Hai Bình làm thủy điện

Hai Bình làm thủy điện
Đạo diễnTrần Lực
Biên kịchKiều Vượng
Sản xuấtCố Khắc Ứng
Diễn viên
Hải Điệp
Quay phimTrần Quốc Dũng
Dựng phimHoàng Thị Định
Nguyễn Việt Nga
Âm nhạcTrọng Đài
Hãng sản xuất
Công chiếu
22 tháng 4 năm 2001
Thời lượng
86 phút
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt

Hai Bình làm thủy điệnbộ phim điện ảnh thể loại hài của Việt Nam năm 2001, là phim điện ảnh đầu tay của Trần Lực[1] trong vai trò đạo diễn với kịch bản chính kịch của Kiều Vượng,[2] với các diễn viên Hải Điệp, Lê Hồng Quang, Lại Phú Đôn, Chu Phương Thảo và Nguyễn Danh Thái.

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Phim lấy bối cảnh tại một tỉnh phía nam miền Trung Việt Nam[3] khoảng cuối thập niên 1990, với các địa danh giả tưởng là huyện Khe Kỳ và Hợp tác xã Vinh Sơn, nơi còn lại lượng lớn tàn dư bom đạn sau chiến tranh.

Nghe tin huyện Khe Kỳ từ bỏ dự án thủy điện Khe Kỳ vì khu vực được chon có phát hiện hang đá dạng karst không phù hợp để chứa nước, các thiết bị mà huyện mua về cung phù hợp cho nhà máy thủy điện dạng hồ chứa. Ông Hai Bình, chủ tịch Hợp tác xã Vinh Sơn, họp cán bộ xã tìm cách che giấu người dân để hộ không phá hạ tầng đường điện của xã để bán ve chai, còn ông lên huyện mời Kỹ sư Túc về tìm nơi làm nhà máy thủy điện cho xã. Sau khi khảo sát sơ bộ, Túc xác nhận thác suối Tiên ở xã đủ điều kiện đặt một máy phát 500KW. Vì một tai nạn nhỏ khiến Túc trật khớp, ông Hai sử dụng mỹ nhân kế sắp xếp cho Hương, y sĩ thú y của xã, chăm sóc anh khiến người yêu cô là Mộc ghen tị. Với tính sĩ gái của một người đàn ông, được Hương khen ngợi và động viện khiến Túc có nỗ lực sớm hoàn thiện bản thiết kế nhà máy thủy điện.

Sau khi bản thiết hoàn thành, Hai Bình cùng Túc một số cán bộ xã cùng lên ủy ban huyện thuyết trình về dự án thủy điện. Sau khi xin được dấu xác nhận của huyện, Hai Bình và Mộc lên nhà kho của tỉnh lấy máy phát và các thiết bị cần thiết thì chứng kiến cảnh các hợp tác xã khác trong huyện đã cho người đến vơ vét thiết bị về. Hai Bình cho Tư Rận lên lấy nốt những thứ còn lại và mời các chủ nhiệm xã khác sang bàn chuyện xây nhà máy, cuộc họp thất bại vì các thiết bị và máy móc bị các vị chủ nhiệm kia đem bán ve chai hết. Hai Bình phải sử dụng biện pháp mạnh để truy thu các thiết bị này về, lúc này Túc mới nói cho ông biết họ còn thiết khá nhiều vật tư khác để làm nên một nhà máy hoàn chỉnh. Tỉnh cũng không đồng ý cung cấp những vật tư còn thiết, họ còn ra chỉ thị thu hồi các thiết bị mà xã Vinh Sơn đang giữ, xã và cán bộ xã cũng không đủ điều kiện vay tiền ngân hàng. Kế hoạch giường như đã phá sản, Túc đã hoàn thành phần việc của mình và trở về thành phố. Sau hai năm nố lực gọi vốn, cuối cùng Hai Bình đã được Tỉnh đầu tư, xây được nhà máy điện tại địa phương.

Diễn viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Kịch bản ban đầu của bộ phim không thuộc thể loại hài.[4]

Nghệ sĩ chèo Hải Điệp ban đầu được mời vào một vai phụ nhưng đến ngày khởi quay ông được chuyển sang đóng nhân vật chính, việc thay đổi khiến ông không kịp chuẩn bị để tìm hiểu vai diễn.[5]

Phát hành

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ phim được công chiếu ngày 22 tháng 4 năm 2001 trong dịp Đại hội Đảng, tại Hà Nội, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Nghệ AnHuế cùng với phim tài liệu Cao nguyên đá..[6]

Bộ phim đã được gửi đi tham dự Liên hoan phim Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 46 tại Jakarta vào năm 2001, cùng phim tài liệu Chốn quê và phim hoạt hình Con gà cánh tiên cũng được cử đi.[7][8]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Giải thưởng Hạng mục Kết quả Đồng hạng Chú thích
2001 Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam Phim truyện nhựa Giải Khuyến khích Tết này ai đến xông nhà [9][10]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "Thành công của bộ phim "Hai Bình làm thuỷ điện"". VnExpress. ngày 3 tháng 5 năm 2001.
  2. ^ cand.com.vn. "Trần Lực: Toàn vào vai bố, không được đóng bộ đội nữa". Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2024.
  3. ^ phim ghi hình tại Quảng Nam
  4. ^ Trần Anh (ngày 11 tháng 8 năm 2007). "Trần Lực: Lâu không được đóng phim, thấy nhớ..." Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2024.
  5. ^ Tuyết Minh (ngày 1 tháng 10 năm 2006). ""Chuyện nhà Mộc" ngày ấy và bây giờ". Hànộimới. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2024.
  6. ^ "Đợt phim chào mừng thành công Đại hội Đảng". VnExpress. ngày 18 tháng 4 năm 2001. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2024.
  7. ^ "Phim Chốn quê đoạt giải nhất tại Liên hoan Phim châu Á-Thái Bình Dương". Báo Người Lao Động Online. ngày 22 tháng 10 năm 2001. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2024.
  8. ^ ""Hai Bình làm thủy điện" dự LHP châu Á - TBD". VnExpress. ngày 4 tháng 10 năm 2001. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2024.
  9. ^ Cát Vũ (ngày 28 tháng 12 năm 2001). "Một năm nhìn lại: Điều vui vẻ còn phía trước". Báo Người Lao Động Online. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2024.
  10. ^ "Tối nay, trao giải Hội Điện ảnh Việt Nam". VnExpress. ngày 29 tháng 3 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2024.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Delta -  The Eminence In Shadow
Nhân vật Delta - The Eminence In Shadow
Delta (デルタ, Deruta?) (Δέλτα), trước đây gọi là Sarah (サラ, Sara?), là thành viên thứ tư của Shadow Garden
Nhân vật Hiyori Shiina - Classroom of the Elite
Nhân vật Hiyori Shiina - Classroom of the Elite
Có thể mình sẽ có được một người bạn cùng sở thích. Một phần mình nghĩ rằng mình hành động không giống bản thân thường ngày chút nào, nhưng phần còn lại thì lại thấy cực kỳ hào hứng. Mình mong rằng, trong tương lai, sự xung đột giữa các lớp sẽ không làm rạn nứt mối quan hệ của tụi mình.
Bộ kỹ năng của Chevreuse - Đội trưởng đội tuần tra đặc biệt của Fontaine
Bộ kỹ năng của Chevreuse - Đội trưởng đội tuần tra đặc biệt của Fontaine
Các thành viên trong đội hình, trừ Chevreuse, khi chịu ảnh hưởng từ thiên phú 1 của cô bé sẽ +6 năng lượng khi kích hoạt phản ứng Quá Tải.
Ngôn ngữ của trầm cảm - Language use of depressed and depression
Ngôn ngữ của trầm cảm - Language use of depressed and depression
Ngôn ngữ của người trầm cảm có gì khác so với người khỏe mạnh không?