Frederick Griffith | |
---|---|
Sinh | Năm 1879 |
Mất | Ngày 16 tháng 4 năm 1941. London, Anh quốc |
Quốc tịch | Anh quốc |
Nghề nghiệp | Bác sĩ y khoa, nhà bệnh lí học, nhà vi khuẩn học. |
Nổi tiếng vì | Khám phá hiện tượng biến nạp. |
Frederick Griffith (IPA: /ˈfrɛdrɪk ˈgrɪfɪθ/) là nhà khoa học người Anh, trọng tâm nghiên cứu của ông là dịch tễ học và bệnh lý học do ông là một bác sĩ y khoa. Ông đã nổi tiếng và thường được đời sau nhắc tới về khám phá của mình trong vi sinh vật học và di truyền học qua thành công của thí nghiệm mà sau đó các nhà khoa học gọi bằng tên của ông: Thí nghiệm của Griffith vào năm 1928.[1] Do đó, người ta còn gọi ông là nhà vi sinh vật học.
Ngoài ta, ông đã chứng minh rằng Streptococcus pneumoniae liên quan nhiều và có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm thuỳ phổi,[2] đồng thời nó có thể biến đổi từ một chủng này sang chủng khác,[1] mà mãi sau này mới xác định được là DNA và sự biến đổi xảy ra theo cơ chế gen biến nạp.[3] Khám phá này của ông là một trong những thành tựu và bằng chứng sớm nhất chứng tỏ vai trò trung tâm của DNA trong di truyền.[3][4]
Fred Griffith bị chết trong một trận phát xít Đức oanh tạc Luân Đôn vào đêm 16 rạng ngày 17 tháng 4 năm 1941, cùng với Scott.[5][8][9]
Pneumococci có hai dòng chính: thô (R) và mịn (S). Dòng S độc lực mạnh hơn và có hình viên nang, bên ngoài là một lớp vỏ polysaccharide nhẵn với thành peptidoglycan như tất cả các vi khuẩn. Khi tiêm dạng S vào chuột, chúng bị viêm phổi và chết trong vài ngày. Còn dòng R không có vỏ nang thì không thường gây bệnh.
Khi Griffith tiêm dạng S đã bị diệt bằng nhiệt độ vào chuột, thì chuột vẫn bình thường. Tuy nhiên, khi ông tiêm hỗn hợp dạng S đã bị diệt bằng nhiệt độ trộn với dạng R (không xử lí nhiệt), thì chuột lại chết. Nghĩa là R sống đã biến thành S và gây hại, chứng tỏ vật chất di truyền (hồi đó chưa biết là DNA) được chuyển từ dòng này sang dòng kia.[1][10]
Sau này, người ta gọi sự chuyển vật chất di truyền giữa các vi khuẩn như vậy là biến nạp.
Năm 1931: Khám phá về bệnh viêm amiđan cấp tính - di chứng, dịch tễ học và vi khuẩn học của nó.[11]
Năm 1934: Cơ chế gây bệnh của liên cầu khuẩn Streptococcus pyogenes, trong viêm họng nhẹ, sốt ban đỏ đôi khi gây tử vong, sốt hậu sản thường gây tử vong, nhiễm trùng huyết.[12][13]
Các phát hiện khác về Streptococcal sepsis và tác hại của chúng.[14][15]
Một phần nhờ các đóng góp này, về sau người ta đã chứng minh được rằng có thể điều trị bệnh phế khuẩn khuẩn bằng streptomycin.[16] Vào năm 1969, người ta đã chỉ ra rằng trong quá trình điều trị bằng thuốc đối với vật chủ, phế cầu khuẩn có thể thu nhận các gen từ liên cầu khuẩn đã chống kháng sinh có sẵn trong vật chủ, và do đó phế cầu khuẩn có thể trở nên đề kháng với erythromycin.[17]
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Lehrer