Hội chứng chân bồn chồn

restless legs syndrome
Tên khácWillis–Ekbom disease (WED),[1] Wittmaack–Ekbom syndrome
Sleep pattern of a person with restless legs syndrome (red) versus a healthy sleep pattern (blue).
Khoa/NgànhSleep medicine
Triệu chứngUnpleasant feeling in the legs that briefly improves with moving them[2]
Biến chứngDaytime sleepiness, low energy, irritability, depressed mood[2]
Khởi phátMore common with older age[3]
Yếu tố nguy cơLow iron levels, kidney failure, Parkinson's disease, diabetes mellitus, rheumatoid arthritis, pregnancy, certain medications[2][4][5]
Phương pháp chẩn đoánBased on symptoms after ruling out other possible causes[6]
Điều trịLifestyle changes, medication[2]
ThuốcLevodopa, dopamine agonists, gabapentin[4]
Dịch tễ2.5–15% (US)[4]

Hội chứng chân bồn chồn (hay còn gọi hội chứng chân không yên, restless legs syndrome: RLS) là một rối loạn gây ra bởi sự thôi thúc mạnh mẽ để di chuyển chân của một người.[2] Thường xuất hiện một cảm giác khó chịu ở chân và được cải thiện phần nào khi di chuyển. Với những triệu chứng như đau nhức, cảm giác râm ran hoặc như kiến bò trong chân. Thỉnh thoảng có thể ảnh hưởng đến cả cánh tay. Cảm giác này xảy đến lúc nghỉ ngơi và có thể gây khó ngủ. Do gián đoạn trong giấc ngủ, những bệnh nhân RLS có thể bị buồn ngủ vào ban ngày, năng lượng cơ thể thấp, dễ cáu gắt và tâm trạng chán nản. Ngoài ra, nhiều người còn bị co giật chân tay trong khi ngủ.[7]

Các yếu tố nguy cơ của RLS gồm có hàm lượng sắt thấp, suy thận, bệnh Parkinson, đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp và mang thai. Một số loại thuốc cũng có thể gây rối loạn bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc chống dị ứng và thuốc chẹn kênh calci.[5] Có hai loại chính. Một là RLS khởi phát sớm lần đầu trước 45 tuổi, di truyền trong gia đình và xấu đi theo thời gian. Thứ hai là RLS khởi phát muộn lần đầu sau 45 tuổi, bắt đầu đột ngột và không xấu đi. Chẩn đoán thường dựa trên các triệu chứng của một người sau khi đã loại trừ các nguyên nhân tiềm tàng khác.[6]

Hội chứng chân bồn chồn có thể được giải quyết nếu tìm ra vấn đề gốc rễ.[8] Nếu không, điều trị gồm thay đổi lối sống và dùng thuốc. Thay đổi lối sống như việc ngừng sử dụng rượu và thuốc lá, và vệ sinh giấc ngủ. Các loại thuốc được dùng bao gồm levodopa hoặc thuốc tăng dopamine như pramipexole. RLS ảnh hưởng đến 2,5% 15% dân số Mỹ.[4] Nữ giới thường bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới và trở nên phổ biến hơn theo độ tuổi.[3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Restless Legs Syndrome Foundation is now the Willis–Ekbom Disease Foundation”. 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 9 năm 2013.
  2. ^ a b c d e “What Is Restless Legs Syndrome?”. NHLBI. ngày 1 tháng 11 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2016. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “NIH2010What” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  3. ^ a b “Who Is at Risk for Restless Legs Syndrome?”. NHLBI. ngày 1 tháng 11 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2016. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “NIH2010Age” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  4. ^ a b c d Ramar, K; Olson, EJ (15 tháng 8 năm 2013). “Management of common sleep disorders”. American Family Physician. 88 (4): 231–8. PMID 23944726. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “AFP2013” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  5. ^ a b “What Causes Restless Legs Syndrome?”. NHLBI. ngày 1 tháng 11 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2016. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “NIH2010Ca” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  6. ^ a b “How Is Restless Legs Syndrome Diagnosed?”. NHLBI. ngày 1 tháng 11 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2016. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “NIH2010Diag” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  7. ^ “What Are the Signs and Symptoms of Restless Legs Syndrome?”. NHLBI. ngày 1 tháng 11 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2016.
  8. ^ “How Is Restless Legs Syndrome Treated?”. NHLBI. ngày 1 tháng 11 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2016.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Review] Mirai Radio to Jinkou Bato Trial - Radio Tương Lai Và Chim Bồ Câu Nhân Tạo
[Review] Mirai Radio to Jinkou Bato Trial - Radio Tương Lai Và Chim Bồ Câu Nhân Tạo
Mirai Radio to Jinkou Bato là dự án mới nhất của Laplacian - một công ty Eroge còn khá non trẻ với tuổi đời chỉ mới 3 năm trong ngành công nghiệp
Giới thiệu AG Meredith - The nigh unkillable Octopus
Giới thiệu AG Meredith - The nigh unkillable Octopus
Meredith gần như bất tử trên chiến trường nhờ Bubble Form và rất khó bị hạ nếu không có những hero chuyên dụng
Ứng dụng Doublicat cho phép bạn hoán đổi khuôn mặt mình với diễn viên, nhân vật nổi tiếng trong ảnh GIF
Ứng dụng Doublicat cho phép bạn hoán đổi khuôn mặt mình với diễn viên, nhân vật nổi tiếng trong ảnh GIF
Ứng dụng này có tên là Doublicat, sử dụng công nghệ tương tự như Deepfakes mang tên RefaceAI để hoán đổi khuôn mặt của bạn trong GIF
Nhân vật Seira J. Loyard trong Noblesse
Nhân vật Seira J. Loyard trong Noblesse
Seira J. Loyard (Kor. 세이라 J 로이아드) là một Quý tộc và là một trong tám Tộc Trưởng của Lukedonia. Cô là một trong những quý tộc của gia đình Frankenstein và là học sinh của trường trung học Ye Ran. Cô ấy cũng là thành viên của RK-5, người cuối cùng tham gia.