Hứa Thế Hữu 许世友 | |
---|---|
Chức vụ | |
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc | |
Nhiệm kỳ | 10 tháng 1 năm 1982 – 24 tháng 9 năm 1985 3 năm, 257 ngày |
Tư lệnh Quân khu Quảng Châu | |
Nhiệm kỳ | tháng 12 năm 1973 – tháng 1 năm 1980 |
Tiền nhiệm | Đinh Thịnh |
Kế nhiệm | Ngô Khắc Hoa |
Nhiệm kỳ | 1968 – 1973 |
Tư lệnh Quân khu Nam Kinh | |
Nhiệm kỳ | tháng 3 năm 1955 – tháng 12 năm 1973 |
Tiền nhiệm | Trần Nghị |
Kế nhiệm | Đinh Thịnh |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | 28 tháng 2, 1905 Tân huyện, Hà Nam, Đại Thanh |
Mất | 22 tháng 10, 1985 Nam Kinh, Giang Tô, Trung Quốc | (80 tuổi)
Binh nghiệp | |
Phục vụ | Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc |
Cấp bậc | Thượng tướng (1955) |
Hứa Thế Hữu (tiếng Trung: 许世友, Xǔ Shìyǒu; 1905-1985), tự Hán Vũ (汉禹), là một trong những "Khai quốc Thượng tướng" của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Là một trong số ít thượng tướng thoát được sự thanh trừng và bức hại trong Cách mạng Văn hóa, Hứa từng giữ chức Chính ủy kiêm Tư lệnh Đại quân khu Quảng Châu, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1969 đến năm 1982, nguyên Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Giang Tô. Trong Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979, Hứa giữ vai trò Tổng chỉ huy quân đội Trung Quốc tấn công Việt Nam, tuy nhiên do những thất bại nặng nề của phía Trung Quốc, Hứa nhanh chóng mất quyền điều khiển chiến dịch về tay tướng Dương Đắc Chí, dù vẫn giữ cương vị Tổng chỉ huy trên danh nghĩa. Từ năm 1982, Hứa mất ghế Ủy viên Bộ Chính trị và được bầu vào chức vụ danh dự Phó Chủ tịch Ủy ban Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cho đến khi qua đời.
Hứa Thế Hữu sinh ngày 28 tháng 2 năm 1905, người ở Thừa Mã Cương trấn, Ma Thành, Hồ Bắc (nay thuộc huyện Tân, Hà Nam), Trung Quốc. Lúc nhỏ Hứa có nhũ danh là Tam Nha Tử (三伢子), xuất thân bần nông, năm 8 tuổi vì gia đình khó khăn nên xuất gia vào chùa Thiếu Lâm làm tạp dịch, lấy pháp hiệu Vĩnh Tường (永祥). Sau khi ở Thiếu Lâm được 8 năm, Hứa hoàn tục về nhà để phục vụ mẹ già, đổi tên là Thích Hữu (释友), về sau lại đổi thành Thế Hữu (世友).[1]
Năm 1920, Hứa gia nhập đội quân của quân phiệt Ngô Bội Phu ở Hồ Bắc, thăng dần lên chức vụ chỉ huy đại đội. Năm 1926, lực lượng Quốc dân Cách mệnh Quân đánh bại quân phiệt Ngô Bội Phu. Hứa hồi hương, tham gia đội dân quân, giữ chức đại đội trưởng kiêm chỉ huy pháo pháo binh.
Tháng 11 năm 1927, nổ ra Khởi nghĩa Hoàng Ma ở 2 huyện Hoàng An và Ma Thành ở Hồ Bắc, do Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động. Hứa dẫn đội dân quân do mình chỉ huy tham gia khởi nghĩa, được kết nạp vào Cộng sản Đảng. Năm 1928, đội dân quân do Hứa chỉ huy sáp nhập vào Sư đoàn 31 Hồng quân Công-Nông, dưới quyền Sư đoàn trưởng Từ Hướng Tiền. Hứa lần lượt được bổ nhiệm vào các chức vụ chỉ huy, thăng dần lên chức Tiểu đoàn trưởng. Khi Phương diện quân số 4 Hồng quân Công Nông được thành lập, Hứa được thăng lên chức Trung đoàn trưởng, chỉ huy binh sĩ tham gia nhiều chiến dịch quan trọng của Hồng quân như Hoàng An, Thương Hoàng, Hoàng Quang, lập được nhiều thành tích. Năm 1932, lực lượng Phương diện quân số 4 Hồng quân bị các quân phiệt Quốc dân Đảng Dương Hổ Thành, Hồ Tông Nam, Phùng Khâm Tai hợp vây ở vùng Mạn Xuyên Quan, Hứa được giao nhiệm vụ chỉ huy đột phá vòng vây, mở đường cho Hồng quân thoát về vùng Thiểm Nam.[2]
Tháng 10 năm 1933, Hứa được thăng Phó tư lệnh Quân đoàn IX, kiêm Sư đoàn trưởng Sư đoàn 25, thuộc Phương diện quân số 4, đưa quân tiến vào vùng Tứ Xuyên, tấn công các quân phiệt Điền Tụng Nghiêu, Lưu Tương, thành lập căn cứ Xuyên Thiểm. Hứa tiếp tục được thăng làm Quân đoàn trưởng Quân đoàn IV,[3] chỉ huy đơn vị tham gia chiến dịch Gia Lăng Giang.
Trong cuộc Vạn lý Trường chinh, ban đầu Hứa được giao nhiệm vụ chỉ huy Hồng quân tấn công quân Hồ Tông Nam để mở đường lên phía Bắc. Tuy nhiên, lúc bấy giờ mâu thuẫn Trương Quốc Đào và Mao Trạch Đông phát sinh đến đỉnh điểm, dẫn đến việc Hồng quân chia tách thành 2 bộ phận: bộ phận do Mao lãnh đạo (nòng cốt là Phương diện quân số 1) tiếp tục tiến lên phía Bắc để bảo tồn lực lượng và bộ phận theo chỉ đạo của Trương (nòng cốt là Phương diện quân số 4) trở về Nam thành lập căn cứ địa Xuyên Khang.[4][5] Hứa cùng với thượng cấp Từ Hướng Tiền, vốn là thuộc hạ của Trương Quốc Đào, vì vậy dẫn quân trở về Nam. Sai lầm chiến lược của Trương Quốc Đào dẫn đến việc Phương diện quân số 4 bị quân Quốc dân Đảng vây đánh thiệt hại nặng nề, chỉ một bộ phận nhỏ thoát được về đến Diên An.[4] Hứa sau đó bị đưa ra khỏi vị trí chỉ huy, được đưa đi học ở Đại học Hồng quân Diên An.
Cuối tháng 3 năm 1937, Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng phê phán quyết định sai lầm của Trương Quốc Đào, từ đó loại trừ những ảnh hưởng còn lại trong Đảng của Trương.[4][6] Ngoài ra, Hội nghị cũng phê phán các bộ hạ cũ của Trương gồm Hứa Thế Hữu, Hồng Học Trí, Lưu Thế Mô, Chu Đức Sùng, Chiêm Đạo Khuê, Vương Kiến An; trong đó kịch liệt thành 3 điều:[7][8]
Những người ủng hộ Mao Trạch Đông kết tội Trương Quốc Đào "phản bội", đồng thời kết tội Hứa Thế Hữu "theo chủ nghĩa Trotsky", là "thổ phỉ", "phản kháng trung ương". Nhiều các bộ chiến sĩ của Phương diện quân số 4 cũng bị chụp mũ "phản bội", "thổ phỉ". Khi nghe được tin, Hứa uất ức ngã bệnh, phải vào bệnh viện. Lưu Thế Mô dùng súng tự sát, nhưng không chết mà chỉ bị trọng thương.[7][8]
Sau khi khỏi bệnh, Hứa tìm cách liên lạc với những bộ hạ cũ của Trương Quốc Đào, dự định trốn khỏi Diên An về lại Tây Khang, hợp với bộ hạ cũ là Lưu Tử Tài để tập hợp lực lượng đánh du kích chiến. Số bộ hạ cũ của Trương Quốc Đào đồng ý đi theo Hứa tập hợp được khoảng 30 người. Tuy nhiên, sự việc sau đó bị Chính ủy Quân đoàn IV là Vương Kiến An tiết lộ. Hứa cùng các đồng chí bị bắt, bị kết án trong vụ án "Tập đoàn phản cách mạng Hứa Thế Hữu".[3][7][8]
“ |
|
” |
— Bản án "Tập đoàn phản cách mạng Hứa Thế Hữu" ngày 6 tháng 6 năm 1937[7][8] |
Trong vụ án này, lẽ ra Hứa và các đồng chí phải bị xử tử, nhưng do Mao Trạch Đông nhận định Hứa là người trung hậu, có tài dùng binh, vì vậy nên xử trí khoan dung, thể hiện tinh thần đoàn kết trong nội bộ Đảng.[7][8] Do ân tình này, về sau Hứa nhận sai và tuyên bố trung thành với Mao Trạch Đông. Từ đó, Hứa trở thành thân tín của Mao.[7][9] Tuy nhiên, do việc Vương Kiến An tiết lộ sự việc, nên Hứa trở nên thù ghét Vương. Mãi đến thời kỳ Quốc-Cộng nội chiến lần thứ 2, do Mao Trạch Đông trực tiếp đứng ra khuyên giải mới giảm được mối bất hòa.[7][8]
Trong thời kỳ Quốc-Cộng hợp tác lần thứ 2 để kháng Nhật, Hứa lần lượt giữ các chức vụ Phó lữ trưởng Lữ đoàn 386, Sư đoàn 129 Bát lộ quân, Lữ trưởng Lữ đoàn 3, Tung đội Sơn Đông Bát lộ quân, Tham mưu trưởng Tung đội Sơn Đông, Tư lệnh Quân khu Giao Đông.
Thời kỳ Quốc-Cộng nội chiến lần thứ hai, Hứa lần lượt giữ chức Tư lệnh Tung đội số 9 thuộc Dã chiến quân Hoa Đông, Tư lệnh Binh đoàn Sơn Đông.
Sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập, Hứa lần lượt được bổ nhiệm vào các chức vụ Tư lệnh Quân khu Sơn Đông, Phó tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Tư lệnh Quân khu Nam Kinh, Tư lệnh Quân khu Quảng Châu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Ủy viên thường vụ Quân ủy Trung ương. Hứa cũng là Ủy viên Ủy ban Quân sự Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa các khóa I, II, III; Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa VIII; rồi Ủy viên chính thức Bộ Chính trị các khóa IX, X, XI.
Hứa được phong hàm Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đợt đầu tiên vào 1955. Chịu trách nhiệm bảo vệ Đặng Tiểu Bình trong cuộc thanh trừng lần thứ hai.
Trong Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979 ông giữ chức tổng chỉ huy quân đội Trung Quốc tham gia cuộc chiến. Nhưng do áp dụng sai lầm chiến lược "biển người" đối đầu với vũ khí hạng nặng của Quân đội Nhân dân Việt Nam khiến quân Trung Quốc bị tổn thất nặng nề trong cuộc chiến này, dù sau đó ông vẫn tiếp tục giữ chức tổng chỉ huy quân Trung Hoa nhưng thực quyền điều khiển chiến dịch đã bị trao cho Dương Đắc Chí.
Ngoài các sai lầm trong việc sử dụng chiến thuật "biển người" đã lạc hậu, Hứa Thế Hữu cũng đã rút ra một số sai lầm và bài học trong tổ chức và chỉ huy quân đội. Trong 4 bài học mà Hứa Thế Hữu rút ra sau chiến tranh[10] thì có 2 bài học thuộc về chủ quan. Đó là chưa nhận thức đầy đủ về địa hình và khí hậu:"Trong quá khứ chúng ta phần nhiều là đánh trận ở phương Bắc, đối với tác chiến ở phương Nam, từ bản thân tôi đến các cấp bên dưới đều không quen thuộc. Đối với việc tác chiến trong khí hậu rừng rậm cận nhiệt đới không có kinh nghiệm. Sau tháng 10 là mùa khô, sau tháng 5 là mùa mưa, chúng ta không quen kiểu khí hậu này. Chúng ta cũng không nhận thức đầy đủ địa hình sơn địa. Địa hình này dễ thủ khó công, ban đầu đối sách bất lực, mấy ngày sau mới tổng kết được chiến thuật có lợi".
Thứ hai là sự chủ quan, chưa đánh giá hết khó khăn: "Sau khi đánh vào sâu tung thâm đối phương, hành quân không có người dẫn đường, đói không có người tiếp tế, thương binh không có người tải thương. Việt Nam cũng thực hiện toàn dân là binh, cô gái bà già đều bắn vào quân ta".
Ngoài những yếu tố này ra, Hứa Thế Hữu cũng được cho là phải chịu trách nhiệm về sự việc hai tiểu đoàn quân Trung Quốc bị Việt Nam bắt sống[11] vào thời điểm khi quân Trung Quốc sắp rút lui.
Theo tài liệu phía Trung Quốc: Ngày 4/3/1979 quân đội Trung Quốc tấn công chiếm được thị xã Lạng Sơn, mục đích cuối cùng của cuộc chiến đã đạt được, ngày 5/3/1979 quân đội Trung Quốc bắt đầu rút quân. Sau khi nhận được mệnh lệnh rút quân, sư đoàn 150 đóng tại Quảng Tây rất sốt ruột, bởi vì trong cuộc chiến họ vẫn chưa ra đến chiến trường. Lãnh đạo sư đoàn 150 cảm thấy mất mặt bèn xin với Hứa Thế Hữu cho ra tham chiến để bộ đội được rèn luyện trong hoàn cảnh thực chiến một chút.
Ban đầu Hứa Thế Hữu không đồng ý nhưng vì lãnh đạo sư đoàn 150 nhiều lần thỉnh cầu, Hứa Thế Hữu mềm lòng để bộ đội sư đoàn này rời khỏi nước đảm nhiệm nhiệm vụ yểm hộ. Do vội vã lâm trận cho nên có những sĩ quan chỉ huy của sư đoàn này khinh địch. Hai tiểu đoàn của sư đoàn này vừa mới qua khỏi biên giới vào Cao Bằng thì bị quân đội Việt Nam bao vây.
Hai tiểu đoàn bị vây này mất liên lạc với hậu phương mà đại đa số là tân binh, kinh nghiệm tác chiến rất thiếu mà chỉ huy lại sai lầm. Bởi vậy số lớn quan binh của hai tiểu đoàn này bị quân Việt Nam bắt giữ, có 1 đại đội thậm chí đầu hàng tập thể. Đây cũng là thất bại nghiêm trọng nhất của quân đội Trung Quốc trong chiến tranh biên giới Việt Trung.
Từ năm 1982, Hứa mất ghế Ủy viên Bộ Chính trị và được bầu vào chức vụ danh dự Phó chủ nhiệm thường vụ Ủy ban Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cho đến khi qua đời ngày 22 tháng 10 năm 1985 tại Nam Kinh.
|accessdate=
(trợ giúp)
|accessdate=
(trợ giúp)
|accessdate=
(trợ giúp)
|accessdate=
(trợ giúp) Lỗi chú thích: Thẻ <ref>
không hợp lệ: tên “duck” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
|accessdate=
(trợ giúp)
走入毛泽东的办公室,许世友"扑咚"一下给毛泽东下跪:主席,俺错了……说罢,泪如泉涌。