Hồ Bá Phấn

Hồ Bá Phấn (? - 1920) tục gọi Đội Phấn, là thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp trong lịch sử Việt Nam.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ra trong gia đình nông dân ở tỉnh Hà Tĩnh, ít được học chữ, nhưng bản tính vốn khẳng khái và yêu nước.

Đến tuổi trưởng thành, ông phải sung vào hàng ngũ lính tập của quân đội Pháp, mà lòng vẫn ngầm giao kết với các đồng chí bên ngoài, đợi cơ hội đánh trả lại họ. Vài năm sau, ông được thăng làm Đội trưởng.

Tháng 5 năm Mậu Thân (1908), nhân việc kháng sưu thuế nổ ra, ông chỉ huy nhóm nội tuyến nổi lên đánh thành Hà Tĩnh. Bị thực dân Pháp điều động binh lính đến đàn áp, nhóm ông rút chạy lên thượng du hội với các nghĩa đảng ở rừng núi, trong số đó có lực lượng của Ngô Quảng[1]Lê Văn Quyên (tức Đội Quyên) [2]. Từ ấy, ông thường đưa nghĩa quân đánh phá đồn Pháp ở quanh vùng Nghệ An-Hà Tĩnh. Hào khí của các ông được sĩ phu khen ngợi, trọng vọng. Riêng Đội Phấn, được họ đặt hiệu là Càn Thái, để biểu dương tấm lòng yêu nước và dũng cảm của ông.

Về sau, do bị đàn áp quá, Ngô Quảng cùng gia đình phải trốn sang Thái Lan, gây cơ sở để đưa thanh niên Việt Nam sang Trung Quốc hoạt động, và rồi mất tại đó (1928)[3]. Còn Đội Quyên thì tự sát vào đêm 20 tháng 8 năm 1917, khi bị quân Pháp ra sức truy lùng[4].

Theo một số tài liệu, thì đến khoảng năm Canh Thân (1920), quân Pháp bắt mới được Đội Phấn. Không chịu khuất phục, họ đem chém chết ông ở quán Thầu Đâu thuộc Vinh (Nghệ An)[5].

Hiện nay ở thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh có con đường mang tên ông.


Sách tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1992.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ngô Quảng (1858 - 1928), hiệu: Thần Sơn, người làng Tam Đa, xã Nghi Hưng, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông tham gia phong trào Cần vương, là bộ tướng của thủ lĩnh Phan Đình Phùng, được cử làm chỉ huy quân thứ Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cùng với Hà Văn Mỹ. Sau khi khởi nghĩa Hương Khê bị quân Pháp đánh dẹp, Ngô Quảng tham gia Duy Tân hội và sang Trung Quốc. Năm 1908, ông về nước, xây dựng căn cứ Bồ Lư ở Thanh Chương. Bị đàn áp, ông cùng gia đình trốn sang Thái Lan, gây cơ sở đưa thanh niên Việt Nam sang Trung Quốc hoạt động. Ông mất tại Thái Lan năm 1928. Nguồn: [1].
  2. ^ Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, tr. 393.
  3. ^ Xem daitudien.net: [2].
  4. ^ Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, tr. 394.
  5. ^ Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, tr. 270.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Mikasa Ackerman trong Shingeki no Kyojin
Nhân vật Mikasa Ackerman trong Shingeki no Kyojin
Mikasa Ackerman (ミカサ・アッカーマン , Mikasa Akkāman) là em gái nuôi của Eren Yeager và là nữ chính của series Shingeki no Kyojin.
Download Saya no Uta Việt hóa
Download Saya no Uta Việt hóa
Trong thời gian sống tại bệnh viện, Fuminori đã gặp 1 cô gái xinh đẹp tên Saya
Sự thật về Biểu tượng Ông Công, Ông Táo
Sự thật về Biểu tượng Ông Công, Ông Táo
Cứ mỗi năm nhằm ngày 23 tháng Chạp, những người con Việt lại sửa soạn mâm cơm "cúng ông Công, ông Táo"
Lý do Levi Ackerman và AOT được yêu thích nhất mọi thời đại
Lý do Levi Ackerman và AOT được yêu thích nhất mọi thời đại
Quá khứ bi thương của Levi thì hẳn chúng ta đã nắm rõ rồi. Levi dành cả tuổi thơ và niên thiếu ở dưới đáy xã hội và chính những bi kịch đã tạo nên anh của hiện tại