Hỗ trợ Phát triển Chính thức (hay ODA, viết tắt của cụm từ Official Development Assistance), là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. Gọi là Chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay.
Số liệu năm 2004 của OECD cho biết lượng vốn ODA cung cấp bởi một số nước phát triển:
Nước | Vốn (triệu USD) | % thay đổi hằng năm | % GNI |
---|---|---|---|
Hoa Kỳ | 19000 | 16,4 | 0,16 |
Nhật Bản | 8900 | -0,2 | 0,19 |
Pháp | 8500 | 16,8 | 0,42 |
Anh Quốc | 7800 | 24,7 | 0,36 |
Đức | 7500 | 10,5 | 0,28 |
Hà Lan | 4200 | 6,4 | 0,74 |
Thụy Điển | 2700 | 12,7 | 0,77 |
Các nước giàu khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh - quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị... Vì vậy, họ đều có chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế (những mục tiêu ưu tiên này thay đổi cùng với tình hình phát triển kinh tế - chính trị - xã hội trong nước, khu vực và trên thế giới).Ví dụ:
Ngoài ra, tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án... khiến cho hiệu quả và chất lượng các công trình đầu tư bằng nguồn vốn này còn thấp... có thể đẩy nước tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ nần.
Trong quá trình Việt Nam thoát khỏi mức thu nhập thấp và trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình, các khoản vay ưu đãi sẽ giảm dần và thay vào đó là khoản vay kém ưu đãi hơn. Điều này phụ thuộc hoàn toàn sự thay đổi theo các chính sách mới trong Diễn đàn Phát triển Việt Nam.[1]
Các hình thức đầu tư nước ngoài khác: