Hình bình hành

Hình bình hành

Hình bình hành trong hình học Euclid là một hình tứ giác được tạo thành khi hai cặp đường thẳng song song cắt nhau. Nó là một dạng đặc biệt của hình thang gồm 4 góc và có những tính chất giống hình thang và hình chữ nhật. Tuy nhiên, theo cách dạy phổ biến trong các chương trình giáo dục, hình bình hành không phải là hình thang vì định nghĩa của hình thang yêu cầu chỉ một cặp cạnh song song.

Trong không gian 3 chiều, khối tương đương với hình bình hành là hình khối lục diện.

Tính chất

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong một hình bình hành có:

  1. Các cạnh đối song song và bằng nhau.
  2. Các góc đối bằng nhau.
  3. Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường

Diện tích hình bình hành

[sửa | sửa mã nguồn]
Diện tích của hình bình hành là phần tô màu xanh

-Diện tích hình bình hành bằng độ dài cạnh đáy nhân với độ dài chiều cao.

Gọi B là độ dài cạnh đáy, H là độ dài chiều cao và S là diện tích.

Ngoài ra, diện tích hình bình hành cũng được tính bằng tích độ dài 2 cạnh kề nhân với sin góc hợp bởi 2 cạnh

Gọi A và B lần lượt là độ dài 2 cạnh và là góc hợp bởi 2 cạnh

Chu vi hình bình hành

[sửa | sửa mã nguồn]

-Chu vi của một hình bình hành bằng 2 lần tổng một cặp cạnh kề nhau bất kỳ:

Dấu hiệu nhận biết hình bình hành

[sửa | sửa mã nguồn]

Hình bình hành là một tứ giác đặc biệt

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Tứ giác có hai cặp cạnh đối song song là hình bình hành.
  2. Tứ giác có hai cặp cạnh đối bằng nhau là hình bình hành
  3. Tứ giác có một cặp cạnh đối diện vừa song song và vừa bằng nhau là hình bình hành.
  4. Tứ giác có hai cặp góc đối bằng nhau là hình bình hành.
  5. Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.

Tâm đối xứng

[sửa | sửa mã nguồn]

-Giao điểm hai đường chéo của hình bình hành là tâm đối xứng của hình bình hành đó.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

- Cách tính chiều cao hình bình hành: chiều cao hình bình hành bằng diện tích chia cho cạnh đáy, trong đó S là diện tích, A là cạnh đáy và H là chiều cao. H = S: A

- Cách tính cạnh đáy hình bình hành: cạnh đáy hình bình hành bằng diện tích chia cho chiều cao, trong đó S là diện tích, A là cạnh đáy và H là chiều cao. A = S: H

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Sách giáo khoa Toán lớp 8 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Mối liên hệ giữa Attack on Titan và Thần Thoại Bắc Âu
Mối liên hệ giữa Attack on Titan và Thần Thoại Bắc Âu
Hôm nay mình sẽ bàn về những mối liên hệ mật thiết giữa AoT và Thần Thoại Bắc Âu nhé, vì hình tượng các Titan cũng như thế giới của nó là cảm hứng lấy từ Thần Thoại Bắc Âu
Cùng nhìn lại kế hoạch mà Kenjaku đã mưu tính suốt cả nghìn năm
Cùng nhìn lại kế hoạch mà Kenjaku đã mưu tính suốt cả nghìn năm
Cho đến hiện tại Kenjaku đang từng bước hoàn thiện dần dần kế hoạch của mình. Cùng nhìn lại kế hoạch mà hắn đã lên mưu kế thực hiện trong suốt cả thiên niên kỉ qua nhé.
Review Neuromancer - cột mốc kinh điển của Cyberpunk
Review Neuromancer - cột mốc kinh điển của Cyberpunk
Neuromancer là một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng hồi năm 1984 của William Gibson
Airi Sakura Classroom of the Elite
Airi Sakura Classroom of the Elite
Airi Sakura (佐さ倉くら 愛あい里り, Sakura Airi) là một học sinh của Lớp 1-D và từng là một người mẫu ảnh (gravure idol).