Hứa Côn Lâm

Hứa Côn Lâm
许昆林
Hứa Côn Lâm, 2023
Chức vụ
Nhiệm kỳ19 tháng 10 năm 2021
3 năm, 31 ngày – nay
Bí thư Tỉnh ủyNgô Chính Long
Tiền nhiệmNgô Chính Long
Kế nhiệmđương nhiệm
Vị tríGiang Tô
Nhiệm kỳ22 tháng 10 năm 2022 – nay
2 năm, 28 ngày
Tổng Bí thưTập Cận Bình
Kế nhiệmđương nhiệm
Thường vụ Tỉnh ủy Giang Tô
Bí thư Thị ủy Tô Châu
Nhiệm kỳ28 tháng 9 năm 2021 – 13 tháng 11 năm 2021
46 ngày
Bí thư Tỉnh ủyLâu Cần Kiệm
Ngô Chính Long
Tiền nhiệmLam Thiệu Mẫn
Kế nhiệmTào Lộ Bảo
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Trung Quốc
Sinhtháng 5, 1965 (59 tuổi)
Vĩnh Xuân, Tuyền Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc
Nghề nghiệpChính trị gia
Dân tộcHán
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc
Học vấnCử nhân Kế hoạch thống kê
Alma materĐại học Công Thương Chiết Giang
Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
WebsiteChính phủ Giang Tô

Hứa Côn Lâm (tiếng Trung giản thể: 许昆林, bính âm Hán ngữ: Xǔ Kūn Lín, sinh tháng 5 năm 1965, người Hán) là chính trị gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX, hiện là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Đảng tổ, Tỉnh trưởng Giang Tô.[1] Ông nguyên là Bí thư Thị ủy, Bí thư thứ nhất Đảng ủy Quân khu Tô Châu, Giang Tô; Phó Thị trưởng Thượng Hải; Phó Tổng thư ký Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Hứa Côn Lâm là Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, học vị Cử nhân Kế hoạch thống kê, có sự nghiệp hơn 30 năm công tác ở các đơn vị vật giá, tài sản và kế hoạch quốc gia Trung Quốc.

Xuất thân và giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Hứa Côn Lâm sinh tháng 5 năm 1965 tại huyện Vĩnh Xuân, địa cấp thị Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông lớn lên và tốt nghiệp phổ thông ở địa phương. Tháng 9 năm 1980, ông tới thủ phủ Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, nhập học Học viện Thương mại Hàng Châu (杭州商学院, nay thuộc Đại học Công Thương Chiết Giang), theo học ngành Quản lý Doanh nghiệp kinh doanh, tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Kế hoạch thống kê vào tháng 8 năm 1984. Cùng thời điểm này, ông được kết nạp Đảng Cộng sản Trung Quốc.[2] Từ tháng 9 năm 1986 đến tháng 7 năm 1988, ông là giảng viên thuộc cơ quan trung ương, tham gia chương trình giảng dạy tại Phúc Kiến. Năm 2007, từ tháng 3 đến tháng 7, ông tham gia lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trung niên, thanh niên của Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đợt 2.[3]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Các giai đoạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ quan vật giá

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 8 năm 1984, sau khi tốt nghiệp đại học, Hứa Côn Lâm được tuyển dụng vào vị trí Chuyên viên Ty Kiểm tra, Cục Vật giá Quốc gia (国家物价局) tại thủ đô Bắc Kinh. Đây cũng là giai đoạn đầu của Cục Vật giá khi thành lập năm 1980.[4] Ông công tác ở cơ quan này xuyên suốt các giai đoạn chuyển đổi, từ Cục Vật giá Quốc gia sang Ủy ban Vật giá Quốc gia thuộc Quốc vụ viện, liên kết với Tiểu tổ Vật giá Quốc vụ viện, được hợp nhất vào Ủy ban Kế hoạch Quốc gia và nay là Ty Vật giá của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tháng 10 năm 1986, ông là Phó Chủ nhiệm Khoa viên, cấp phó khoa của Ty Kiểm tra, Cục Vật giá, và là Chủ nhiệm cấp chính khoa từ tháng 10 năm 1988. Tháng 6 năm 1990, ông được bầu làm Bí thư Đoàn thanh niên Cục Vật giá, cấp phó xứ, huyện.[5]

Tháng 11 năm 1990, ông là Phó Trưởng phòng Hành chính sự nghiệp, Ty Quản lý thu phí kiêm nhiệm Bí thư Đoàn thanh niên. Năm 1994, khi Cục Vật giá được sáp nhập vào Ủy ban Kế hoạch Quốc gia, Hứa Côn Lâm chuyển sang vị trí Phó Trưởng phòng Quản lý Tính thu phí hành chính sự nghiệp, Ty Quản lý Giá cách của Ủy ban Kế hoạch. Tháng 12 năm 1995, ông được chuyển sang làm Phó Trưởng phòng Quản lý thu phí thứ nhất của Ty Quản lý thu phí Ủy ban, và là trưởng phòng từ tháng 5 năm 1996. Năm 1998, Ủy ban Kế hoạch Quốc gia được cải tổ thành Ủy ban Kế hoạch và Phát triển Quốc gia, ông chuyển vị trí sang Trưởng phòng Quản lý thu phí, Ty Giá cách. Tháng 8 năm 2002, ông được thăng chức thành Phó Ty trưởng Ty Giá cách. Sau đó, năm 2003, Ủy ban Kế hoạch và Phát triển Quốc gia cải tổ một lần nữa thành Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ông chuyển chức thành Phó Ty trưởng Ty Giá cách của Ủy ban Cải Phát.[6]

Tháng 12 năm 2009, ông được bổ nhiệm làm Ty trưởng Ty Giám sát kiểm tra giá cách, Ủy ban Cải Phát, cấp chính sảnh, địa. Tháng 12 năm 2011, ông nhậm chức Cục trưởng Cục Giám sát kiểm tra và Chống độc quyền giá, rồi quay trở lại vị trí Ty trưởng Ty Giá cách từ tháng 10 năm 2014. Tháng 5 năm 2015, ông được chuyển sang vị trí Ty trưởng Ty Đầu tư tài sản cố định, Ủy ban Cải Phát, bổ nhiệm kiêm nhiệm chức vụ Phó Tổng thư ký Ủy ban Cải Phát vào tháng 2 năm 2016.[7]

Cơ quan địa phương

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2017, Hứa Côn Lâm được điều chuyển về công tác địa phương ở thành phố Thượng Hải, kết thúc 33 năm sự nghiệp ở hệ thống các cơ quan trung ương về vật giá, tài sản cũng như các giai đoạn cải tổ của đơn vị kế hoạch Quốc vụ viện, nay là Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc. Tháng 3 năm 2017, Tổng lý Quốc vụ viện Lý Khắc Cường bổ nhiệm ông làm Phó Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Thượng Hải, cấp phó tỉnh, bộ. Tháng 4 năm 2019, ông kiêm nhiệm vị trí Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý Khu Thương vụ Hồng Kiều Thượng Hải (上海虹桥商务区).[8]

Tháng 9 năm 2021, Bộ Tổ chức, Ban Bí thư Trung ương Đảng họp bàn và điều động Hứa Côn Lâm tới tỉnh Giang Tô, vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy Giang Tô. Vào ngày 28 tháng 9 năm 2021, phiên họp toàn thể thứ nhất của Đảng ủy địa cấp thị Tô Châu khóa XIII đã bầu ông làm Bí thư Thị ủy Tô Châu, kiêm Bí thư thứ nhất Đảng ủy Quân khu Tô Châu từ ngày 7 tháng 11 năm 2021.[9] Ngày 19 tháng 10 năm 2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Giang Tô họp mở rộng truyền đạt quyết định của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về việc điều chỉnh lãnh đạo tỉnh Giang Tô, công bố quyết định điều chuyển của ông, giữ vị trí Phó Bí thư Tỉnh ủy Giang Tô.[10] Cũng trong ngày này, Hội nghị lần thứ 26 của Ủy ban thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân tỉnh Giang Tô khóa XIII đã nhất trí bầu Hứa Côn Lâm làm Phó Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Giang Tô, và là Quyền Tỉnh trưởng Giang Tô.[11] Ông bắt đầu chỉ đạo hành pháp tỉnh Giang Tô, vừa kế nhiệm và là lãnh đạo thứ hai phụ trách phối hợp và hỗ trợ Bí thư Tỉnh ủy Giang Tô Ngô Chính Long.[12] Cuối năm 2022, ông tham gia Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX từ đoàn đại biểu Giang Tô. Trong quá trình bầu cử tại đại hội,[13][14][15] ông được bầu là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX.[16][17]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “许昆林 简历”. Báo Nhân dân Trung Quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ 李娜 (ngày 19 tháng 10 năm 2021). “许昆林任江苏省代省长”. Dân sinh Hồ Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ “许昆林被任命为上海市副市长”. The Paper. ngày 31 tháng 3 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ 尹彦宏 (ngày 28 tháng 11 năm 2014). “国家发改委价监局局长许昆林任价格司司长(图|简历)”. District CE. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2021.
  5. ^ “许昆林任国家发展和改革委员会副秘书长”. The Paper. ngày 18 tháng 4 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2021.
  6. ^ “国家发展改革委副秘书长许昆林畅谈经济新常态下投资怎么做”. Ủy ban Cải Phát Trung Quốc. ngày 18 tháng 4 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2021.
  7. ^ 庄彧 (ngày 19 tháng 10 năm 2021). “上海市副市长许昆林出任江苏省委常委、苏州市委书记(图|简历)”. District CE. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2021.
  8. ^ 包永婷 (ngày 14 tháng 5 năm 2019). “上海市副市长许昆林兼任虹桥商务区管理委员会主任”. Báo Phương Đông. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2021.
  9. ^ 姚丽濛 (ngày 7 tháng 11 năm 2021). “许昆林任苏州军分区党委第一书记”. Subaonet. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2021.
  10. ^ “新一届苏州市委常委产生 许昆林当选市委书记 吴庆文黄爱军当选市委副书记”. Tô Châu News. ngày 28 tháng 9 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2021.
  11. ^ 交汇点 (ngày 19 tháng 10 năm 2021). “许昆林任江苏省副省长、代理省长”. Mạng Toàn cầu. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2021.
  12. ^ 萧潇、张妍 (ngày 19 tháng 10 năm 2021). “江苏召开全省领导干部会议 宣布中央关于省委主要领导调整的决定”. Báo Nhân dân Trung Quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2021.
  13. ^ “中国共产党第二十次全国代表大会开幕会文字实录”. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). 16 tháng 10 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022.
  14. ^ 任一林; 白宇 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十次全国代表大会在京闭幕”. Đảng Cộng sản (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
  15. ^ 牛镛; 岳弘彬 (ngày 16 tháng 10 năm 2022). “奋力开创中国特色社会主义新局面(社论)”. CPC News (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022.
  16. ^ 李萌 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十届中央委员会委员名单”. Chính phủ Nhân dân Trung ương (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
  17. ^ 牛镛; 袁勃 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十届中央委员会委员名单”. Đại 20 (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chức vụ Đảng
Tiền vị:
Lam Thiệu Mẫn
Bí thư Thị ủy Tô Châu
2020–2021
Kế vị:
Tào Lộ Bảo
Chức vụ nhà nước
Tiền vị:
Ngô Chính Long
Tỉnh trưởng Giang Tô
2021–nay
Đương nhiệm
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Phân tích: có nên build Xiangling hay không?
Phân tích: có nên build Xiangling hay không?
Ai cũng biết rằng những ngày đầu ghi game ra mắt, banner đầu tiên là banner Venti có rate up nhân vật Xiangling
Giới thiệu siêu ứng dụng đầu tư chứng khoán PineX
Giới thiệu siêu ứng dụng đầu tư chứng khoán PineX
PineX là ứng dụng thuộc công ty Pinetree - Thành viên của Hanwha Investment and Securities Co.Ltd., thuộc tập đoàn Hanwha, một trong bảy tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc
Chú thuật hồi chiến 252: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Chú thuật hồi chiến 252: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Tiếp tục trận chiến với Nguyền Vương, tua ngược lại thời gian 1 chút thì lúc này Kusakabe và Ino đang đứng bên ngoài lãnh địa của Yuta
Inferiority complex (Mặc cảm tự ti)
Inferiority complex (Mặc cảm tự ti)
Trong xã hội loài người, việc cảm thấy thua kém trước người giỏi hơn mình là chuyện bình thường. Bởi cảm xúc xấu hổ, thua kém người