ lạm phát cực kỳ cao và không thể kiểm soát, khi giá cả của hàng hóa và dịch vụ có thể tăng lên hàng trăm hoặc hàng ngàn phần trăm trong một năm. Siêu lạm phát thường xảy ra trong tình hình khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, thất bại của chính sách tiền tệ và tài khóa, hoặc khủng hoảng chính trị. Hậu quả của siêu lạm phát là tiền mất giá nhanh chóng, gây ra hỗn loạn, sụp đổ hệ thống tài chính và gây thiệt hại lớn đến nền kinh tế cũng như cuộc sống của người dân.
Xe tiền để mua một lon bia tại Zimbabwe thời Siêu lạm phát |
Kế đến là Thiểu Phát, đây là khái niệm phản ánh sự giảm tốc của tỷ lệ lạm phát. Hay nói cụ thể hơn, nếu một nền kinh tế đang từ mức Siêu Lạm Phát quay về Lạm Phát Tự Nhiên chỉ trong một thời gian ngắn thì đó là Thiểu phát.
Khái niệm Thiểu Phát nêu trên, hay bị nhầm lẫn với Giảm Phát. Giảm Phát chính là Lạm Phát được xét đến ở chỉ số âm, hay nói đơn giản Giảm Phát chính là việc chỉ số CPI trong một nền kinh tế sụt giảm liên tục.
Khái niệm cuối cùng cần kể đến chính là Lạm Phát Đình Trệ (hay Lạm Phát Đình Đốn), một thuật ngữ kinh tế để gọi tên một chu kỳ kinh tế mà trong một thời gian dài lạm phát trong nền kinh tế đó luôn được duy trì ở mức phi mã hoặc siêu lạm phát, song hành với tỷ lệ thất nghiệp cao nhưng tăng trưởng kinh tế chậm.
Tác động của lạm phát
Thông thường, khi tiền lương của chúng ta tăng nhưng không tăng nhiều bằng mức tăng của giá cả thì lúc này sức mua (thu nhập thực tế) của chúng ta sẽ giảm. Nói cách khác, sức mua hoặc thu nhập thực tế phụ thuộc vào lạm phát và thu nhập thực tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới mức sống của chúng ta. Trong thực tế, giá cả của các hàng hóa và dịch vụ thay đổi ở mức độ khác nhau. Ví dụ, trong danh mục hàng hóa đại diện, giá cả của các mặt hàng thực phẩm như gạo, thịt, và rau củ quả có thể thay đổi hàng ngày, trong khi tiền lương của người lao động thường mất thời gian lâu hơn để điều chỉnh theo hợp đồng lao động.
Ngoài ra, lạm phát cũng có thể gây ra ảnh hưởng lớn tới sức mua của đồng tiền theo thời gian đối với hoạt động cho vay, tới người nhận và người trả lãi suất cố định. Chẳng hạn như nhân viên văn phòng nhận được mức tăng lương cố định 5% hàng năm, nếu lạm phát cao hơn 5%, sức mua của nhân viên này sẽ giảm. Mặt khác, một người đi vay trả khoản thế chấp có lãi suất cố định 5% sẽ được hưởng lợi từ lạm phát 5%, vì lãi suất thực tế (lãi suất vay trừ đi tỷ lệ lạm phát) sẽ bằng 0; việc vay nợ này sẽ trở nên dễ dàng cho người đi vay (vì lãi suất thực tế bằng 0) và từ đó có thể trở thành chiếm dụng vốn với chi phí cực kỳ thấp. Như vậy, nếu lạm phát không được tính vào lãi suất danh nghĩa khi đi vay, người đi vay được lợi và người cho vay sẽ bị mất đi giá trị lãi suất thực tế.
Nhiều quốc gia đã phải vật lộn với tình trạng lạm phát cao - và trong một số trường hợp là siêu lạm phát, lên tới 1.000% hoặc hơn mỗi năm. Năm 2008, Zimbabwe đã trải qua một trong những trường hợp siêu lạm phát chưa từng có tính đến thời điểm đó với lạm phát hàng năm ước tính lên tới 500 tỷ phần trăm. Mức lạm phát cao như vậy là một thảm họa, giá cả thậm chí có lần tăng gấp đôi sau vài ngày và người dân tại đây sẽ không thể giữ tiền mặt, khi họ kiếm được tiền, họ phải tiêu ngay bởi vì giá sẽ tăng mạnh liên tục theo ngày.
Lạm phát dẫn tới giá thành nguyên vật liệu tăng cao/Nguồn: Internet |
Đối với doanh nghiệp, lạm phát có tác động tiêu cực bởi việc làm tăng giá thành sản xuất, tạo ra sự mất ổn định về chi phí, ảnh hưởng lớn đến đầu tư và lợi nhuận. Khi xảy ra lạm phát, giá thành nguyên vật liệu, lao động và các nguyên liệu sản xuất tăng cao, doanh nghiệp phải chi trả một số lượng lớn hơn để sản xuất và cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ. Điều này có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc duy trì lợi nhuận và cạnh tranh trên thị trường.
Thêm vào đó, lạm phát cũng tạo ra sự không chắc chắn về giá cả, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc dự đoán và ổn định giá bán sản phẩm hoặc dịch vụ. Sự biến động giá cả có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và kế hoạch tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là khi giá cả ghi nhận tăng đột ngột và không thể điều chỉnh được. Như vậy, lạm phát có tác động to lớn, trực tiếp đến nhiều đối tượng chủ thể và tạo ra không ít thách thức cho nhà cầm quyền trong vai trò điều tiết.
Lạm phát có thật sự là xấu?
Đúng là Lạm phát có thể gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và các đối tượng khác nhau, nhưng ngoài ra nó cũng có thể có tác động tích cực trong một số trường hợp. Ví dụ, trong một môi trường lạm phát ổn định và có thể dự báo, lạm phát có thể kích thích tiêu dùng và đẩy mạnh hoạt động kinh tế. Điều này có thể tạo ra động lực cho sự tăng trưởng.
Nếu một quốc gia không có lạm phát, hay thậm chí là giảm phát (lạm phát âm) nền kinh tế của quốc gia đó sẽ không có động lực để phát triển. Khi giá cả giữ nguyên hoặc giảm, người tiêu dùng thường trì hoãn việc mua hàng với kỳ vọng giá sẽ thấp hơn trong tương lai. Đối với nền kinh tế, điều này có nghĩa là vòng quay tiền – hàng sẽ chậm hơn, thu nhập do người sản xuất tạo ra ít hơn và tăng trưởng kinh tế thấp hơn. Nhật Bản là quốc gia có thời gian dài gần như không tăng trưởng kinh tế, phần lớn lý do cho việc này chính là vì giảm phát. Tình trạng giảm phát tại Nhật Bản xuất hiện vào đầu thập niên 1990, bắt nguồn từ sự đổ vỡ của thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán khiến Nhật Bản giảm mạnh cung tiền từ trên 11% năm 1990 xuống chỉ còn 0,6% năm 1991.
Chính vì vậy, hầu hết các nhà kinh tế hiện nay đều tin rằng lạm phát ở mức thấp, ổn định và quan trọng nhất là có thể dự đoán được là tốt cho nền kinh tế. Nếu lạm phát thấp và có thể dự đoán được thì ta có thể nắm bắt việc điều chỉnh giá và lãi suất trong các giao dịch dễ dàng hơn, làm giảm tác động của nó. Hơn nữa, việc nắm bắt được mức tăng giá trong tương lai mang lại cho người tiêu dùng mong muốn mua hàng sớm hơn, qua đó thúc đẩy hoạt động kinh tế. Nhiều ngân hàng trung ương đã đưa ra mục tiêu chính sách cơ bản của mình là duy trì lạm phát ở mức thấp và ổn định, chính sách này được gọi là lạm phát mục tiêu.
Lý do dẫn tới lạm phát?
Thứ nhất, lý do cơ bản của lạm phát tới từ sự mất cân bằng giữa cung và cầu tiền tệ, các giai đoạn lạm phát cao kéo dài thường là kết quả của chính sách tiền tệ lỏng lẻo. Nếu cung tiền tăng quá lớn so với quy mô của nền kinh tế thì giá trị đơn vị của đồng tiền sẽ giảm đi. Điều này được hiểu, khi nhà nước cung cấp quá nhiều tiền ra thị trường thì giá cả chung sẽ tăng lên và sức mua sẽ giảm xuống.
Thứ hai, áp lực về phía cung hoặc cầu nói chung của nền kinh tế cũng có thể gây ra lạm phát. Những cú sốc về nguồn cung làm gián đoạn sản xuất, chẳng hạn như thiên tai, hoặc tăng chi phí sản xuất, giá dầu cao… có thể làm giảm nguồn cung tổng thể và dẫn đến lạm phát “chi phí đẩy”, trong đó động lực tăng giá đến từ sự gián đoạn nguồn cung. Chẳng hạn như việc giá dầu đã tăng 4% ngay sau vụ tấn công của Hamas vào Israel, giá dầu cao không chỉ ảnh hưởng đến giá cả vận tải hàng hóa mà còn lan tỏa đến các mặt hàng khác trong giỏ hàng khiến CPI tăng và tạo thêm áp lực lạm phát đối với nền kinh tế Việt Nam.
Thứ ba, những cú sốc về cầu, chẳng hạn như sự phục hồi của thị trường chứng khoán hoặc các chính sách mở rộng như khi ngân hàng trung ương giảm lãi suất hoặc chính phủ tăng chi tiêu, có thể tạm thời thúc đẩy nhu cầu tổng thể và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nếu nhu cầu tăng vượt quá khả năng sản xuất của nền kinh tế, sẽ dẫn đến căng thẳng về nguồn lực và gây ra lạm phát "do cầu kéo". Đây là tình trạng khi nhu cầu vượt quá khả năng cung cấp và dẫn đến tăng giá cả. Để đạt được sự cân bằng hợp lý, các nhà hoạch định chính sách phải tìm cách thúc đẩy nhu cầu và tăng trưởng kinh tế khi cần thiết, nhưng đồng thời tránh kích thích nền kinh tế quá mức và gây ra lạm phát.
Các nhà cầm quyền kiểm soát lạm phát thế nào?
Trong việc kiểm soát lạm phát thì Cơ quan quản lý tài chính của một quốc gia gánh vác trách nhiệm đặc biệt và trọng yếu. Hoạt động kiểm soát được thực hiện thông qua chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương hoặc các cơ quan khác nhằm xác định quy mô và tốc độ tăng trưởng của nguồn cung tiền.
Theo đó, các chính sách nhằm mục đích giảm lạm phát phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra lạm phát. Nếu nền kinh tế đang quá nóng, các ngân hàng trung ương có thể thực hiện các chính sách thắt chặt nhằm kiềm chế tổng cầu, thường bằng cách tăng lãi suất như lãi suất vay, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu.
Tuy nhiên, trong trường hợp lạm phát xuất phát từ những nguyên nhân toàn cầu chứ không phải là nguyên nhân nội địa, những chính sách như vậy có thể không mang lại hiệu quả. Các biện pháp điều chỉnh giá bằng mệnh lệnh hành chính thường dẫn đến việc chính phủ phải dùng ngân sách để bù đắp cho thu nhập bị mất của người sản xuất. Ví dụ như vào ngày 2/11/2023 vừa qua Thủ tướng Nhật Bản cho biết chính phủ sẽ chi hơn 17.000 tỷ yen (113 tỷ USD) cho các gói giải pháp nhằm xoa dịu tác động kinh tế từ lạm phát.
Kiểm soát lạm phát là nhiệm vụ trọng yếu của nhà cầm quyền/Nguồn: Internet |
Như vậy, việc kiểm soát lạm phát sẽ phụ thuộc chủ yếu vào chính sách của các cơ quan để điều chỉnh giá thị trường, đảm bảo nguồn cung và nghiên cứu giải pháp giảm thuế, chia sẻ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp khi giá xăng dầu tăng cao như hiện nay.
Lạm phát thời gian tới tại Việt Nam sẽ thế nào?
Quốc hội đã giao chỉ tiêu tốc độ tăng CPI bình quân trong năm 2023 là dưới 4,5% và theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, bình quân cả năm 2023, lạm phát sẽ biến động ở mức khoảng 2,5 - 3,5% và mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4,5% năm nay sẽ được hoàn thành. Song, trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, đặc biệt là khi lượng dầu xuất khẩu năm nay bị cắt giảm dẫn đến giá dầu tăng cao sẽ gây áp lực gia tăng tình trạng lạm phát.
Tuy nhiên, giá dầu dù tăng nhưng sẽ khó có thể tăng cao một cách đột biến bởi các căng thẳng chính trị đã qua các giai đoạn phản ứng cao trào. Điều này sẽ là yếu tố thuận lợi cho việc kiềm chế lạm phát. Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/10, chỉ số CPI tháng 10/2023 chỉ tăng nhẹ 0,08% là dấu hiệu tích cực cho những tháng cuối năm.
Với kỳ vọng chính phủ sẽ kiểm soát tốt lạm phát để cơ hội phục hồi cho nền kinh tế sau những tháng ngày kiệt quệ vì đại dịch và vỡ bong bóng trái phiếu. Theo lời khuyên từ các chuyên gia kinh tế đầu ngành thì trong giai đoạn tới người dân nên tập trung điều chỉnh để chi tiêu ổn định thay vì tiết giảm chi tiêu như giai đoạn trước, song song đó vẫn nên cân đối tiết kiệm để tích lũy ở mức vừa phải cùng với việc ưu tiên lựa chọn các cơ hội đầu tư phù hợp để gia tăng giá trị tài sản.
Tổng kết lại, hiểu và hiểu đúng về lạm phát tuy không đơn giản nhưng hữu ích bởi các kiến thức này có thể giúp chúng ta lập kế hoạch tài chính một cách hiệu quả hơn, điều chỉnh cân đối giữa chi tiêu, đầu tư và tiết kiệm để duy trì ổn định cuộc sống đồng thời với việc bảo vệ giá trị tài sản trong từng bối cảnh của kỷ nguyên VUCA
Quang Vuong
330
|
11/30/2023 8:26:15 PM