Friedenstag

Friedenstag, Op. 81 (tiếng Việt: Ngày hòa bình) là vở opera 1 màn của nhà soạn nhạc người Đức Richard Strauss. Tác phẩm được viết lời bởi Joseph Gregor. Tác phẩm được trình diễn lần đầu tiên tại Munich vào ngày 24 tháng 7 năm 1938[1], kể lại câu chuyện về một pháo đài trong Chiến tranh Ba mươi năm. Vở opera là một bài ca ca ngợi hòa bình tự do, vì thế nó bị bọn Đức Quốc xã phê bình gay gắt. Đặt trong hoàn cảnh lúc bấy giờ Adolf Hitler đang ráo riết chuẩn bị cho chiến tranh, mà Strauss lại cho ra đời vở opera ấy quả là một việc làm gan dạ. Tác phẩm đề cao sự tự do, hòa bình và ánh sáng, trái ngược với tình hình lúc đó là sự nô dịch, chiến tranh và bóng tối, là tác phẩm mang tư tưởng giống với vở opera Fidelio của Ludwig van Beethoven nhất trong số những sáng tác opera của Strauss. Tác phẩm bị ngưng biểu diễn vào năm 1939 khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ[2].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Franz Trenner, "Richard Strauss and Munich". Tempo (New Ser.), 69, 5-14 (1964).
  2. ^ “Chi tiết nhà soạn nhạc”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2015. Truy cập 4 tháng 10 năm 2015.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Lịch Sử fun facts: cái tên Ivan của người Nga!
Lịch Sử fun facts: cái tên Ivan của người Nga!
Gần như ai cũng biết, khi nói về 1 người Nga bất kỳ ta mặc định anh ta là Ivan
Con người rốt cuộc phải trải qua những gì mới có thể đạt đến sự giác ngộ?
Con người rốt cuộc phải trải qua những gì mới có thể đạt đến sự giác ngộ?
Mọi ý kiến và đánh giá của người khác đều chỉ là tạm thời, chỉ có trải nghiệm và thành tựu của chính mình mới đi theo suốt đời
So sánh ưu khuyết Mẫu Đạm Nguyệt và Demon Slayer Bow
So sánh ưu khuyết Mẫu Đạm Nguyệt và Demon Slayer Bow
Cung rèn mới của Inazuma, dành cho Ganyu main DPS F2P.
Tại sao một số người luôn muốn lan truyền sự căm ghét?
Tại sao một số người luôn muốn lan truyền sự căm ghét?
Căm ghét là một loại cảm xúc khi chúng ta cực kỳ không thích ai hoặc cái gì đó