Hedwig Elisabeth Charlotta xứ Holstein-Gottorp Hedwig Elisabeth Charlotta von Holstein-Gottorf | |
---|---|
Vương hậu Thụy Điển | |
Tại vị | 5 tháng 6 năm 1809 – 5 tháng 2 năm 1818 |
Đăng quang | 29 tháng 6 năm 1809 |
Tiền nhiệm | Friederike xứ Baden |
Kế nhiệm | Désirée Clary |
Vương hậu Na Uy | |
Tại vị | 4 tháng 11 năm 1814 – 5 tháng 2 năm 1818 |
Tiền nhiệm | Marie xứ Heesen-Kassel |
Kế nhiệm | Désirée Clary |
Thông tin chung | |
Sinh | Eutin, Giáo phận vương quyền xứ Lübeck (nay là Đức) | 22 tháng 3 năm 1759
Mất | 20 tháng 6 năm 1818 Stockholm, Thụy Điển | (59 tuổi)
An táng | Nhà thờ Riddarholmen |
Phối ngẫu | Karl XIII của Thụy Điển (cưới 1774–mất1818) |
Hậu duệ | Vương nữ Lovisa Hedvig Vương tử Karl Adolf, Công tước xứ Värmland |
Hoàng tộc | Holstein-Gottorp |
Thân phụ | Friedrich August I, Công tước xứ Oldenburg |
Thân mẫu | Ulrike Friederike Wilhelmine xứ Hessen-Kassel |
Tôn giáo | Giáo hội Luther |
Chữ ký |
Hedwig Elisabeth Charlotta xứ Holstein-Gottorp (tiếng Thụy Điển: Hedvig Elisabet Charlotta; 22 tháng 3 năm 1759 – 20 tháng 6 năm 1818) là Vương hậu Thụy Điển và Na Uy với tư cách là phối ngẫu của Karl XIII. Bà cũng là một người viết nhật ký, hồi ký nổi tiếng, và được biết đến với cái tên Hedwig Elisabeth Charlotta, mặc dù tên chính thức của bà với tư cách là Vương hậu là Charlotta.
Hedwig Elisabeth Charlotta sinh ra và lớn lên tại Eutin, là con gái của Công tước Friedrich August I xứ Holstein-Gottorp và Ulrike Friederike Wilhelmine xứ Hessen-Kassel. Bà kết hôn với anh họ mình là Karl, Công tước xứ Södermanland tại Stockholm vào ngày 7 tháng 7 năm 1774 khi mới mười lăm tuổi. Cuộc hôn nhân được sắp đặt bởi Gustav III để cung cấp cho ngai vàng Thụy Điển một người thừa kế. Nhà vua đã không hoàn thành cuộc hôn nhân của mình và quyết định giao nhiệm vụ cung cấp một người thừa kế ngai vàng cho em trai.
Hedwig Elisabeth Charlotta được biết đến với cuốn nhật ký nổi tiếng của bà, một nguồn tư liệu lịch sử có giá trị mô tả về Triều đình Hoàng gia Thụy Điển từ tháng 8 năm 1775 đến tháng 10 năm 1817.
Cuốn nhật ký đồ sộ được viết bằng tiếng Pháp và ban đầu (cho đến tháng 3 năm 1798) dưới dạng thư gửi cho người bạn thân của bà, Bá tước phu nhân Sophie von Fersen, em gái của Axel von Fersen. Những lá thư không bao giờ được gửi đi, nhưng được viết theo hình thức này như một lời tri ân dành cho Sophie. Nhật ký được viết với mục đích xuất bản, theo quy định của Vương hậu là năm mươi năm sau khi bà qua đời.[1] Nó được dịch sang tiếng Thụy Điển và xuất bản thành chín phần từ năm 1902 đến năm 1942: ba phần đầu do Carl Carlsson Bonde dịch, các phần còn lại do Cecilia af Klercker dịch.
Nhật ký của Hedwing Elizabeth Charlotta đôi khi được sử dụng như một nguồn tham khảo có giá trị trong nghiên cứu lịch sử Thụy Điển. Nó mô tả các sự kiện trong nước và quốc tế, đề cập đến nhiều chủ đề như tin đồn, âm mưu và các sự kiện xã hội diễn ra trong triều đình và tầng lớp quý tộc Thụy Điển cũng như các chủ đề chính trị, và cung cấp chân dung tính cách cá nhân của những người đương thời. Ngoài ra, nó cũng mô tả các sự kiện như Cách mạng Pháp năm 1789, Vụ ám sát vua Gustav III năm 1792, Chiến tranh Napoleon và sự phế truất của Gustav IV Adolf năm 1809. Bộ sưu tập của Hedwig Elisabeth Charlotta cũng bao gồm thư từ của bà cũng như nhiều tài liệu khác, một số trong số đó được trích dẫn trong cuốn nhật ký được xuất bản.
Nhật ký của bà cũng được coi là không đáng tin cậy một phần vì thành kiến rõ ràng với anh rể là Gustav III.[2][3] Tuy nhiên cho đến nay, cuốn nhật ký đầy đủ của bà chỉ mới được xuất bản bằng tiếng Thụy Điển.
Name | Sinh - Mất | Ghi chú |
---|---|---|
Lovisa Hedvig | Stockholm, 2 tháng 7 năm 1797 | Chết lưu; được chôn cất tại Riddarholmskyrkan (Nhà thờ Riddarholm). |
Karl Adolf, Công tước xứ Värmland | (Stockholm, 4 tháng 7 năm 1798 – 10 tháng 7 năm 1798) | Sống trong sáu ngày; được chôn cất tại Riddarholmskyrkan (Nhà thờ Riddarholm). |
Tổ tiên của Hedwig Elisabeth Charlotta xứ Holstein-Gottorp |
---|