Hà Đản Giáp

Hà Đản Giáp
河亶甲
Vua Trung Quốc
Vua nhà Thương
Trị vì1534 TCN1526 TCN
Tiền nhiệmNgoại Nhâm
Kế nhiệmTổ Ất
Thông tin chung
Mất1526 TCN
Hậu duệTổ Ất
Thụy hiệu
Bình Vương
Triều đạiNhà Thương
Thân phụThái Mậu

Hà Đản Giáp (chữ Hán: 河亶甲, trị vì: 1534 TCN1526 TCN[1]), tên thật Tử Chỉnh (子整), là vị vua thứ 12 của nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Hà Đản Giáp là con thứ của Thái Mậu (太戊) – vua thứ 9 nhà Thương và là em của các vua Trọng ĐinhNgoại Nhâm – vua thứ 10 và 11 nhà Thương. Khoảng năm 1535 TCN, Ngoại Nhâm qua đời, Hà Đản Giáp lên nối ngôi.

Trong thời gian Hà Đản Giáp làm vua, chính trị nhà Thương lại suy kém khiến các chư hầu không phục. Sử ký Tư Mã Thiên có đề cập đến việc biến loạn trong cung đình nhà Thương trong việc truyền ngôi giữa các con của Thái Mậu và con cháu họ. Việc tranh chấp kéo dài trong nhiều thế hệ vua nhà Thương mà sử sách không nêu chi tiết. Sử ký chỉ cho biết tranh chấp kéo dài thêm 7 đời nữa.

Trong năm đầu tiên sau khi lên ngôi, ông dời đô sang đất Tướng (相). Năm thứ 3, một bộ trưởng của ông là Bành Bá (彭伯) chinh phục được nước Phi (邳). Năm thứ 4 ông phát động một cuộc tấn công chống lại các tộc người Lam Xích (蓝夷). Trong năm thứ 5 nước Tây An (侁人) thôn tính Ban Phương (班方) nhưng sau đó bị đánh bại bởi bộ trưởng của ông là Bành Bá và Vi Bá (韦伯) nên phải cử sứ đến Thương

Khoảng năm 1526 TCN, Ngoại Nhâm qua đời. Ông ở ngôi tất cả chín năm. Con ông là Tổ Ất (祖乙) lên nối ngôi [2][3][4][5].

Giáp cốt văn khai quật tại Ân Khư ghi ông là vua thứ 11 của nhà Thương và được nối ngôi bởi em là Tổ Ất [4][5].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sử ký Tư Mã Thiên - Những điều chưa biết, Bùi Hạnh Cẩn và Việt Anh dịch (2007), Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, thiên:
    • Ân bản kỷ
  • Trình Doãn Thắng, Ngô Trâu Cương, Thái Thành (1998), Cố sự Quỳnh Lâm, Nhà xuất bản Thanh Hoá

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Trình Doãn Thắng, Ngô Trâu Cương, Thái Thành, sách đã dẫn, tr 17
  2. ^ Bai, Shouyi (2002). An Outline History of China. Beijing: Foreign Language Press. ISBN 7-119-02347-0.
  3. ^ “Emperor Table of Shang Dynasty”. Travel China Guide. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2008.
  4. ^ a b “The Shang Dynasty Rulers”. China Knowledge. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2007.
  5. ^ a b “Shang Kingship And Shang Kinship” (PDF). Đại học Indiana. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2007.
Tiền nhiệm:
Ngoại Nhâm
Vua nhà Thương
1534 TCN1526 TCN
Kế nhiệm:
Tổ Ất
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Lịch sử nước biển khởi nguyên - Genshin Impact
Lịch sử nước biển khởi nguyên - Genshin Impact
Thế giới ngày xưa khi chưa có Thần - hay còn gọi là “Thế giới cũ” - được thống trị bởi bảy vị đại vương đáng sợ
Giới thiệu Frey - Sky Queen trong Tensura
Giới thiệu Frey - Sky Queen trong Tensura
Frey có đôi cánh trên lưng và móng vuốt ở chân. Cô ấy có mái tóc trắng và thường được nhìn thấy mặc một chiếc váy đỏ.
Guide Hướng dẫn build Eula - Genshin Impact
Guide Hướng dẫn build Eula - Genshin Impact
Eula là nhân vật Hypercarry sát thương vật lí mạnh mẽ và có thể gây ra lượng dmg nuke hàng đầu game hiện tại
Viễn cảnh đầu tư 2024: giá hàng hóa leo thang và “chiếc giẻ lau” mới của Mỹ
Viễn cảnh đầu tư 2024: giá hàng hóa leo thang và “chiếc giẻ lau” mới của Mỹ
Lạm phát vẫn ở mức cao khiến FED có cái cớ để tiếp tục duy trì thắt chặt, giá cả của các loại hàng hóa và tài sản vẫn tiếp tục xu hướng gia tăng