Cổng thông tin Lịch sử
Lịch sử ít nhất có hai nghĩa. Thứ nhất là sự biến đổi của vật tồn tại trong hiện thực được diễn đạt khác đi và định nghĩa là Lịch sử. Tuy nhiên việc bảo tồn quá trình đó là không có và cuối cùng biến mất. Một ý nghĩa khác của lịch sử là chỉ kết quả ghi chép lại với đối tượng là sự biến chuyển đang dần biến mất đó tức là ghi chép lịch sử. Như vậy cái trước được gọi là nghĩa rộng: toàn thể các sự kiện, cái thứ hai được gọi là sách lịch sử. Các nhà nghiên cứu đều có mong muốn nghiên cứu sâu lịch sử và dự đoán tương lai. Tuy nhiên cả ghi chép lịch sử cũng không có khả năng ghi lại trung thực toàn bộ những gì diễn ra trong quá khứ vì nó chịu sự chi phối của lượng thông tin và độ chính xác của thông tin mà người chép sử có; phương pháp luận, định kiến chính trị, hệ tư tưởng, nhân sinh quan, các giá trị đạo đức của anh ta và nhất là bối cảnh chính trị xã hội mà anh ta đang sống. Tất cả những yếu tố này trở thành bộ lọc và lăng kính bóp méo sự thật lịch sử. Sử học chỉ là một cách tiếp cận của nhà sử học đối với những sự kiện trong quá khứ chứ không phải là sự phản ánh chính xác những sự kiện đó như chúng từng xảy ra. Edward Hallett Carr trong tác phẩm Lịch sử là gì? đã chỉ ra điều đó. Chính vì vậy các ghi chép trong chính sử bao gồm sự phản tỉnh hay bất lợi cho kẻ thắng thường có độ tin cậy cao hơn. Chiến tranh Pháp-Đại Nam là cuộc chiến giữa nhà Nguyễn của Đại Nam và Đế quốc thực dân Pháp, diễn ra từ năm 1858 đến năm 1884. Cuộc chiến kết thúc bằng thắng lợi của Đế quốc thực dân Pháp, người Pháp xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ Đại Nam và thiết lập bộ máy cai trị, bắt đầu thời kỳ Pháp thuộc trong lịch sử Việt Nam. Tháng 8 năm 1858, quân viễn chinh Pháp cùng Tây Ban Nha đổ bộ tấn công vào cảng Đà Nẵng và sau đó rút vào xâm chiếm Sài Gòn. Tháng 6 năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp ước nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây kế tiếp để tạo thành một lãnh thổ thuộc địa Cochinchine (Nam kỳ). Sau khi củng cố vị trí vững chắc ở Nam Kỳ, từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp xâm chiếm nốt những phần còn lại của Đại Nam qua những cuộc chiến phức tạp ở Bắc Kỳ. [ Đọc tiếp ] Catherine de Médicis (13 tháng 4 năm 1519 – 5 tháng 1 năm 1589) là hoàng hậu Pháp, vợ của vua Henri II của Pháp. Bà sinh tại Firenze, nước Ý, với tên Caterina Maria Romula di Lorenzo de' Medici. Mẹ của Caterina, Madeleine de la Tour d'Auvergne, nữ bá tước của Boulogne, mất sau khi sinh Caterina được hơn hai tuần. Cha của Caterina, Công tước Lorenzo II de' Medici cũng chết vào 4 tháng 5 cùng năm đó Năm 1533, ở tuổi 14 Caterina kết hôn với Henri, con trai thứ hai của vua Pháp François I và vương hậu Claude, nhằm giúp phát triển quyền lợi của người bác cô, Giáo hoàng Clement VII. Năm 1547, Henri đăng quang, trở thành Vua Henri II. Với tên tiếng Pháp Catherine de Médicis, Caterina trở thành hoàng hậu nước Pháp. Tuy vậy, suốt thời gian trị vì, Henri II loại bỏ ảnh hưởng của Catherine và dành sự ưu ái cho Diane de Poitiers, tình nhân của nhà vua. Sau khi Henri tử nạn năm 1559, Catherine đột ngột bị cuốn vào chính trường, trở thành thái hậu của tân vương mới mười lăm tuổi, François II. François II chết sau một năm trị vì, Catherine trở nên nhiếp chính đầy quyền lực cho con trai mười tuổi của bà, Vua Charles IX. Charles băng hà năm 1574, Catherine lại tiếp tục là thế lực đáng kể khi con trai thứ ba của bà, Henri III, kế thừa ngôi vua nước Pháp. [ Đọc tiếp ]
Ngày này năm xưa17 tháng 1: Ngày Onigiri tại Nhật Bản.
Bức tranh vẽ mô tả trận pháo đài Sanders diễn ra vào ngày 29 tháng 11 năm 1863 trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ.
Ảnh: Kurz và Allison Nội dung chọn lọc+chất lượng caoBài viết chọn lọc (129)Chiến hạmChiến dịch/trận chiếnNhân vậtCựu quốc gia
Đề tài khác
Chủ điểm chọn lọc (8)
Danh sách chọn lọc (4)
Bài viết tốt (28)Nhân vật
Đề tài khácTham giaChủ đề Lịch sử đang được xây dựng nên rất cần sự giúp đỡ, đóng góp của các bạn về nội dung lẫn giao diện. Các bạn có thể:
Các đề tàiCác thể loạiTrên các dự án Wikimedia |