Hồ Balkhash

Nhìn từ không gian, tháng 4, 1991
Bản đồ lưu vực hồ Balkhash
Địa lý
Khu vựcKazakhstan
Tọa độ46°10′B 74°20′Đ / 46,167°B 74,333°Đ / 46.167; 74.333
Kiểu hồNội lục, mặn
Nguồn cấp nước chínhIli, Karatal, Aksu, Lepsy, Byan, Kapal, Koksu
Nguồn thoát đi chínhbốc hơi
Quốc gia lưu vựcKazakhstan 85%
Trung Quốc 15%
Độ dài tối đa605 km (376 mi)
Độ rộng tối đaĐông 74 km (46 mi)
Tây 19 km (12 mi)
Diện tích bề mặt16.400 km2 (6.300 dặm vuông Anh)
Độ sâu trung bình5,8 m (19 ft)
Độ sâu tối đa26 m (85 ft)
Dung tích106 mi khối (440 km3)
Cao độ bề mặt341,4 m (1.120 ft)

Hồ Balkhash (tiếng Kazakh: Балқаш көлі, phát âm tiếng Kazakh: [bɑɫqɑʃ kyʉlɘ]; tiếng Nga: Озеро Балхаш, Ozero Balhaš) là một trong những hồ lớn nhất châu Á và là hồ rộng thứ 15 thế giới. Hồ tọa lạc ở Trung Á, trong một lòng chảo nội lục thuộc địa phận KazakhstanTrung Quốc. Nước trong bồn địa đổ vào hồ qua bảy con sông, trong đó, sông Ili, là nguồn cấp nước chính; số khác, như sông Karatal, cấp cả nước bề mặt và dưới bề mặt. Sông Ili lấy nước từ tuyết tan trên những ngọn núi vùng Tân Cương, Trung Quốc.

Hồ hiện rộng chừng 16.400 km2 (6.300 dặm vuông Anh). Tuy vậy, như biển Aral, nó đang bấp bênh do sự đổi hướng của các con sông cấp nước.[1] Một eo nước chia hồ làm hai phần. Phần tây nước ngọt, còn phần đông nước mặn.[2][3][4][5] Phần đông nói chung sâu hơn phần tây 1,7 lần. Thành phố gần hồ nhất cũng mang tên Balkhash và có chừng 66.000 dân. Những hoạt động kinh tế chính quanh hồ là khai mỏ, chế biến quặng và đánh bắt cá.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lake Balkhash, International Lake Environment Committee
  2. ^ “Lake Balkhash”. Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2009.
  3. ^ Igor S. Zektser, Lorne G Everett (2000). Groundwater and the Environment: Applications for the Global Community. CRC Press. tr. 76. ISBN 1-56670-383-2.
  4. ^ Maria Shahgedanova (2002). The Physical Geography of Northern Eurasia. Oxford University Press. tr. 140–141. ISBN 0-19-823384-1.
  5. ^ Yoshiko Kawabata; và đồng nghiệp (1997). “The phytoplankton of some saline lakes in Central Asia”. International Journal of Salt Lake Research. 6 (1): 5–16. doi:10.1007/BF02441865.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan