Giải Pulitzer cho kịch

Giải Pulitzer cho kịch (tiếng Anh: Pulitzer Prize for Drama) là một trong các giải Pulitzer của Hoa Kỳ dành cho kịch nghệ. Giải này được thiết lập năm 1918.

Không giống như phần lớn các giải Pulitzer khác, trong những năm từ 1918 tới 2006, thời gian tuyển chọn kịch để trao giải được tính từ ngày 2 tháng 3 năm trước tới ngày 1 tháng 3 năm sau theo mùa kịch ở Broadway, chứ không tính theo lịch năm. Tuy nhiên năm 2006 đã có một quyết định khác: giải năm 2007 sẽ được chọn trong các vở kịch trình diễn từ ngày 1.1.2006 tới ngày 31.12.2006, như vậy thời gian tuyển chọn kịch để trao giải này cũng tương đồng như thời gian tuyển chọn tác phẩm cho các giải Pulitzer khác.

Ban giám khảo xem xét chọn lựa các vở kịch được trình diễn tại các nhà hát ở New York và ở các khu vực. Tuy nhiên, Ban quản lý giải Pulitzer có quyền bác bỏ sự chọn lựa của Ban giám khảo - như đã xảy ra trong giải năm 1986 khi Ban giám khảo chọn vở the CIVIL warS để trao giải, nhưng Ban quản lý giải không đồng ý, nên năm 1986 đã không trao giải.

Năm 1955, Joseph Pulitzer, Jr. đã làm áp lực trên Ban giám khảo để trao giải thưởng cho vở Cat on a Hot Tin Roof, một vở kịch mà Ban giám khảo coi là kém nhất trong số 5 vở kịch vào chung kết, thay vì vở The Flowering Peach của Clifford Odets (vở kịch mà Ban giám khảo cho là xứng đáng nhất) hoặc vở The Bad Seed, vở kịch được Ban giám khảo coi là xứng đáng thứ nhì.[1]

Những vở kịch và soạn giả đoạt giải

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ghi chú:

a/ Từ năm 1983, có nêu thêm những vở kịch vào chung kết (sau vở kịch đoạt giải) b/ Các vở kịch có kèm theo dấu ngôi sao đàng sau (*) cũng đoạt thêm Giải Tony cho kịch hay nhất hoặc Giải Tony cho nhạc kịch hay nhất

Thập niên 1910

[sửa | sửa mã nguồn]

Thập niên 1980

[sửa | sửa mã nguồn]

Thập niên 1990

[sửa | sửa mã nguồn]

Thập niên 2000

[sửa | sửa mã nguồn]

Thập niên 2010

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhạc kịch

[sửa | sửa mã nguồn]

Có 8 vở nhạc kịch đã đoạt giải Pulitzer từ thập niên 1930 tới thập niên 2000, tính trung bình khoảng gần 1 vở nhạc kịch cho mỗi thập kỷ:

Các vở nhạc kịch Of Thee I Sing, Sunday in the Park with George, và Next to Normal là những vở chỉ đoạt giải Pulitzer mà không đoạt Giải Tony cho nhạc kịch hay nhất. Tuy nhiên, vở Of Thee I Sing được trình diễn trước khi có giải Tony.

Những người đoạt giải nhiều lần

[sửa | sửa mã nguồn]

Chỉ có ít nhà soạn kịch đoạt giải này nhiều hơn 1 lần:

  • Eugene O'Neill đoạt giải này 4 lần—nhiều hơn bất cứ nhà soạn kịch nào. Ông đã đoạt giải các năm 1920, 1922, 1928, và 1957.
  • Robert E. Sherwood đoạt giải 3 lần (năm 1936, 1939 và 1941).
  • Edward Albee đoạt giải 3 lần (năm 1967, 1975 và 1994).
  • George S. Kaufman đoạt giải 2 lần (năm 1932 và 1937). Cả hai lần đều là tác phẩm soạn chung với người khác.
  • Thornton Wilder đoạt giải 2 lần (năm 1938 năm 1943).
  • Tennessee Williams đoạt giải 2 lần (năm 1948 và 1955).
  • August Wilson đoạt giải 2 lần (năm 1987 và 1990).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Fischer, Heinz-Dietrich & Erika J. Fischer. The Pulitzer Prize Archive: A History and Anthology of Award-Winning Materials in Journalism, Letters, and Arts München: K.G. Saur, 2008. ISBN 3-598-30170-7 ISBN 9783598301704 p. 246
  2. ^ The Pulitzer committee recommended Edward Albee's Who's Afraid of Virginia Woolf? *, but the Pulitzer board, who have sole discretion in awarding the prize, rejected the recommendation, due to the play's perceived vulgarity, and no award was given instead. Klein, Alvin. "Albee's 'Tiny Alice,' The Whole Enchilada." The New York Times ngày 24 tháng 5 năm 1998: CT11.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Những câu nói lãng mạn đến tận xương tủy
Những câu nói lãng mạn đến tận xương tủy
Những câu nói lãng mạn này sẽ làm thêm một ngày ấm áp trong bạn
Xếp hạng trang bị trong Tensura
Xếp hạng trang bị trong Tensura
Cùng tìm hiểu về bảng xếp hạng trang bị trong thế giới slime
Kishou Arima: White Reaper trong Tokyo Ghoul
Kishou Arima: White Reaper trong Tokyo Ghoul
Kishou Arima (有馬 貴将, Arima Kishō) là một Điều tra viên Ngạ quỷ Cấp đặc biệt nổi tiếng với biệt danh Thần chết của CCG (CCGの死神, Shīshījī no Shinigami)
[Tóm tắt và đánh giá sách] Mindset - Sức mạnh của việc đổi mới tư duy
[Tóm tắt và đánh giá sách] Mindset - Sức mạnh của việc đổi mới tư duy
Mindset là cuốn sách giúp bạn hiểu cặn kẽ về sức mạnh của tư duy dưới nghiên cứu đánh giá tâm lý học - hành vi con người