Funmilayo Ransome-Kuti

Funmilayo Ransome-Kuti

Thông tin cá nhân
Sinh(1900-10-25)25 tháng 10 năm 1900
Abeokuta, Southern Nigeria
(nay là Abeokuta, Ogun State)
Mất13 tháng 4 năm 1978(1978-04-13) (77 tuổi)
Lagos, Nigeria
Phối ngẫuIsrael Oludotun Ransome-Kuti
Con cái
Người thân
Nghề nghiệpNhà giáo, chính trị gia, nhà hoạt động nữ quyền

Tù trưởng Funmilayo Ransome-Kuti (25 Tháng 10 năm 1900 – 13 Tháng 4 1978) là một nhà giáo, nhà vận động chính trị, nhà hoạt động nữ quyền người Nigeria. Bà là một trong những lãnh đạo kiệt xuất trong thế hệ của bà, cũng là người phụ nữ Nigeria đầu tiên lái xe ô tô. Bà được xem là người đi đầu trong bảo vệ nữ quyền ở Nigeria và được mọi người gọi là "Mẹ của Phi Châu". Ngay từ đầu, bà quyết liệt đấu tranh cho quyền bẩu cử của phụ nữ ở Nigeria. Năm 1947, tờ báo West African Pilot gọi bà là "Sư tử cái của Lisabi" khi bà lãnh đạo phũ nữ tộc Egba phản đối chính sách thuế bất hợp lí. Cuộc đấu tranh này dẫn đến việc vua Oba Ademola II thoái vị năm 1949.

Cuộc sống

[sửa | sửa mã nguồn]
Funmilayo Ransome-Kuti, tốt nghiệp

Francis Abigail Olufunmilayo Thomas sinh ra vào ngày 25 tháng 1900, ở Nigeria, bố là Tù trưởng Daniel Olumeyuwa Thomas và mẹ là Lucretia Phyllis Omoyeni Adeosolu của gia tộc Jibolu. Cha bà là con trai của một người nô lệ đến từ Sierra Leone. Cha bà theo Anh Giáo.

Bà học trung học ở trường Abeokuta Grammar School, sau đó du học Anh. Trở lại Nigeria, bà làm  giáo viên. Vào ngày 20 tháng 1 năm 1925, bà kết hôn với mục sư Israel Oludotun, Ransome-Kuti. Ông là một trong những người sáng lập Liên đoàn Giáo viên cũng như Liên đoàn Sinh viên Nigeria[1]. Bà Ransome-Kuti tổ chức các lớp học dạy chữ cho phụ nữ trong những năm 1920 và thành lập một trường mẫu giáo trong những năm 1930. Năm 1942, bà sáng lập câu lạc bộ Abeokuta Ladies' Club (ALC), thành viên là những phụ nữ hoạt động thiện nguyện.

Ransome-Kuti nhận Huân chương Niger vào năm 1965, và nhận bằng Tiến sĩ Danh dự Luật học tại Đại học Ibadan năm 1968. Bà giữ một ghế ở Hội đồng Tù trưởng Tây Nigeria, đại diện cho tộc người Yoruba.

Hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong suốt sự nghiệp của mình, bà được biết đến như một nhà giáo và hoạt động nữ quyền. Cùng với Elizabeth Adekogbe, bà lãnh đạo phong trào quyền của phụ nữ trong những năm 1950. Ransome-Kuti thành lập một tổ chức cho phụ nữ ở Nigeria, với tổng số thành viên hơn 20.000 người, bao gồm cả phụ nữ biết chữ và mù chữ.[2]

Nữ quyền

[sửa | sửa mã nguồn]
Funmilayo Ransome-Kuti và Liên đoàn Phụ nữ của Nigeria[3]

Tổ chức Phụ nữ của bà Ransome-Kuti gây được tiếng vang, khi bà tổ chức các cuộc tuần hành chống kiểm soát giá. Lúc bấy giờ, việc buôn bán ở chợ là một trong những nghề nghiệp chính của phụ nữ ở Tây Nigeria. Năm 1949, bà dẫn đầu một cuộc biểu tình chống lại vua Alake of Egbaland. Bà trưng ra các tài liệu chứng tỏ sự lạm quyền của vua trong việc thu thuế, người khi đó được hậu thuẫn bởi chính phủ Vương quốc Anh. Sau đó, vua phải từ bỏ vương miện của mình. Bà cũng giám sát quá trình bãi bỏ các mức thuế riêng đối với phụ nữ.

Cấm di chuyển

[sửa | sửa mã nguồn]
Bức ảnh lấy từ "Funmilayo Ransome-Kuti And The Women's Union of Abeokuta"[3]

Thời còn Chiến tranh Lạnh và trước khi Nigeria giành độc lập, Ransome-Kuti liên hệ và đi thăm các nước thuộc Khối phía Đông. Điều này làm mích lòng chính quyền Nigeria lẫn Hoa Kỳ và Anh. Bà đã đi thăm Liên Xô, Hungary và Trung Quốc (gặp Mao Trạch Đông). Năm 1956, chính quyền từ chối gia hạn hộ chiếu cho bà, viện lí do "bà có chủ đích tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản."[4] Bà cũng bị từ chối visa Hoa Kỳ vì bị cho là người cộng sản.

Cái chết

[sửa | sửa mã nguồn]

Ba người con trai của bà đều hoạt động chống lại chính quyền quân sự ở Nigeria. Năm 1978, hơn 1000 quân lính tấn công vào một Công xã được gọi là cộng hòa Kalakuta, nơi bà đang ở cùng con trai Fela. Bà Ransome-Kuti bị ném từ cửa sổ tầng ba, bị thương nặng, rơi vào tình trạng hôn mê vào tháng 2 năm đó. Bà qua đời vào ngày 13 tháng 4 năm 1978 [5].

Thành tựu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Một trong những phụ nữ được bổ nhiệm vào Hội đồng Tù trưởng, đại diện tộc người Yoruba
  • Thành viên của Hội đồng Quốc gia của Nigeria và Cameroon
  • Thủ quỹ và Chủ tịch Hiệp hội Phụ nữ của Hội đồng Quốc gia của Nigeria và Cameroon
  • Lãnh đạo của Liên minh Phụ nữ Nigeria [6][7]
  • Người phụ nữ đầu tiên lái xe ô tô ở Nigeria
  • Đoạt Giải thưởng Hòa bình Quốc tế Lenin[8][9]

Nhân vật Funmilayo Ransome-Kuti được thể hiện bởi nữ diễn viên Deola Sagoe trong phim October 1 (sản xuất năm 2014).[10]

Bà là một trong những nhân vật nổi bật nhất trong lịch sử Nigeria, truyền cảm hứng cho rất nhiều phụ nữ cả nước bằng hành động dũng cảm và nhất là chiến đấu cho phụ nữ ở đất nước này. Một số người nói rằng, hoạt động của bà đã dọn đường cho phụ nữ Nigeria có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Johnson-Odim, Cheryl; Mba, Emma (1997). For Women and the Nation: Funmilayo Ransome-Kuti of Nigeria. University of Illinois Press. ISBN 0-252-06613-8.
  2. ^ “Nigerian Biography: Funmilayo Ransome-Kuti. Biography and Activism”. www.nigerianbiography.com. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2016.
  3. ^ a b Funmilayo Ransome-Kuti And The Women’s Union of Abeokuta, Illustrations: Alaba Onajin, Script and text: Obioma Ofoego, UNESCO, 2014.
  4. ^ “Funmilayo Kuti – 30 Years of Absence”. tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2009.
  5. ^ Gabrielle Eva Marie Zezulka-Mailloux; James Gifford (2003). Culture + the State: Nationalisms (Critical Works from the Proceedings of the 2003 Conference at the University of Alberta). 3. CRC Studio. tr. 261. ISBN 978-1-551-9514-92.
  6. ^ Judith A. Byfie (2003). “Taxation, Women, and the Colonial State: Egba Women's Tax Revolt”. 3 (2). Meridians: feminism, race, transnationalism (Project Muse). Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  7. ^ Kathleen Sheldon (2016). Historical Dictionary of Women in Sub-Saharan Africa. Rowman & Littlefield. tr. 282. ISBN 978-1-442-2629-35.
  8. ^ Ian Sansom (ngày 11 tháng 12 năm 2010). “Great Dynasties: The Ransome-Kutis”. The Guardian. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2014.
  9. ^ Johnson-Odim, Cheryl (January–February 2009). 'For their freedoms': The anti-imperialist and international feminist activity of Funmilayo Ransome-Kuti of Nigeria” (PDF). Women's Studies International Forum, special issue: Circling the Globe: International Feminism Reconsidered, 1910 to 1975. Elsevier. 32 (1): 58. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2018.
  10. ^ Charles Mgolu (ngày 13 tháng 8 năm 2013). “Late Funmilayo Ransome Kuti resurrects in new movie...'October 1”. The Vanguard. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2017.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
HonKai: Star Rail - Character Creation Guide Collection
HonKai: Star Rail - Character Creation Guide Collection
HonKai: Star Rail - Character Creation Guide Collection
Sức mạnh và khả năng của Lục Nhãn - Jujutsu Kaisen
Sức mạnh và khả năng của Lục Nhãn - Jujutsu Kaisen
Lục nhãn hay Rikugan là khả năng độc nhất, chỉ luôn tồn tại một người sở con mắt này trong thế giới chú thuật
Data Analytics:
Data Analytics: "Miền đất hứa" cho sinh viên Kinh tế và những điều cần biết
Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng những khái niệm liên quan như IoT (Internet of Things), Big Data
Bọt trong Usucha có quan trọng không?
Bọt trong Usucha có quan trọng không?
Trong một thời gian, trường phái trà đạo Omotesenke là trường phái trà đạo thống trị ở Nhật Bản, và usucha mà họ làm trông khá khác so với những gì bạn có thể đã quen.