Gà Brahma

Một con mái Brahma
Dòng bạch.
Dòng xám.

Gà Brahma (tiếng Anh: Brahmaputra chicken, tiếng Hán: 麟雞/Lân kê hay gà kỳ lân) là một giống gà bắp chân lớn xuất xứ từ Mỹ nhưng có nguồn gốc từ Trung Quốc, chúng được mệnh danh là "kê đế" bởi cặp chân có phẩm chất dinh dưỡng cao và khối lượng cơ thể có thể đạt 18 kg, lớn nhất trong các giống gà[1]. Chúng là giống gà được ưa chuộng để nuôi lấy thịt gà, trứng gà và ngày nay chúng còn được nuôi làm gà kiểng.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Giống gà Brahma phát triển rất mạnh tại Hoa Kỳ từ giống gia cầm rất lớn nhập khẩu từ các cảng của Trung Quốc mang tên "Shanghai" (gà Thượng Hải). Có khả năng đây là giới hạn lai tạo giữa giống gà "Shanghai" với giống gà "Chittigong" của Bangladesh đã cho ra giống gà "Brahma" với các đặc điểm khác biệt[2]. Đây là loại gà thịt chủ yếu tại Mỹ suốt giai đoạn 1850 - 1930. Tại Việt Nam, gà Brahma du nhập từ đầu thế kỷ XX. Đông Dương là nơi cung cấp trứng thịt gà Brahma chính cho thị trường Paris[3].

Brahma lần đầu tiên được xuất khẩu sang Anh vào tháng 12 năm 1852, khi George Burnham gửi chín con gà "Gray Shanghaes" cho Nữ hoàng Victoria như một món quà[4]. Sự đa dạng của Dark Brahma được phát triển bởi các nhà lai tạo người Anh và sau đó tái xuất sang Hoa Kỳ. Nhưng Cũng có nhiều người cho rằng gà Brahma đã được bắt nguồn từ Ấn Độ xung quanh sông BrahmaPutra[5].

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoại hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Gà Brahma là một giống gà lớn với một vóc dáng thẳng đứng oai vệ và một cái đầu to. Chân gà mạnh mẽ với bộ lông dày và mềm mại phủ xuống tận ngón chân. Ấp và nuôi con giỏi trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Đây là một trong những giống gia cầm lớn nhất trên thế giới mà con người từng thuần dưỡng. Gà Brahma có khối lượng lớn, trung bình khoảng 6–8 kg cho gà trống và 4–6 kg cho gà mái[2]. Giống gà kỳ lân khổng lồ có hai chùm lông như bộ râu xòe rộng ra 2 bên má, chân lông rậm tới chân. Gà có 5 ngón trên mỗi bàn chân và 3 cựa rất khỏe, gà kỳ lân có 2 màu chủ đạo là màu xám tro hay xám trắng với con mái, còn con trống có màu vàng trắng, vàng chuối là chủ yếu. Gà con khi mới nở đã có lông dưới dân, khỏe mạnh và lớn nhanh[3].

Đặc tính

[sửa | sửa mã nguồn]

Brahma sinh sản khoãng 70 - 90 trứng/năm, trứng nặng khoảng 55-60 g[6]. Ngoài dễ nuôi, dễ thích nghi với môi trường còn rất say đẻ, trung bình mỗi đợt đẻ trứng con mái đẻ 25-30 trứng, thay vì gà ta chỉ từ 10-15 trứng trong một lần. Trung bình nuôi từ nhỏ khoảng 6 tháng gà bắt đẻ trứng, gà mái có thể cho mỗi năm 150-200 trứng tùy vào cách chăm sóc. Tuy giống gà kỳ lân khổng lồ thuộc loại có tập tính hiền, nhưng với những con cùng loài gà cũng hay tấn công. Vì thế, người nuôi phải đeo những miếng nhựa che tầm nhìn phía trước để tránh gà mổ nhau[3].

Giống gà chủ yếu nhập từ châu Âu, nên sức đề kháng tương đối mạnh, ít bị những bệnh thông thường, thức ăn cũng tương đối đơn giản, chỉ là thức ăn và lúa, mỗi tuần 1 lần cho ăn thêm dế, sâu bọ. Gà cũng khá dễ nuôi, chế độ cho ăn cũng bình thường như gà ta. Điều ưa thích ở giống gà này là một vật nuôi tuyệt vời cho sự yên tĩnh và chế ngự thiên nhiên. Người nuôi giống gà Brahma này tin rằng nó mang lại cho họ nhiều may mắn, sự mạnh mẽ, sang trọng, giàu có hay quyền lực. Trong thế giới gia cầm thì gà Brahma là một trong những loại được sưu tầm và ưa chuộng nhất hiện nay.

Gà kỳ lân Duy Vĩ

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Https://youtube.com/channel/UCQoWRnyZ2keONW4yuKnWaSg

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Gà cảnh khổng lồ 20 kg”. http://channuoivietnam.com. Kienthuc.net.vn. 1 tháng 8 năm 2016. Truy cập 17 tháng 8 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  2. ^ a b The American Livestock Breeds Conservatory. “Brahma Chicken”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2015.
  3. ^ a b c “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2016.
  4. ^ George Pickering Burnham (1874). The China Fowl: Shanghae, Cochin, and "Brahma". Melrose, Mass. p. 71.
  5. ^ United States. Agricultural Research Service. Animal Husbandry Research Division (1954). Breeds of chickens for meat and egg production. U.S. Dept. of Agriculture. tr. 14–15. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2012.
  6. ^ Cyril Hrnčár, Monika Hässlerová, Jozef Bujko (2013). The Effect of Oviposition Time on Egg Quality Parameters in Brown Leghorn, Oravka and Brahma Hens. Scientific Papers: Animal Science and Biotechnologies 46 (1).
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Chúng ta có phải là một thế hệ “chán đi làm”?
Chúng ta có phải là một thế hệ “chán đi làm”?
Thực tế là, ngay cả khi còn là lính mới tò te, hay đã ở vai trò đồng sáng lập của một startup như hiện nay, luôn có những lúc mình cảm thấy chán làm việc vcđ
Nhân vật Yui trong Jigokuraku
Nhân vật Yui trong Jigokuraku
Yui (結ゆい) là con gái thứ tám của thủ lĩnh làng Đá và là vợ của Gabimaru.
“Đi tìm lẽ sống” – Hơn cả một quyển tự truyện
“Đi tìm lẽ sống” – Hơn cả một quyển tự truyện
Đi tìm lẽ sống” một trong những quyển sách duy trì được phong độ nổi tiếng qua hàng thập kỷ, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới
Phân tích: có nên build Xiangling hay không?
Phân tích: có nên build Xiangling hay không?
Ai cũng biết rằng những ngày đầu ghi game ra mắt, banner đầu tiên là banner Venti có rate up nhân vật Xiangling