Hiệu ứng Stroop

Trong tâm lý học, hiệu ứng Stroop là một cách chứng minh sự giảm thời gian phản ứng (reaction time), tức là thì giờ cần để trả lời, đối với một việc làm. Khi một tên màu như là xanh, đỏ, vàng, v.v. được in bằng màu khác với ý nghĩa của tên (chẳng hạn từ"đỏ"được in màu xanh), óc bị trở ngại khi xử lý màu sắc của tên, dẫn đến thời gian phản ứng dài hơn và tần số lỗi cao hơn. Hiệu ứng này được đặt tên theo John Ridley Stroop, sau khi ông khám phá nó năm 1935.[1] Bài nghiên cứu đầu tiên là một trong những bài được làm nguồn nhiều nhất trong lịch sử tâm lý học thực nghiệm.

Thí dụ[sửa | sửa mã nguồn]

Hãy nói màu của các từ này càng nhanh càng tốt:


Lục Đỏ Lam
Vàng Lam Vàng


Lam Vàng Đỏ
Lam Vàng Lục


Theo hiệu ứng Stroop, nhóm màu đầu tiên gây ra thời gian phản ứng nhanh hơn.

Cuộc thí nghiệm đầu tiên[sửa | sửa mã nguồn]

Trong cuộc thí nghiệm, Stroop quản lý vài bài kiểm tra khác nhau hai bài thi chính. Stroop gọi những bài kiểm tra là RCN (tiếng Anh của Reading Color Names,"đọc tên màu"), trong đó những người tham gia phải nói lại ý nghĩa của các từ được in màu khác nhau, và NCW (Naming Colored Words,"gọi từ theo màu"), trong đó họ phải nói ra màu của mỗi tên màu. Ngoài ra, Stroop thử họ thêm mỗi lần họ thực hiện cuộc thí nghiệm này, để trừ sự ảnh hưởng của hiện tượng ghép từ vựng (word association).

Stroop nhận ra rằng những người tham gia cần thêm thì giờ để thực hiện việc NCW, và hiệu ứng này vẫn xuất hiện dù đã thực hành mỗi việc nhiều lần. Các nhà tâm lý học cho rằng ảnh hưởng này do con người đọc tự động, tức là óc tự động định rõ ngữ nghĩa của từ rồi cần phải thay thế ấn tượng đầu tiên bằng sự nhận ra màu in của từ bằng một phương pháp không tự động.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Stroop, John Ridley (1935). “Studies of interference in serial verbal reactions”. Tạp chí Tâm lý học Thực nghiệm. Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới như thế nào?
Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới như thế nào?
Chưa bao giờ trong lịch sử có nền kinh tế của một quốc gia hồi phục nhanh như vậy sau chiến tranh và trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Những chi tiết ẩn dụ khiến bạn thấy
Những chi tiết ẩn dụ khiến bạn thấy "Thiếu Niên Và Chim Diệc" hay hơn 10 lần
Những bộ phim của Ghibli, hay đặc biệt là “bố già” Miyazaki Hayao, luôn mang vẻ "siêu thực", mộng mơ và ẩn chứa rất nhiều ẩn dụ sâu sắc
Quân đội Israel - Nguồn Gốc và Sức Mạnh
Quân đội Israel - Nguồn Gốc và Sức Mạnh
Đây là lời tuyên chiến đầu tiên của Israel kể từ năm 1973, tỏ rõ ý định muốn chơi tới cùng với Hamas và chắc chắn sẽ giành được chiến thắng chung cuộc.
So sánh ưu khuyết Mẫu Đạm Nguyệt và Demon Slayer Bow
So sánh ưu khuyết Mẫu Đạm Nguyệt và Demon Slayer Bow
Cung rèn mới của Inazuma, dành cho Ganyu main DPS F2P.