Luiz (Ludwig) Heinrich Mann (27.3.1871 – 11.3.1950) là nhà văn Đức, người đã viết các tác phẩm với các chủ đề phê phán xã hội mạnh mẽ. Các công kích của ông về bản chất độc tài và quân phiệt ngày càng gia tăng của chính quyền Đức trước Chiến tranh thế giới thứ hai đã khiến ông phải sống lưu vong vào năm 1933.
Sinh tại Lübeck, là con trưởng của Thomas Johann Heinrich Mann - một thương gia giàu có - và bà Júlia da Silva Bruhns, ông là anh cả của nhà văn Thomas Mann, người đã đoạt Giải Nobel Văn học.[1]
Ông tốt nghiệp trường Trung học Katharineum zu Lübeck năm 1889. Năm 1891 cha ông qua đời. Từ tháng 8 năm 1890 tới năm 1892 ông làm việc ở Nhà xuất bản "S.Fischer Verlag" ở Berlin, đồng thời học ở Đại học Friedrich-Wilhelm.
Năm 1893 mẹ ông và gia đình di chuyển về cư ngụ ở München, nơi ông bắt đầu sự nghiệp viết văn như một nhà văn tự do (freier Schriftsteller).
Tiểu luận về Émile Zola và tiểu thuyết "Der Untertan" của ông đã rất được coi trọng ở thời Cộng hòa Weimar, vì châm biếm xã hội Đức thời đó và giải thích vì sao hệ thống chính trị của nó đã dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau đó, quyển Professor Unrat (giáo sư Unrat) của ông đã được Carl Zuckmayer chuyển thể thành kịch bản cho cuốn phim rất thành công Der Blaue Engel (Thiên thần xanh) do Josef von Sternberg đạo diễn. Tác giả sách muốn bạn gái của mình là nữ diễn viên "Trude Hesterberg" đóng vai chính, nhưng thay vào đó là Marlene Dietrich đảm nhận vai này, đây là vai chính đầu tiên của cô.
Ông là thành viên của "Viện hàn lâm Nghệ thuật Phổ". Năm 1931, ông được bầu làm Trưởng Phân ban Thơ của Viện Hàn lâm này.
Do việc ký tên vào bức thư "Dringender Appell für die Einheit" nêu trên, Mann trở thành persona non grata (người không được ưa) ở nước Đức Quốc xã nên ông rời khỏi Đức trước vụ Reichstag fire (Hỏa hoạn ở tòa nhà Quốc hội Đức) năm 1933. Ông sang Pháp sống lưu vong ở Paris và Nice. Ông bị tước chức thành viên "Viện Hàn lâm Nghệ thuật Phổ" và tháng 8 năm 1933 ông bị tước quốc tịch Đức. Trong thời kỳ Đức Quốc xã chiếm đóng Pháp ông di chuyến tới Marseille thuộc quyền cai trị của chính phủ Vichy rồi nhờ sự giúp đỡ của nhà báo Hoa Kỳ Varian Fry, trốn thoát sang Tây Ban Nha năm 1940. Sau đó ông sang Bồ Đào Nha rồi đi tàu thủy sang Hoa Kỳ.
Chính quyền Đức Quốc xã đã ra lệnh đốt các sách của Heinrich Mann coi đó là "trái với tinh thần Đức" trong đợt thiêu đốt sách trên toàn nước Đức ngày 10.5.1933 do bộ trưởng tuyên truyền Joseph Goebbels chủ trương, trong đó vô số sách của nhiều tác giả khác đã bị đốt cháy.
Trong thập niên 1930 và trong cuộc sống lưu vong ở Hoa Kỳ sau đó, sự nghiệp văn chương của ông xuống dốc. Năm 1949, ông được bầu làm chủ tịch Viện Hàn lâm Nghệ thuật Phổ (Đông Berlin). Ông sống cô độc, túng thiếu rồi cuối cùng ông qua đời ở Santa Monica, California, chỉ mấy tháng trước khi ông định trở về vùng Đức do Liên Xô chiếm đóng để làm chủ tịch Viện Hàn lâm Nghệ thuật Phổ.
Năm 1961, tro hài cốt của ông đã được mang về an táng ở "Nghĩa trang Dorotheenstädtischer" tại Berlin.
Heinrich Mann kết hôn với nữ diễn viên Maria Kanova (1886-1947) ở Praha (Tiệp Khắc) năm 1914. Họ có một con gái, Leonie Mann (1916-1986). Năm 1930, hai người ly dị, Maria đem con gái về Praha. Do gốc gác người Do Thái, bà phải giam ở "Trại tập trung Theresienstadt" từ năm 1940 tới 1944, sau đó bà từ trần năm 1947 do sức khỏe suy nhược.
Năm 1939, Mann tái hôn với Nelly Kröger (1898-1944). Hai người đã quen biết nhau từ năm 1929. Năm 1944 Nelly Kröger đã tự tử ở Los Angeles.
Gesammelte Romane und Novellen. Kurt Wolff, Leipzig 1917. 10 Bände
Gesammelte Werke. Zsolnay, Berlin 1925-1932. 13 Bände
Ausgewählte Werke in Einzelausgaben. Aufbau, Berlin 1951-1962. 13 Bände
Gesammelte Werke in Einzelausgaben. Claassen, Hamburg 1958-1988. 18 Bände
Gesammelte Werke. Aufbau-Verlag, Berlin 1965-1988. Geplant waren 25 Bände, erschienen sind die Bände 1-18 (alle vollendeten Romane außer „In einer Familie", sämtliche Novellen) und Band 24 („Ein Zeitalter wird besichtigt")
Werkauswahl in zehn Bänden. Claassen, Düsseldorf 1976
Studienausgabe in Einzelbänden. Fischer TB, Frankfurt. (28 Bände von 1986 bis 2011)
Gesammelte Werke in Einzelbänden. S. Fischer, Frankfurt. (11 Bände von 1994 bis 2006)
Edith Zenker: Heinrich-Mann-Bibliographie. Werke. Aufbau-Verlag, Berlin [u.a.] 1967
Brigitte Nestler: Heinrich-Mann-Bibliographie. Morsum/Sylt: Cicero-Presse. Bd. 1. Das Werk. 2000, ISBN 3-89120-019-6 (ersetzt die Bibliografie von E. Zenker)
Peter-Paul Schneider / Rudolf Wolff: Bibliographie der Primär- und Sekundärliteratur (Auswahl,Stand: Mitte 1986). In: Heinrich Mann. Das essayistische Werk. Hrsg. von Rudolf Wolff, Bouvier, Bonn 1986, Seite 138 - 171 (Sammlung Profile, Band 24).
Reinhard Alter: Die bereinigte Moderne. Heinrich Manns „Untertan" und politische Publizistik in der Kontinuität der deutschen Geschichte zwischen Kaiserreich und Drittem Reich. Tübingen 1995, ISBN 978-3484350496.
Cheng, Hui-Chun (2010): Das Gesellschaftsbild in Heinrich Manns frühen Romanen: Im Schlaraffenland, Professor Unrat und Die kleine Stadt.Dissertation, pdf
Walter Delabar & Walter Fähnders (Hgg.): Heinrich Mann 1871 - 1950. Reihe: Memoria, 4. Weidler, Berlin 2005, ISBN 3-89693-437-6
Michael Stübbe: Die Manns; Genealogie einer deutschen Schriftstellerfamilie. Degener, Insingen 2004, ISBN 3-7686-5189-4
Rolf Thiede: Stereotypen vom Juden. Die frühen Schriften von Heinrich und Thomas Mann. Metropol, Berlin 1998, ISBN 978-3926893352.
Renate Werner: Skeptizismus, Ästhetizismus, Aktivismus: Der frühe Heinrich Mann. Verlag für Sozialwissenschaften, Düsseldorf 1982, ISBN 978-3531092867.
“Doctor John” là bộ phim xoay quanh nỗi đau, mất mát và cái chết. Một bác sĩ mắc chứng CIPA và không thể cảm nhận được đau đớn nhưng lại là người làm công việc giảm đau cho người khác