Học viện Tư pháp (Việt Nam)

Học viện Tư pháp Việt Nam
Judicial Academy
Địa chỉ
phố Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy
, ,
Thông tin
LoạiĐại học công lập
Thành lập25 tháng 2 năm 2004; 20 năm trước (2004-02-25)
Khuôn viênNội thành
Websitehocvientuphap.edu.vn
judaca.edu.vn
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởng danh dựNguyễn Xuân Thu - Phó Giám Đốc phụ trách;
Nguyễn Trường Thiệp;
Trương Thế Côn

Học viện Tư pháp Việt Nam là cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học cấp đại học tại Việt Nam, chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp tại Việt Nam.[1]

Thành lập

[sửa | sửa mã nguồn]

Học viện Tư pháp Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 23/2004/QĐ-TTg ngày 25 tháng 2 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ, trực thuộc Bộ Tư pháp. Học viện Tư pháp là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu hình quốc huy, có tài khoản riêng, có trụ sở tại Hà Nội và cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh.[2]

Ngày 30 tháng 9 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1155/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án "Tiếp tục xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp".[3]

Chức năng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đào tạo nghiệp vụ thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, chấp hành viên, công chứng viên và các chức danh tư pháp khác;
  • Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho Chấp hành viên, Công chứng viên, Luật sư và cán bộ có chức danh tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp; bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho các đối tượng có nhu cầu; bồi dưỡng khác theo quy định của pháp luật có liên quan;
  • Nghiên cứu khoa học phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có chức danh Tư pháp;
  • Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong việc đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học.

Các khoa đào tạo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Khoa Đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư;
  2. Khoa Đào tạo Luật sư;
  3. Khoa Đào tạo Các chức danh thi hành án dân sự;
  4. Khoa Đào tạo Công chứng viên và các chức danh khác;

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Phan Hữu Thư. “Xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo cán bộ tư pháp”. Tạp chí Dân chủ pháp luật. Số chuyên đề 60 năm ngành Tư pháp.
  2. ^ “Giới thiệu”. Học viện Tư pháp. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2019.
  3. ^ phủ, Cổng Thông tin điện tử Chính. “Quyết định số 1155/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc phê duyệt Đề án Tiếp tục xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp”. vanban.chinhphu.vn. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Phân biệt Ma Vương và Quỷ Vương trong Tensura
Phân biệt Ma Vương và Quỷ Vương trong Tensura
Như các bạn đã biết thì trong Tensura có thể chia ra làm hai thế lực chính, đó là Nhân Loại và Ma Vật (Ma Tộc)
Jujutsu Kaisen chương 239: Kẻ sống sót ngốc nghếch
Jujutsu Kaisen chương 239: Kẻ sống sót ngốc nghếch
Cô nàng cáu giận Kenjaku vì tất cả những gì xảy ra trong Tử Diệt Hồi Du. Cô tự hỏi rằng liệu có quá tàn nhẫn không khi cho bọn họ sống lại bằng cách biến họ thành chú vật
Nhân vật Mei Mei -  Jujutsu Kaisen
Nhân vật Mei Mei - Jujutsu Kaisen
Mei Mei (冥 め い 冥 め い Mei Mei?) Là một nhân vật phụ trong bộ Jujutsu Kaisen
Ma Pháp Hạch Kích - 核撃魔法 Tensei Shitara Slime datta ken
Ma Pháp Hạch Kích - 核撃魔法 Tensei Shitara Slime datta ken
Ma Pháp Hạch Kích được phát động bằng cách sử dụng Hắc Viêm Hạch [Abyss Core], một ngọn nghiệp hỏa địa ngục được cho là không thể kiểm soát