Gamma Ursae Majoris

Gamma Ursae Majoris
Gamma Ursae Majoris trên bản đồ 100x100
Gamma Ursae Majoris
Vị trí của γ Ursae Majoris (vòng tròn)
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000      Xuân phân J2000
Chòm sao Đại Hùng
Xích kinh 11h 53m 49,84732s[1]
Xích vĩ +53° 41′ 41,1350″[1]
Cấp sao biểu kiến (V) +2,438[2]
Các đặc trưng
Kiểu quang phổA0 Ve + K2 V[3]
Chỉ mục màu U-B+0,008[2]
Chỉ mục màu B-V–0,013[2]
Trắc lượng học thiên thể
Vận tốc xuyên tâm (Rv)−12,6[4] km/s
Chuyển động riêng (μ) RA: +107,68[1] mas/năm
Dec.: +11,01[1] mas/năm
Thị sai (π)39,21 ± 0,40[1] mas
Khoảng cách83,2 ± 0,8 ly
(25,5 ± 0,3 pc)
Cấp sao tuyệt đối (MV)+0,4[5]
Các đặc điểm quỹ đạo[5]
Chu kỳ (P)20,5 ± 1 năm
Bán trục lớn (a)0,460″
Độ lệch tâm (e)0,3 ± 0,3
Độ nghiêng (i)51 ± 15°
Kinh độ mọc (Ω)6 ± 61°
Kỷ nguyên điểm cận tinh (T)B 1984,0 ± 2,0
Acgumen cận tinh (ω)
(thứ cấp)
185 ± 37°
Chi tiết
γ UMa A
Khối lượng2,94[3] M
Bán kính3,04 ± 0,08[6] R
Độ sáng65,255[3] L
Hấp dẫn bề mặt (log g)3,79[7] cgs
Nhiệt độ9.355[7] K
Tốc độ tự quay (v sin i)178[8] km/s
Tuổi300 triệu[9] năm
γ UMa B
Khối lượng0,79[3] M
Độ sáng0,397[3] L
Nhiệt độ4.780[3] K
Tên gọi khác
Phad, Phecda, Phekda, Phegda, Phekha, Phacd, Fekda,[10] γ Ursae Majoris, γ UMa, Gamma UMa, 64 Ursae Majoris, BD+54 1475, FK5 447, GC 16268, HD 103287, HIP 58001, HR 4554, PPM 33292, SAO 28179.[11]
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu

Gamma Ursae Majoris (γ Ursae Majoris, viết tắt Gamma Uma, γ UMa), tên chính thức là Phecda,[12][13] là một ngôi sao trong chòm sao Đại Hùng. Kể từ năm 1943, quang phổ của ngôi sao này đã đóng vai trò là một trong những điểm neo ổn định để phân loại các ngôi sao khác.[14] Dựa trên các đo đạc thị sai với vệ tinh trắc lượng thiên thể Hipparcos,[15][16] nó nằm ở khoảng cách khoảng 83,2 năm ánh sáng (25,5 parsec) tính từ Mặt Trời.[1]

Nó là thân thuộc với hầu hết các nhà quan sát ở Bắc bán cầu như là ngôi sao phía dưới bên trái tạo thành cái muỗng của Bắc Đẩu, cùng với Alpha Ursae Majoris (Dubhe, phía trên bên phải), Beta Ursae Majoris (Merak, dưới bên phải) và Delta Ursae Majoris (Megrez, phía trên bên trái). Cùng với bốn ngôi sao khác trong khoảnh sao nổi tiếng này, Phecda tạo thành một quần tụ sao lỏng lẻo được gọi là nhóm di chuyển Ursa Major.[7] Giống như các ngôi sao khác trong nhóm này, nó là một sao dãy chính, giống như Mặt Trời, mặc dù có phần nóng hơn, sáng hơn và lớn hơn.

Phecda nằm ở vị trí gần tương đối gần với hệ sao Mizar-Alcor nổi bật. Chúng cách nhau khoảng cách ước tính là 8,55 ly (2,62 pc); gần hơn nhiều so với khoảng cách từ chúng đến Mặt Trời. Sao Beta Ursae Majoris cách sao Gamma Ursae Majoris khoảng 11 ly (3,4 pc).[17]

Danh pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

γ Ursae Majoris (Latin hóa thành Gamma Ursae Majoris) là định danh Bayer của ngôi sao này.

Nó có tên truyền thống Phecda hoặc Phad, bắt nguồn từ cụm từ tiếng Ả Rập فخذ الدب fakhth al-dubb nghĩa là 'đùi của gấu'.[18] Năm 2016, Hiệp hội Thiên văn Quốc tế đã tổ chức Nhóm công tác về tên sao (WGSN) [19] để lập danh lục và chuẩn hóa tên riêng cho các ngôi sao. Bản tin đầu tiên của WGSN vào tháng 7 năm 2016[20] bao gồm một bảng với hai loạt tên đầu tiên được WGSN phê duyệt; trong đó bao gồm Phecda cho ngôi sao này.

Người theo Ấn Độ giáo gọi ngôi sao này là Pulastya, một trong bảy Rishis (bảy tiên nhân).[10]

Trong thiên văn học Trung Quốc, 北斗 (Běi Dǒu, Bắc Đẩu), có nghĩa là mảng sao Bắc Đẩu (Nhóm sao Bắc Đẩu) trong Tử Vi viên, vì thế tên gọi tiếng Trung của Gamma Ursae Majoris là 北斗三 (Běi Dǒu sān, Bắc Đẩu tam, nghĩa là sao thứ ba của Bắc Đẩu). Tên gọi khác là 天璣 (Tiān Jī, Thiên Ki/Cơ, nghĩa là viên ngọc châu trên trời).[21]

Tính chất

[sửa | sửa mã nguồn]

Gamma Ursae Majoris là một sao Ae, được một lớp vỏ bọc khí bao quanh, bổ sung thêm các vạch phát xạ vào quang phổ của sao;[22] vì thế mà có hậu tố 'e' (từ tiếng Anh emission) trong phân loại sao là A0 Ve.[17] Nó có khối lượng gấp 2,6[17] lần khối lượng Mặt Trời, bán kính gấp 3 lần bán kính Mặt Trời,[6]nhiệt độ hiệu dụng 9.355 K tại bầu khí quyển bên ngoài của nó.[7] Ngôi sao này tự quay nhanh, với vận tốc tự quay dự đoán là 178 km s−1.[8] Đường kính góc ước tính của sao này là khoảng 0,92 mili giây cung.[23] Tuổi của nó ước tính khoảng 300 triệu năm.[9]

Gamma Ursae Majoris cũng là sao đôi trắc lượng thiên thể: sao đồng hành thường xuyên gây nhiễu đối với ngôi sao chính loại Ae này, làm cho nó lắc lư xung quanh trọng tâm của hệ. Từ đây người ta suy ra chu kỳ quỹ đạo là 20,5 năm.[5] Sao phụ là một sao dãy chính loại K có khối lượng bằng 0,79 lần khối lượng Mặt Trời và nhiệt độ bề mặt 4.780 K.[3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f van Leeuwen, F. (tháng 11 năm 2007), “Validation of the new Hipparcos reduction”, Astronomy and Astrophysics, 474 (2): 653–664, arXiv:0708.1752, Bibcode:2007A&A...474..653V, doi:10.1051/0004-6361:20078357
  2. ^ a b c Oja, T., “UBV photometry of stars whose positions are accurately known. III”, Astronomy and Astrophysics Supplement Series, 65 (2): 405–4
  3. ^ a b c d e f g Eggl, S.; Pilat-Lohinger, E.; Funk, B.; Georgakarakos, N.; Haghighipour, N. (2012). “Circumstellar habitable zones of binary-star systems in the solar neighbourhood”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 428 (4): 3104. arXiv:1210.5411. Bibcode:2013MNRAS.428.3104E. doi:10.1093/mnras/sts257.
  4. ^ Wielen, R.; và đồng nghiệp (1999), “Sixth Catalogue of Fundamental Stars (FK6). Part I. Basic fundamental stars with direct solutions”, Veröff. Astron. Rechen-Inst. Heidelb, Astronomisches Rechen-Institut Heidelberg, 35 (35): 1, Bibcode:1999VeARI..35....1W
  5. ^ a b c Gontcharov, G.A.; Kiyaeva, O.V. (2010). “Photocentric orbits from a direct combination of ground-based astrometry with Hipparcos II. Preliminary orbits for six astrometric binaries”. New Astronomy. 15 (3): 324–331. arXiv:1606.08182. Bibcode:2010NewA...15..324G. doi:10.1016/j.newast.2009.09.006.
  6. ^ a b Fitzpatrick, E. L.; Massa, D. (tháng 3 năm 2005), “Determining the Physical Properties of the B Stars. II. Calibration of Synthetic Photometry”, The Astronomical Journal, 129 (3): 1642–1662, arXiv:astro-ph/0412542, Bibcode:2005AJ....129.1642F, doi:10.1086/427855
  7. ^ a b c d King, Jeremy R.; và đồng nghiệp (tháng 4 năm 2003), “Stellar Kinematic Groups. II. A Reexamination of the Membership, Activity, and Age of the Ursa Major Group”, The Astronomical Journal, 125 (4): 1980–2017, Bibcode:2003AJ....125.1980K, doi:10.1086/368241
  8. ^ a b Royer, F.; Zorec, J.; Gómez, A. E. (tháng 2 năm 2007), “Rotational velocities of A-type stars. III. Velocity distributions”, Astronomy and Astrophysics, 463 (2): 671–682, arXiv:astro-ph/0610785, Bibcode:2007A&A...463..671R, doi:10.1051/0004-6361:20065224
  9. ^ a b Su, K. Y. L.; và đồng nghiệp (tháng 12 năm 2006), “Debris Disk Evolution around A Stars”, The Astrophysical Journal, 653 (1): 675–689, arXiv:astro-ph/0608563, Bibcode:2006ApJ...653..675S, doi:10.1086/508649
  10. ^ a b Allen, Richard Hinckley (1899), “Star-names and their meanings”, New York, G. E. Stechert, Bibcode:1899sntm.book.....A
  11. ^ “PHECDA -- Emission-line Star”, SIMBAD, Centre de Données astronomiques de Strasbourg, truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2011
  12. ^ Kunitzsch, Paul; Smart, Tim (2006). A Dictionary of Modern star Names: A Short Guide to 254 Star Names and Their Derivations . Cambridge, Massachusetts: Sky Pub. ISBN 978-1-931559-44-7.
  13. ^ “IAU Catalog of Star Names”. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2016.
  14. ^ Garrison, R. F. (tháng 12 năm 1993), “Anchor Points for the MK System of Spectral Classification”, Bulletin of the American Astronomical Society, 25: 1319, Bibcode:1993AAS...183.1710G, Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2019, truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2012
  15. ^ Perryman, M. A. C.; Lindegren, L.; Kovalevsky, J.; và đồng nghiệp (tháng 7 năm 1997), “The Hipparcos Catalogue”, Astronomy and Astrophysics, 323: L49–L52, Bibcode:1997A&A...323L..49P
  16. ^ Perryman, Michael (2010), “The Making of History's Greatest Star Map”, The Making of History's Greatest Star Map, Astronomers’ Universe, Heidelberg: Springer-Verlag, Bibcode:2010mhgs.book.....P, doi:10.1007/978-3-642-11602-5, ISBN 978-3-642-11601-8
  17. ^ a b c Shaya, Ed J.; Olling, Rob P. (tháng 1 năm 2011), “Very Wide Binaries and Other Comoving Stellar Companions: A Bayesian Analysis of the Hipparcos Catalogue”, The Astrophysical Journal Supplement, 192 (1): 2, arXiv:1007.0425, Bibcode:2011ApJS..192....2S, doi:10.1088/0067-0049/192/1/2
  18. ^ Garfinkle, Robert A. (1997), Star-Hopping: Your Visa to Viewing the Universe, Cambridge University Press, tr. 118, ISBN 0-521-59889-3
  19. ^ “IAU Working Group on Star Names (WGSN)”. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2016.
  20. ^ “Bulletin of the IAU Working Group on Star Names, No. 1” (PDF). Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2016.
  21. ^ “AEEA (Activities of Exhibition and Education in Astronomy) 天文教育資訊網”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2020.
  22. ^ Jaschek, C.; Andrillat, Y. (tháng 6 năm 1998), “AE and A type shell stars”, Astronomy and Astrophysics Supplement, 130 (3): 507–512, Bibcode:1998A&AS..130..507J, doi:10.1051/aas:1998101
  23. ^ Nordgren, Tyler E.; và đồng nghiệp (tháng 12 năm 1999), “Stellar Angular Diameters of Late-Type Giants and Supergiants Measured with the Navy Prototype Optical Interferometer”, The Astronomical Journal, 118 (6): 3032–3038, Bibcode:1999AJ....118.3032N, doi:10.1086/301114
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan