Hệ thống thực phẩm

Một thuyết minh bằng tiếng Anh về hệ thống chuỗi thực phẩm

Hệ thống thực phẩm (Food system) mô tả các hệ thống, các chuỗiquy trình liên kết có ảnh hưởng đến các yếu tố về chất lượng thực phẩm, chất dinh dưỡng, sức khỏe, phát triển cộng đồngnông nghiệp (nông sản, nông phẩm). Một hệ thống thực phẩm bao gồm tất cả các quy trình và cơ sở hạ tầng (kết cấu hạ tầng kỹ thuật) liên quan đến việc nuôi sống một cộng đồng địa phương, dân số quốc gia từ các hoạt động trồng trọt, thu hoạch, chế biến thực phẩm, bảo quản thực phẩm, cất trữ thực phẩm, đóng gói, vận chuyển, tiếp thị, tiêu thụ, phân phối và xử lý thực phẩm và các mặt hàng liên quan đến thực phẩm. Hệ thống thực phẩm cũng bao gồm các đầu vào cần thiết và đầu ra được tạo ra ở mỗi khẩu mỗi bước này. Hệ thống thực phẩm nằm trong hệ thống nông nghiệp-thực phẩm (nông phẩm), bao gồm toàn bộ phạm vi các tác nhân và các hoạt động gia tăng giá trị liên kết của họ trong sản xuất chính thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp phi thực phẩm, cũng như trong bảo quản thực phẩm, tập hợp, xử lý sau thu hoạch, vận chuyển, chế biến, phân phối, tiếp thị, xử lý và tiêu thụ[1].

Đại cương

[sửa | sửa mã nguồn]
Canh tác hữu cơ

Hệ thống thực phẩm hoạt động trong khuôn khổ và chịu ảnh hưởng của bối cảnh xã hội, chính trị, kinh tế, công nghệmôi trường. Nó cũng đòi hỏi nguồn nhân lực cung cấp nhân lực lao động, nghiên cứu và giáo dục. Hệ thống thực phẩm có thể là hệ thống thực phẩm thông thường hoặc hệ thống thực phẩm thay thế theo mô hình hạn sử dụng thực phẩm từ khi xuất hiện đến khi được bày biện trên bàn ăn[2][3][4]. Hệ thống thực phẩm phụ thuộc vào nhiều dịch vụ hệ sinh thái, chẵng hạn như quy định về sâu hại tự nhiên, vi sinh vật cung cấp quá trình cố định nitơ và các loài thụ phấn[5]. Theo IPCC thì hệ thống thực phẩm toàn cầu bao gồm tất cả các ngành công nghiệp khác nhau liên quan đến hệ thống thực phẩm bền vững và thông thường, cung cấp việc làm cho 1 tỷ người[6]. Hệ thống lương thực toàn cầu này đang phải đối mặt với một số thách thức do các vấn đề an ninh lương thực toàn cầu cản trở do biến đổi khí hậu và các tác nhân căng thẳng không phải do biến đổi khí hậu gây ra cho cả hệ thống[6]. Khoảng 34% tổng lượng khí thải nhà kính là do hệ thống thực phẩm toàn cầu gây ra[7][8][6]. Năm 2020, một đánh giá dựa trên bằng chứng của EU cho thấy lượng khí thải từ hệ thống thực phẩm sẽ tăng 30–40% vào năm 2050 do dân số tăng và chế độ ăn uống thay đổi[9].

Điều quan trọng là phải xây dựng khả năng phục hồi của hệ thống nông phẩm-lương thực (Agrifood systems) để chúng có khả năng biến đổi theo thời gian, trước mọi sự gián đoạn, để đảm bảo tính sẵn có và khả năng tiếp cận bền vững với nguồn thực phẩm đủ đầy, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo chất lượng và bổ dưỡng cho tất cả mọi người, đồng thời duy trì sinh kế của các bên liên quan đến hệ thống nông-lương thực[1]. Việc chuyển đổi sang hệ thống thực phẩm bền vững là rất quan trọng để giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, nạn đói, mất đa dạng sinh học và nạn phá rừng. Giải quyết các vấn đề ở từng giai đoạn trong hệ thống có thể có tác động trên toàn hệ thống vì 30-40% sản lượng thực phẩm được sản xuất bị mất mát, hao hụt từ ​​sau thu hoạch cho đến khi bán lẻ và đến tay người tiêu dùng[10]. Giảm lãng phí thực phẩm sau đó sẽ giảm tác động môi trường của nông nghiệp, chẳng hạn như tác động của việc sử dụng đất, và giảm giá thực phẩm hoặc ngăn ngừa thiếu hụt nguồn thực phẩm dự trữ. Chính sách quốc tế ngày càng tiếp cận chính sách theo quan điểm hệ thống thực phẩm: Mục tiêu phát triển bền vững 2: Không còn nạn đóiMục tiêu phát triển bền vững 12: tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm tập trung vào hệ thống thực phẩm bền vững và Bền vững và vào tháng 9 năm 2021, Liên Hợp quốc đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về hệ thống thực phẩm đầu tiên (Food Systems Summit)[11].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b The State of Food and Agriculture 2021. Making agrifood systems more resilient to shocks and stresses, In brief. Rome: FAO. 2021. doi:10.4060/cb7351en. ISBN 978-92-5-135208-3. S2CID 244536830.
  2. ^ “A Primer on Community Food Systems: Linking Food, Nutrition and Agriculture” (PDF). Farmland Information Center. 7 tháng 11 năm 2024. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2019. all processes involved in keeping us fed: growing, harvesting, processing (or transforming or changing), packaging, transporting, marketing, consuming and disposing of food and food packages.
  3. ^ Ericksen, Polly J. (tháng 2 năm 2008). “Conceptualizing food systems for global environmental change research” (PDF). Global Environmental Change. 18 (1): 234–245. Bibcode:2008GEC....18..234E. doi:10.1016/j.gloenvcha.2007.09.002. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2019.
  4. ^ Development Policy Review, 2003, 21 (5-6): 531-553 Food Policy Old and New - Simon Maxwell and Rachel Slater∗
  5. ^ Zurek, Monika; Ingram, John; Sanderson Bellamy, Angelina; Goold, Conor; Lyon, Christopher; Alexander, Peter; Barnes, Andrew; Bebber, Daniel P.; Breeze, Tom D.; Bruce, Ann; Collins, Lisa M.; Davies, Jessica; Doherty, Bob; Ensor, Jonathan; Franco, Sofia C. (17 tháng 10 năm 2022). “Food System Resilience: Concepts, Issues, and Challenges”. Annual Review of Environment and Resources (bằng tiếng Anh). 47 (1): 511–534. doi:10.1146/annurev-environ-112320-050744. hdl:20.500.11820/892d615a-5f55-45b7-9afa-d98304809e18. ISSN 1543-5938. S2CID 252457011.
  6. ^ a b c Mbow, C.; Rosenzweig, C.; Barioni, L. G.; Benton, T.; và đồng nghiệp (2019). “Chapter 5: Food Security” (PDF). IPCC Special Report on Climate Change and Land. tr. 439–442.
  7. ^ “FAO - News Article: Food systems account for more than one third of global greenhouse gas emissions”. www.fao.org (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2021.
  8. ^ Crippa, M.; Solazzo, E.; Guizzardi, D.; Monforti-Ferrario, F.; Tubiello, F. N.; Leip, A. (tháng 3 năm 2021). “Food systems are responsible for a third of global anthropogenic GHG emissions”. Nature Food (bằng tiếng Anh). 2 (3): 198–209. doi:10.1038/s43016-021-00225-9. ISSN 2662-1355. PMID 37117443. S2CID 233831795.
  9. ^ SAPEA (2020). A sustainable food system for the European Union (PDF). Berlin: Science Advice for Policy by European Academies. tr. 39. doi:10.26356/sustainablefood. ISBN 978-3-9820301-7-3. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2020.
  10. ^ “Reduced Food Waste”. Project Drawdown (bằng tiếng Anh). 12 tháng 2 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2021.
  11. ^ “Outrage + Optimism: 117. The Seeds Are Sown for a Food Revolution with Agnes Kalibata”. outrageandoptimism.libsyn.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2021.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

 Bài viết này có chứa văn bản từ một tác phẩm có nội dung tự do. Dưới giấy phép CC BY-SA 3.0 (license statement/permission). Văn bản lấy từ The State of Food and Agriculture 2019. Moving forward on food loss and waste reduction, In brief​, 24, FAO, FAO.

 Bài viết này có chứa văn bản từ một tác phẩm có nội dung tự do. Dưới giấy phép CC BY-SA 3.0 (license statement/permission). Văn bản lấy từ The State of Food and Agriculture 2021. Making agrifood systems more resilient to shocks and stresses, In brief​, FAO, FAO.

 Bài viết này có chứa văn bản từ một tác phẩm có nội dung tự do. Dưới giấy phép CC BY-SA 3.0 (license statement/permission). Văn bản lấy từ Robust transport networks support agrifood systems' resilience​, FAO, FAO.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Review sách] Đứa con đi hoang trở về: Khi tự do chỉ là lối thoát trong tâm tưởng
[Review sách] Đứa con đi hoang trở về: Khi tự do chỉ là lối thoát trong tâm tưởng
Có bao giờ cậu tự hỏi, vì sao con người ta cứ đâm đầu làm một việc, bất chấp những lời cảnh báo, những tấm gương thất bại trước đó?
Cách quản lý thời gian để học tập sao cho tốt
Cách quản lý thời gian để học tập sao cho tốt
Cùng tìm hiểu cách quản lý thời gian tối ưu cho việc học tập của một học bá Đại học Bắc Kinh
"Chuyện người chuyện ngỗng": Đồng hành cùng vật nuôi thay đổi cuộc đời bạn như thế nào?
Rất có thể bạn và gia đình của bạn đã từng nuôi thú cưng, mà phổ biến nhất có lẽ là chó mèo.
Discovery Channel - Through the Wormhole Season 8 vietsub
Discovery Channel - Through the Wormhole Season 8 vietsub
Thông qua lỗ giun mùa 8 (2017) là chương trình phim khoa học do Morgan Freeman dẫn dắt đưa chúng ta khám phá và tìm hiểu những kiến thức về lỗ sâu đục, lỗ giun hay cầu Einstein-Rosen