Hãy làm tình, đừng gây chiến

Những người biểu tình phản đối Chiến tranh Iraq, năm 2008

Hãy làm tình, đừng gây chiến (tiếng Anh: Make love, not war) là khẩu hiệu chống chiến tranh thường liên quan phổ biến phong trào chống văn hóa thập niên 1960Hoa Kỳ. Khẩu hiệu này ban đầu được sử dụng chủ yếu bởi những người chống chiến tranh Việt Nam nhưng đã được viện dẫn trong những ngữ cảnh chống chiến tranh khác kể từ đó.[1][2] Phần "làm tình" (make love) của khẩu hiệu thường để nói tới việc thực hành tự do yêu đương, một phong trào phát triển ở giới trẻ Mỹ không chấp nhận hôn nhân, coi đó gây ràng buộc về xã hội và tài chính, một công cụ của những người ủng hộ chiến tranh và ưa chuộng nền văn hóa cổ truyền bảo thủ.[3]

Nguồn gốc cụm từ không rõ lắm. Gershon Legman tuyên bố là mình đã tạo ra cụm từ này,[4][5] cũng như ca sĩ Mỹ Rod McKuen,[6] Những nhà hoạt động cấp tiến Penelope và Franklin Rosemont, và Tor Faegre đã giúp làm phổ biến cụm từ này bằng cách in ấn hàng ngàn khẩu hiệu "Make Love, Not War" tại nhà sách Solidarity Bookshop ở Chicago, Illinois và phân phối chung tại cuộc diễu hành hoàn bình Ngày của Mẹ năm 1965. Họ là những người đầu tiên in ấn câu khẩu hiệu.[7] Trong tháng 4 năm 1965, tại một cuộc biểu tình về Việt Nam ở Eugene, Oregon, Diane Newell Meyer, lúc đó là một sinh viên năm cuối tại Đại học Oregon, kẹp một ghi chú viết tay trên áo len với nội dung "Chúng ta hãy làm tình thay vì gây chiến", do đó đánh dấu sự bắt đầu phổ biến của cụm từ này. Một hình ảnh của Meyer đeo khẩu hiệu được in tại Eugene Register-Guard và sau đó một bài viết có liên quan đăng ở tờ New York Times vào ngày 9 tháng 5 năm 1965.

Khi khẩu hiệu này được dùng ở California năm 1967, Ronald Reagan lúc đó là thống đốc đã giễu cợt về những người phản đối: "Những người này trông có vẻ như không thể làm được điều gì trong cả hai thứ này".[8]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Fattig, Paul. “Make Love, Not War! coined in Ashland”. Medford Mail Tribune. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2010. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  2. ^ Levitas, Mitchel (9 tháng 5 năm 1965). “Vietnam Comes to Oregon U”. New York Times.
  3. ^ Emma Goldman:People & Events: Free Love PBS.org, Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2014
  4. ^ Dudar, H., "Love and death (and schmutz): G. Legman's second thoughts," Village Voice, ngày 1 tháng 5 năm 1984, tr. 41-43.
  5. ^ Scott, Janny: "Gershon Legman, Anthologist of Erotic Humor, Is Dead at 81", The New York Times, ngày 14 tháng 3 năm 1999. URL last accessed 2014-05-01.
  6. ^ McKuen, R.: Flight Plan ngày 14 tháng 3 năm 2005 Lưu trữ 2014-05-02 tại Wayback Machine. URL last truy cập 2014-05-01.
  7. ^ Rosemont, Penelope. Dreams and Everyday Life: A Sixties Notebook. Chicago: Charles H. Kerr, 2008:40-41.
  8. ^ D'Souza, Dinesh: Ronald Reagan: How an Ordinary Man Became an Extraordinary Leader, p. 71, Simon and Schuster 1999, ISBN 0684848236.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review sách
Review sách "Thiên thần và ác quỷ"- Dan Brown: khi ác quỷ cũng nằm trong thiên thần!
Trước hết là đọc sách của Dan dễ bị thu hút bởi lối dẫn dắt khiến người đọc vô cùng tò mò mà không dứt ra được
Nhân vật Geto Suguru - Jujutsu Kaisen
Nhân vật Geto Suguru - Jujutsu Kaisen
Geto Suguru (夏げ油とう傑すぐる Getō Suguru?, Hạ Du Kiệt) là một phản diện trong bộ truyện Chú thuật hồi chiến và tiền truyện Chú thuật hồi chiến - Trường chuyên chú thuật Tokyo
Các loại phô mai ngon nhất chinh phục được cả thế giới
Các loại phô mai ngon nhất chinh phục được cả thế giới
Phô mai là thực phẩm phổ biến ở phương Tây. Ngày nay, phô mai được sử dụng rộng rãi trên thế giới kể cả tại Việt Nam
Một vài thông tin về Joy Boy  - One Piece
Một vài thông tin về Joy Boy - One Piece
Ông chính là người đã để lại một báu vật tại hòn đảo cuối cùng của Grand Line, sau này báu vật ấy được gọi là One Piece, và hòn đảo đó được Roger đặt tên Laugh Tale