I. Bản vị vàng là gì?
Bản vị vàng hay Gold Standard là một hệ thống tiền tệ trong đó giá trị của đơn vị tiền tệ tại các quốc gia khác nhau được đảm bảo bằng vàng (hay nói cách khác là được gắn trực tiếp với vàng.Trong thời điểm thế giới (hay cụ thể hơn là các ngân hàng) chọn chuyển qua tiền giấy là những tờ phiếu thể hiện sự sở hữu về một lượng vàng nào đó nhất định trong kho bạc của ngân hàng đó. Tức là vào thời đó, bạn hoàn toàn có thể được cho phép quy đổi trực tiếp một tờ phiếu của ngân hàng để đổi thành một lượng vàng nhất định. Một quốc gia sử dụng bản vị vàng sẽ ấn định giá vàng và mua và bán vàng ở mức giá đó. Giá cố định đó lần lượt được sử dụng để xác định giá trị đồng tiền của nó. Ví dụ: nếu Hoa Kỳ đặt giả thuyết giá vàng ở mức 500 USD một ounce (28.35 gram) thì giá trị của đồng đô la sẽ là 1/500 của một ounce vàng hay có thể nói nếu bạn có một đô
II. Sự phát triển và lụi tàn của chế độ bản vị vàng
Trong khi Anh là quốc gia đầu tiên áp dụng chế độ bản vị vàng vào năm 1821 phải nửa thế kỷ sau vào năm 1871 thì chế độ bản vị vàng quốc tế mới được áp dụng sau khi Đức áp dụng chế độ này vào quốc gia của họ. Kể từ khi chế độ này được áp dụng rộng rãi khi các điều kiện chính trị gần như lý tưởng tồn tại ở hầu hết các quốc gia – bao gồm Úc, Canada, New Zealand và Ấn Độ – những quốc gia đã thiết lập chế độ bản vị vàng. “Thành viên” tham gia trễ nhất của chế độ bản vị vàng là Hoa Kỳ vào năm 1900 nhưng thực ra chế độ này chỉ tồn tại được thêm một khoảng thời gian nữa vì một sự kiện ảnh hưởng lớn đến cả thế giới – Chiến tranh thế giới thứ nhất.Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, các liên minh chính trị thay đổi, nợ quốc tế gia tăng và tài chính chính phủ các nước suy yếu. Việc các quốc gia phải huy động lượng lớn vàng để tài trợ cho chiến tranh dẫn đến sự cạn kiệt dự trữ. Đồng thời, họ buộc phải in thêm tiền để đáp ứng nhu cầu chi tiêu, dẫn đến nguy cơ lạm phát gia tăng. Hệ thống Bản Vàng, vốn dựa trên sự liên kết chặt chẽ giữa giá trị tiền tệ và giá trị vàng, trở nên bấp bênh và không còn khả năng đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế.
Hiệp định Bretton Woods về quy định ràng buộc tỉ giá tiền tệ USD và các loại tiền tệ khác
Về sau cũng có nhiều sự kiện lớn nhỏ khác kéo dài đến tận thế chiến thứ 2 thách thức sự tồn tại của chế độ bản vị vàng nhưng đáng chú ý nhất phải nói đến đó là hiệp định Bretton Woods. Cụ thể, hiệp định này quy định rằng các đồng tiền của thế giới đều phải được định giá bằng USD, từ đó đồng tiền của Hoa Kỳ trở thành đồng tiền dự trữ thống trị toàn cầu. Mặc dù khi đó hệ thống bản vị vàng vẫn được sử dụng tại Mỹ với tỉ giá 35 USD mỗi ounce vàng nhưng ta có thể thấy sự giảm tính phụ thuộc và phổ biến của chế độ này từ sau nghị định của Woods.
Vào cuối Thế chiến thứ II, Mỹ nắm giữ 75% vàng dự trữ của thế giới và đồng đô la là đồng tiền duy nhất được hỗ trợ trực tiếp bằng vàng. Tuy nhiên, khi thế giới tái thiết sau chiến tranh, lượng vàng dự trữ của Mỹ giảm dần do tiền chảy vào các quốc gia bị tàn phá bởi chiến tranh và nhu cầu nhập khẩu cao của chính Mỹ. Môi trường lạm phát cao của những năm cuối thập niên 1960 đã rút cạn những gì còn sót lại của bản vị vàng.
Vào cuối Thế chiến thứ II, Mỹ nắm giữ 75% vàng dự trữ của thế giới và đồng đô la là đồng tiền duy nhất được hỗ trợ trực tiếp bằng vàng. Tuy nhiên, khi thế giới tái thiết sau chiến tranh, lượng vàng dự trữ của Mỹ giảm dần do tiền chảy vào các quốc gia bị tàn phá bởi chiến tranh và nhu cầu nhập khẩu cao của chính Mỹ. Môi trường lạm phát cao của những năm cuối thập niên 1960 đã rút cạn những gì còn sót lại của bản vị vàng.
Tuyên bố của Nixon chấm dứt chế độ bản vị vàng tháng 8 năm 1971
Cuối cùng, vào tháng 8 năm 1971, Tổng thống Nixon buộc phải tuyên bố chấm dứt khả năng đổi trực tiếp đô la Mỹ sang vàng do các yêu cầu hoán đổi USD sang vàng quá lớn mà dự trữ vàng của Hoa Kỳ lại không đủ. Với quyết định này, thị trường ngoại hối quốc tế, vốn ngày càng phụ thuộc vào đồng đô la kể từ khi Hiệp định Bretton Woods được ban hành, đã mất đi mối liên hệ chính thức với vàng. Đồng đô la Mỹ, và mở rộng ra, hệ thống tài chính toàn cầu mà nó duy trì hiệu quả, đã bước vào kỷ nguyên của tiền tệ không giá trị nội tại hay đồng tiền có giá trị do chính phủ và luật pháp của nước đó quy định (fiat money).
III. Sự mở đường dành cho thời đại của niềm tin và sự thay đổi trong vai trò của tiền
Tiền fiat – đồng tiền của niềm tin
Đồng tiền fiat thật sự có thể coi là bước mở đầu cho thời đại của niềm tin giữa những cá thể trao đổi với nhau trong nền kinh tế. Mọi người lựa chọn đặt niềm tin vào chính phủ để đổi trát nhau những thứ vốn chỉ là một tờ giấy hay một tờ polime không có mấy giá trị thực tế. Nó chỉ được “cam kết bởi chính phủ” và pháp luật của nước đó để đảm bảo rằng đa số mọi người trên đất nước đó đều có thể an tâm mà trao đổi.
Có thể nói rằng tiền khi này giống như là “chất bôi trơn” của nền kinh tế đúng nghĩa, tiền vốn không có điểm kết thúc trong chuỗi tiêu thụ của con người. Con người có thể dùng tiền đổi lấy gạo của người khác và ăn, người khác cũng có thể dùng tiền đó đưa cho người bán thịt để có thịt ăn, và người có thịt đương nhiên cũng có thể cầm tiền đi mua vàng bạc trang sức trong tiệm vàng nhưng tuyệt nhiên ta không thấy ai “ăn tiền” hay ai làm đẹp bằng việc đắp tiền lên người theo đúng nghĩa đen cả, nếu muốn làm cho bản thân của mình tốt hơn và có giá trị hơn, hoặc là người đó dùng tiền để tiêu thụ, hoặc là người đó sử dụng tiền đẻ ra tiền bằng các hoạt động đầu tư khác. Có thể nói đúng nghĩa tiền là chất bôi trơn của nền kinh tế, luôn luôn chuyển động và lưu thông trong nền kinh tế để khiến cho mọi người được trao đổi nhiều loại hàng hóa với nhau.
IV. Nguồn tham khảo:
[1]: What Is the Gold Standard? Advantages, Alternatives, and History (investopedia.com):https://www.investopedia.com/ask/answers/09/gold-standard.asp
[2]: Gold standard | Definition & History | Britannica Money:
https://www.britannica.com/money/gold-standard
[3]: Fiat Money: What It Is, How It Works, Example, Pros & Cons (investopedia.com):
https://www.investopedia.com/terms/f/fiatmoney.asp
210
|
8/7/2024 11:26:45 AM