Hệ thống các phiên

Các phiên ( han?) hoặc lãnh địa là một thuật ngữ lịch sử của Nhật Bản, được đặt cho phần đất đai thuộc sở hữu của một chiến binh bắt đầu từ sau thế kỷ thứ 12, hoặc của một daimyo trong thời kỳ Edo và đầu thời kỳ Minh Trị.[1]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời kỳ Chiến Quốc, Toyotomi Hideyoshi đã tạo ra một sự thay đổi cho hệ thống phiên. Hệ thống phong kiến dựa vào đất đai đã trở thành một khái niệm trừu tượng dựa trên các cuộc khảo sát địa chính định kỳ và sản lượng nông nghiệp theo kế hoạch.[2]

Tại Nhật Bản, một lãnh địa phong kiến được xác định trong điều kiện thu nhập dự kiến hằng năm. Điều này khác với chế độ phong kiến phương Tây (feudalism). Ví dụ, một số nhà Nhật Bản học thời kì đầu như AppertPapinot đánh đấu điểm nổi bật về sản lượng koku hằng năm được cấp cho gia tộc Shimazuphiên Satsuma từ thế kỷ thứ 12.[3]

Trong năm 1690, phiên giàu có nhất là phiên Kaga với khoảng hơn một triệu koku.[4] Nơi này thuộc địa phận tỉnh Kaga, tỉnh Etchūtỉnh Noto.

Thời kì Edo[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời kỳ Edo, các lãnh địa của daimyo được phân định trong các điều khoản của kokudaka (石高, thạch cao), mà không phải là vùng đất.[5] Các phân khu tỉnh của Nhật hoàng và các phân khu lãnh địa thuộc Mạc phủ là các hệ thống mang tính bổ sung cho nhau. Ví dụ, khi shogun ra lệnh cho để thực hiện một cuộc điều tra dân số hoặc để vẽ bản đồ, công việc được tổ chức dọc theo các phần biên giới của tỉnh kuni.[6]

Thời kì Minh Trị[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời kì Minh Trị từ năm 1869 tới năm 1871, tước hiệu của daimyo trong hệ thống phiên là phiên tri sự (藩知事?, han-chiji) hoặc trì phiên sự (知藩事?chihanji).[7]

Trong năm 1871, gần như tất cả các lãnh địa đều bị giải tán; và hệ thống đô đạo phủ huyện thay thế hệ thống phiên.[1] Vào cùng thời điểm, chính phủ Minh Trị thành lập Phiên Ryūkyū, tồn tại từ năm 1872 tới năm 1879.[8]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Nussbaum, Louis-Frédéric. (2005).
  2. ^ Mass, Jeffrey P. and William B. Hauser. (1987).
  3. ^ Appert, Georges. (1888).
  4. ^ Totman, Conrad. (1993).
  5. ^ Elison, George and Bardwell L. Smith (1987).
  6. ^ Roberts, Luke S. (2002).
  7. ^ Lebra, Takie S. (1995).
  8. ^ Matsumura, Wendy. (2007).

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Polumnia Omnia - Lời oán than của kẻ ngu muội
Polumnia Omnia - Lời oán than của kẻ ngu muội
Đây là bản dịch lời của bài [Polumnia Omnia], cũng là bản nhạc nền chủ đạo cho giai đoạn 2 của Boss "Shouki no Kami, Kẻ Hoang Đàng".
Tại sao bạn không cắt lỗ (theo tâm lý học)
Tại sao bạn không cắt lỗ (theo tâm lý học)
Đưa ra quyết định mua cổ phiếu là bạn đang bước vào 1 cuộc đặt cược, nếu đúng bạn sẽ có lời và nếu sai thì bạn chịu lỗ
Công thức làm lẩu ếch măng cay
Công thức làm lẩu ếch măng cay
Lẩu ếch măng cay là một trong những món ngon trứ danh với hương vị hấp dẫn, được rất nhiều người yêu thích, cuốn hút người sành ăn
Vegapunk và quan điểm về tôn giáo của Albert Einstein
Vegapunk và quan điểm về tôn giáo của Albert Einstein
Tương lai đa dạng của loài người chính là năng lực. Căn cứ theo điều đó, thứ "Trái với tự nhiên" mới bị "Biển cả", mẹ của tự nhiên ghét bỏ