Bao bì thực phẩm

Đóng gói bao bì thực phẩm

Bao bì thực phẩm (Food packaging) là loại bao bì chuyên dùng để chứa đựng, bao bọc các loại thực phẩm, chúng là một hệ thống đóng gói bao bìnhãn bao bì được thiết kế riêng cho thực phẩm và là một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong số các quy trình liên quan đến ngành công nghiệp thực phẩm, vì nó bảo vệ sản phẩm khỏi các biến đổi về mặt hóa học, sinh họcvật lý[1]. Mục đích chính của bao bì thực phẩm là cung cấp phương tiện thiết thực để bảo vệ và vận chuyển hàng hóa thực phẩm với chi phí hợp lý, đồng thời đáp ứng nhu cầu và mong đợi của cả người tiêu dùngngành công nghiệp[1][2]. Ngoài ra, các xu hướng hiện tại như tính bền vững, giảm tác động môi trường và kéo dài thời hạn sử dụng đã dần trở thành một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong việc thiết kế hệ thống đóng gói[3]. Trên thị trường có các cách phân loại bao bì phổ biến gồm bao bì giấy, bao bì nhựa, đồ chứa bằng thủy tinh, bao bì kim loại.

Bao bì giấy (bọc giấy) có ưu điểm thân thiện với môi trường do có khả năng tái chế, lành tính và không gây độc hại đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, chúng chỉ được sử dụng một lần cũng như độ bền thấp, dễ bị rách toạc. Bao bì nhựa khá phổ biến hiện nay do độ bền cao, dễ tạo hình vì độ dẻo và nhất là chi phí sản xuất thấp nhưng khó phân hủy và tùy loại nhựa có thể gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Khi đóng gói với bao bị nhựa (ni-lông) ngày nay thì người ta còn sử dụng kỹ thuật hút chân không để giúp bảo quản thực phẩm lâu hơn. Bao bì nhựa ngày nay phổ biến loại màng bọc thực phẩm tiện dụng. Đồ đựng bằng thủy tinh mang đến cho người dùng trải nghiệm cảm giác sang trọng do có tính thẩm mỹ cao nhưng chúng đặc biệt dễ vỡ tan. Bao bì kim loại được sử dụng phổ biến với các loại thức ăn chế biến sẵn, đóng hộp giúp thực phẩm đựng bên trong có thể được bảo quản trong một thời gian dài mà không lo bị hỏng.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Marsh, Kenneth; Bugusu, Betty (tháng 4 năm 2007). “Food Packaging?Roles, Materials, and Environmental Issues”. Journal of Food Science. 72 (3): R39–R55. doi:10.1111/j.1750-3841.2007.00301.x. PMID 17995809. S2CID 12127364.
  2. ^ Dunn, Thomas J. (2015). “Food Packaging”. Kirk-Othmer Encyclopedia of Chemical Technology. doi:10.1002/0471238961.0615150402181504.a01.pub3.
  3. ^ Licciardello, Fabio (4 tháng 5 năm 2017). “Packaging, blessing in disguise. Review on its diverse contribution to food sustainability”. Trends in Food Science & Technology. 65 (65): 32–39. doi:10.1016/J.TIFS.2017.05.003. hdl:11380/1163967.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hans-Jürgen Bässler und Frank Lehmann : Containment Technology: Progress in the Pharmaceutical and Food Processing Industry. Springer, Berlin 2013, ISBN 978-3642392917
  • Heldman, D.R. ed (2003). "Encyclopedia of Agricultural, Food, and Biological Engineering". New York: Marcel Dekker
  • Potter, N.N. and J.H. Hotchkiss. (1995). "Food Science", Fifth Edition.New York: Chapman & Hall. pp. 478–513.
  • Robertson, G. L. (2013). "Food Packaging: Principles & Practice". CRC Press. ISBN 978-1-4398-6241-4
  • Selke, S, (1994). "Packaging and the Environment". ISBN 1-56676-104-2
  • Selke, S, (2004) "Plastics Packaging", ISBN 1-56990-372-7
  • Soroka, W. (2009). "Fundamentals of Packaging Technology". Institute of Packaging Professionals. ISBN 1-930268-28-9
  • Stillwell, E. J, (1991) "Packaging for the Environment", A. D. Little, 1991, ISBN 0-8144-5074-1
  • Yam, K. L., "Encyclopedia of Packaging Technology", John Wiley & Sons, 2009, ISBN 978-0-470-08704-6

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan