Hiệp định thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương

Thỏa hiệp đang được đàm phán giữa Liên minh Âu châuHoa Kỳ

Hiệp định thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương còn được gọi là Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương ((tiếng Anh): Transatlantic Trade and Investment Partnership (TTIP) hay Transatlantic Free Trade Area (TAFTA)) là một thỏa hiệp thương mại tự do đang được đàm phán giữa Liên minh Âu châuHoa Kỳ. Thỏa hiệp này được dự đoán là sẽ tăng nền kinh tế của Liên minh Âu châu lên thêm €120 tỷ, nền kinh tế Hoa Kỳ lên €90 tỷ và các nước còn lại trên thế giới lên €100 tỷ.[1] Các cuộc nói chuyện đã bắt đầu vào tháng 7 năm 2013 và đã đạt được 3 vòng đàm phán vào cuối năm đó.[1] Thỏa hiệp này có thể sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2014.[2][3]

Các nền kinh tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Cả hai nền kinh tế cộng lại chiếm khoảng 60% của GDP toàn cầu, 33% của mậu dịch thế giới về hàng hóa và 42% mậu dịch thế giới về dịch vụ. Sự phát triển về năng lực kinh tế của EU đã dẫn tới một số xung đột về mậu dịch giữa 2 khối kinh tế; mặc dù cả chỉ lệ thuộc về nền kinh tế của khối kia, cũng như những tranh chấp chỉ chiếm 2% của mậu dịch. Một Hiệp định thương mại tự do giữa 2 khối sẽ là một thỏa hiệp thương mại lớn nhất giữa các vùng trong lịch sử thế giới, chiếm khoảng 46% của GDP toàn cầu.[4] Xem bảng bên dưới để thấy chi tiết về dòng chảy của mậu dịch;[5]

Hướng mậu dịch Hàng hóa Dịch vụ Đầu tư Tổng cộng
EU tới US €260 tỷ €139.0 tỷ €112.6 tỷ €511.6 tỷ
US tới EU €127.9 tỷ €180 tỷ €144.5 tỷ €452.4 tỷ

Đầu tư của Hoa Kỳ vào EU lớn hơn gấp 3 lần số đầu tư của Hoa Kỳ vào tất cả các nước Á châu cộng lại và đầu tư của EU vào Hoa kỳ bằng 8 lần đầu tư của EU chung vào Ấn Độ và Trung Quốc. Hoa Kỳ và EU là hai khối mậu dịch lớn nhất của hầu hết các nước trên thế giới và chiếm 1/3 của mậu dịch thế giới. Bởi vì trở ngại giữa 2 khối chỉ còn là 3% (may mặc, pho ma, hoa và rau quả), mục đích của cuộc đàm phán là gỡ bỏ tất cả các trở ngại.[6] Các trở ngại chính giữa Hoa Kỳ và châu Âu hầu như không còn là thuế quan mà là các khác biệt về quy định nội địa, những tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm của hai bên.[7]

Thống kê về Canada

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trong năm 2016 Canada có năng suất kinh tế khoảng 1.532 tỷ Dollar, theo như Internationale Währungsfonds. Ít hơn Ý một chút (1.852 tỷ Dollar) ít hơn phân nửa Đức (3495 tỷ).
  • Theo WTO Canada chiếm 2,4% tất cả các hàng xuất khẩu trên thế giới, nhiều khoảng bằng Bỉ, Mexico hoặc thành quốc Singapor. Năm 2014 Algeria xuất cảng hàng hóa sang EU nhiều hơn Canada.
  • Sản phẩm xuất khẩu quan trọng nhất của Canada là dầu hỏa, và như vậy nước này cạnh tranh với USA, Nga, và các quốc gia Opec, chứ không cạnh tranh với các quốc gia lục địa ở châu Âu.
  • Người Canada sống trung bình khoảng 82,2 tuổi theo WHO, 1,2 năm lâu hơn ở Đức và 5,4 năm lâu hơn so với tuổi trung bình ở EU.
  • Mỗi năm WHO dựa theo 20 mức chỉ thị để đo lường sự an toàn thực phẩm. Canada luôn được 100/100 điểm, như Đức, Pháp hoặc Tây Ban Nha.
  • Về Nam Nữ Bình quyền, theo chỉ số Global-Gender-Gap của diễn đàn Kinh tế Thế giới Canada chỉ đứng hạng 30 so với Đức 15, chủ yếu vì ít phụ nữ trong quốc hội và nội các. Justin Trudeau đã thay đổi việc này, trong nội các của ông có 15 nữ bộ trưởng trong số 29. Trong nội các hiện thời của Đức chỉ có 5 trong số 15 bộ trưởng.
  • Về tự do báo chí, theo Freedom House Canada đứng hạng 21, so với Đức 25 và Pháp 51.
  • Theo World Happiness Report của Liên Hợp Quốc thì Đan Mạch trung bình hạnh phúc nhất, sau đó đến Phần Lan hạng 5, Canada hạng 6, Đức hạng 16, Pháp hạng 32. Frankreich liegt auf Rang 32.[8]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Transatlantic Trade and Investment Partnership (TTIP) - Trade - European Commission”. Ec.europa.eu. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2014.
  2. ^ Emmott, Robin (ngày 27 tháng 2 năm 2013). “EU trade chief hopes to clinch U.S. trade deal by late 2014 | Reuters”. Uk.reuters.com. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2014.
  3. ^ “BBC News - EU 'growth boost from US free-trade deal'. Bbc.co.uk. ngày 3 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2014.
  4. ^ “Nominal 2012 GDP for the world and the European Union (EU)”. World Economic Outlook Database, October 2013. International Monetary Fund. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2013. Liên kết ngoài trong |work= (trợ giúp)
  5. ^ “European Commission”. Ec.europa.eu. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2012.
  6. ^ “United States - Trade - European Commission”. Ec.europa.eu. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2014.
  7. ^ “Hiệp định thương mại tự do EU – Mỹ: góc nhìn từ Paris”. Thương vụ Việt Nam tại Pháp. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2014.
  8. ^ Kanada, ein unheimlicher Partner? Der Faktencheck, welt, 24.10.2016

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Twinkling Watermelon - Cảm ơn các cậu đã dịu dàng lớn lên và tỏa sáng lấp lánh
Twinkling Watermelon - Cảm ơn các cậu đã dịu dàng lớn lên và tỏa sáng lấp lánh
Có một Ha Yi Chan 18 tuổi luôn rạng rỡ như ánh dương và quyết tâm “tỏa sáng thật rực rỡ một lần” bằng việc lập một ban nhạc thật ngầu
Bạn không thể mất tiền vì Trade nếu... không Trade
Bạn không thể mất tiền vì Trade nếu... không Trade
Nghe thấy rất nhiều tin tốt về một dự án tưởng như sẽ là tương lai với backers xịn, KOLs lớn tâng bốc lên mây, bạn lập tức mua vào và chờ ngày x10 x100
Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Đương, tổ chức vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm
Cốt lõi của
Cốt lõi của "kiệt sức vì công việc" nằm ở "mức độ hài lòng với bản thân"?
Nếu bạn cảm thấy suy kiệt, bắt đầu thấy ghét công việc và cho rằng năng lực chuyên môn của mình giảm sút, bạn đang có dấu hiệu kiệt sức vì công việc.