Heinz Pose | |
---|---|
Sinh | Heinz Ferdinand Hermann Pose:xlii[1] 10 tháng 4, 1905[2] Königsberg, Prussia, German Empire (Kaliningrad, Kaliningrad Oblast, Russia) |
Mất | 13 tháng 11 năm 1975[3] Dresden, Saxony , Germany | (70 tuổi)
Quốc tịch | German |
Tư cách công dân | Đức |
Trường lớp | University of Königsberg University of Munich University of Göttingen University of Halle-Wittenberg |
Nổi tiếng vì | Soviet program of nuclear weapons Uranverein |
Giải thưởng | War Merit Cross (1943) |
Sự nghiệp khoa học | |
Ngành | Nuclear physics |
Nơi công tác | Technical University Dresden Laboratory for Nuclear Problems Laboratory B Physical Technical Institute University of Leipzig Kaiser Wilhelm Society |
Luận án | Experimentelle Untersuchungen über die Diffusion langsamer Elektronen in Edelgasen (1928) |
Người hướng dẫn luận án tiến sĩ | Gustav Hertz |
Heinz Ferdinand Hermann Pose (10 tháng 4 năm 1905 – 13 tháng Mười một năm 1975), thường được biết đến với tên gọi Heinz Pose, là một nhà vật lý hạt nhân người Đức và là giáo sư tại Trường đại học kỹ thuật Dresden (TU Dresden).[1]
Với tư cách là một trong những thành viên đầu tiên của câu lạc bộ Uranium của Đức, ông đã đảm nhiệm việc tìm hiểu đặc tính vật lý của lò phản ứng hạt nhân. Sau chiến tranh thế giới 2, Pose đồng ý lời mời đến làm giám đốc tại Phòng thí nghiệm B tại Nga và là một trong những nhà khoa học hạt nhân Đức làm việc trong chương trình vũ khí nguyên tử của Liên Xô vào năm 1945.:527[4]
Từ năm 1957 đến năm 1959, ông làm việc tại Viện Liên hiệp nghiên cứu hạt nhân Dubna trước khi trở thành giáo sư vật lý ở Đức vào năm 1959, cuối cùng trở thành trưởng khoa tại Trường đại học kỹ thuật Dresden.
Pose sinh ra tại Königsberg, Prussia, Đế quốc Nga, nay là Kaliningrad, Kaliningrad Oblast, Nga, ngày 10/4/1905.:1234[5] Gia đình ông đến từ miền đông Phổ; ông rất quen thuộc với văn hóa , phong tục và chuẩn mực của Nga , cũng như Tiếng Nga.:527[4] Tên đầy đủ của ông là Heinz Ferdinand Hermann Pose, theo Klaus Hentschel trong tuyển tập của ông vào năm 2011.:xlii[1]
Các nguồn Wikipedia tiếng Nga ghi chú tên ông là Rudolf Heinz Pose[6][5] Pose theo học tại Đại học Königsberg, nơi ông học vật lý; sau khi tốt nghiệp, Pose theo học sau đại học về vật lý tại Đại học Ludwig Maximilian München và Đại học Göttingen.:1234[5] Năm 1925, ông tham gia nhóm vật lý dưới sự chỉ đạo của Gustav Ludwig Hertz tại Đại học Halle-Wittenberg và bảo vệ luận án tiến sĩ (Dr. habil.) về vật lý, trong đó có các nguyên tắc cơ bản về phương pháp khuếch tán khí trên các khí hiếm, vào năm 1928.[7]
Từ 1928 Pose là trợ lý không lương và từ năm 1930 là trợ lý thường trực của nhà vật lý Gerhard Hoffmann, khi đó đang nghiên cứu về phép đo phản ứng hạt nhân.[8][9][10] Năm 1929, Pose nghiên cứu phản ứng hạt nhân của hạt nhân nhôm khi bị bắn phá bằng hạt alpha. Các thí nghiệm của ông cho thấy sự tồn tại của các mức năng lượng rời rạc trong hạt nhân. Công trình tiên phong của ông đã mô tả lần đầu tiên hiệu ứng của phép biến đổi cộng hưởng trong một quá trình hạt nhân. Trên cơ sở các công trình này và bằng Đại học cấp cao nhất của mình, Pose đã được trao hợp đồng giảng dạy về vật lý nguyên tử vào năm 1934. Ông tiếp tục nghiên cứu các phản ứng hạt nhân trong các hạt nhân nhẹ khác (số nguyên tử thấp) trong suốt những năm 1930. Năm 1939, ông được trao chức giáo sư dự bị/bổ sung ( außerplanmäßige ) tại Halle.[8][10]
Trong Thế chiến II, Pose tham gia nhiều tổ chức khác nhau để tiến hành các hoạt động nghiên cứu và phát triển hạt nhân. Từ năm 1940, ông làm việc tại Institut für Physik (KWIP, Viện Vật lý Kaiser Wilhelm) trực thuộc Kaiser-Wilhelm Gesellschaft về dự án phát triển năng lượng hạt nhân Uranverein của Đức. Ông cùng Werner Maurer đã phát hiện ra bằng chứng phát xạ neutron tự phát của uranium và thorium. Từ năm 1942, ông giữ chức danh Toàn quyền (Bevollmächtiger) về Vật lý hạt nhân tại Physikalisch-Technische Reichsanstalt (Viện đo lường quốc gia)- ông là người kiểm soát chương trình nghiên cứu hạt nhân của Đức. Một số nghiên cứu về hạt nhân được thực hiện tại trung tâm thử nghiệm của Heereswaffenamt (Cục đạn dược của Lục quân Đức) tại Gottow với Kurt Diebner là giám đốc. Tại đây Pose và Ernst Rexer đã so sánh hiệu quả sản xuất neutron trong lò phản ứng điều tiết bằng parafin sử dụng các tấm, thanh và khối urani. Các báo cáo nội bộ về các nghiên cứu của họ được phân loại là Tuyệt mật. Công trình của họ đã xác minh các tính toán của Karl Heinz Höcker rằng khối tốt hơn thanh và thanh tốt hơn tấm. Vào tháng 6 năm 1944, Pose làm việc tại Viện Vật lý của Đại học Leipzig để phát triển cyclotron.[8][10][11][12]
Cuối Chiến tranh thế giới 2, Liên Xô đã đưa đến Đức một đội đặc biệt gồm các nhà khoa học hạt nhân Liên Xô đứng đầu là Thượng tướng NKVD A. P. Zavenyagin để đưa các nhà khoa học hạt nhân của Đức về Liên Xô nhằm hỗ trợ các nhà khoa học nước này trong chương trình phát triển hạt nhân của Liên Xô. Mùa thu năm 1945, Pose chấp nhận đề nghị làm việc tại Liên Xô. Ông đến Liên Xô cùng với gia đình vào tháng 2 năm 1946. Tại Liên Xô ông thành lập và đứng đầu Phòng thí nghiệm V (còn được gọi là mật danh Malojaroslavets-10, theo tên thị trấn gần đó) ở Obninsk. Đội ngũ khoa học tại Phòng thí nghiệm V gồm cả người Nga và người Đức.[13][14]
Ngày 5/3//1946, Pose trở về Đức sĩ quan NKVD General Kravchenko, và 2 sĩ quan khác nhằm tuyển mộ thêm các nhà khoa học.[13]
Pose đã lên kế hoạch xây dựng 16 phòng thí nghiệm cho viện của mình, bao gồm một phòng thí nghiệm hóa học và tám phòng thí nghiệm. Ba người đứng đầu phòng thí nghiệm, Czulius, Herrmann và Rexer, là những đồng nghiệp của Pose đã cùng làm việc với ông trong dự án Uranverein:[13]
Đã có nhiều nhà khoa học của Đức đã tự nguyện đến làm việc tại Liên Xô bao gồm Manfred von Ardenne, Heinz Barwich, Gustav Hertz, Nikolaus Riehl, Peter Adolf Thiessen, và Max Volmer.[15] Do Pose là người điều hành chương trình năng lượng nguyên tử của Đức nên ông có kinh nghiệm trong việc sử dụng các nhà khoa học làm việc tại các cơ sở nghiên cứu của mình.
Trong chuyến đi tuyển dụng ở Đức, Pose đã viết một lá thư cho Nhà vật lý đoạt giải Nobel Werner Heisenberg và mời ông đến làm việc ở Nga. Lá thư ca ngợi điều kiện làm việc ở Nga và các nguồn lực sẵn có, cũng như thái độ tốt của người Nga đối với các nhà khoa học Đức. Một người đưa thư đã trao tận tay lá thư tuyển dụng cho Heisenberg; tuy nhiên, Heisenberg đã lịch sự từ chối trong một lá thư trả lời cho Pose.[16]
Năm 1957, khi vẫn còn làm việc tại Viện Liên hiệp nghiên cứu hạt nhân Dubna, Pose đã trở thành giáo sư về các lĩnh vực đặc biệt của vật lý hạt nhân tại Technische Hochschule Dresden.[8][17][18]
Năm 1959, Pose trở về Đức và định cư tại Dresden, Đông Đức. Ngoài việc tiếp tục giảng dạy tại Technische Hochschule, ông trở thành giám đốc đầu tiên của Instituts für Allgemeine Kerntechnik (Viện Công nghệ Hạt nhân Tổng quát). Đồng thời, ông trở thành Trưởng khoa Công nghệ Hạt nhân, được thành lập vào năm 1955.[8]
Sau khi đóng cửa Khoa Công nghệ Hạt nhân vào năm 1962, Pose chuyển sang làm giám đốc của Institut für experimentelle Kernphysik (Viện Vật lý Hạt nhân Thực nghiệm) và là trưởng khoa giảng dạy cùng tên tại Technische Hochschule. Ông giữ các chức vụ này cho đến năm 1970.[8]
Vào cuối Thế chiến II, Pose đã sắp xếp để anh trai mình là Werner cũng được chuyển đến Obninsk và ông đã thuê Werner làm kỹ thuật viên tại Phòng thí nghiệm V.[18]
Sau khi được rời khỏi Liên Xô vào năm 1953, Werner đã quay trở về Đức. Do gia đình của Werner đang ở Tây Đức nên ông ta đã được gửi sang Tây Đức. Tình báo phương Tây nhận ra giá trị của Werner, và CIA đã sử dụng ông ta để dụ dỗ Heinz Pose đào tẩu sang Hoa Kỳ nhưng Pose đã từ chối.[19]