Hoàng Phi Hổ

Minh họa Phong thần diễn nghĩa: Trái: Dương TiễnNa Tra; Phải: Tô Hộ và Hoàng Phi Hổ

Hoàng Phi Hổ (chữ Hán: 黄飞虎) là một nhân vật trong tác phẩm thần thoại Phong thần diễn nghĩa.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng Phi Hổ sống dưới thời vua Trụ Vương (Ân Thọ), được phong tới tước Trấn Quốc Võ Thành Vương, cha là Hoàng Cổn - tổng trấn ải Giới Bài, em gái là Hoàng Thị - vương phi của Trụ Vương, phụ trách Tây cung. Thân làm trọng thần triều Thương công lao chinh Đông dẹp Bắc song sống giữa thời khí số nhà Thương đã tận, Trụ Vương ngày càng đắm chìm vào ăn chơi sa đoạ, ham mê tửu sắc, nghe lời xúi giục của ái phi Đát Kỷ xa lánh trung thần, bỏ mặc giang sơn xã tắc, vứt bỏ đạo lý cương thường, dựng Bào Lạc giết trung thần, đào Sái Bồn để sát hại cung nữ, bắt dân xây Lộc Đài để hướng thú vui chơi thần tiên... Ngay cả những đại thần có công lớn như Hoàng Phi Hổ cũng không tránh khỏi tai ương.

Đầu quân nhà Chu

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm thứ 21 của đời Trụ Vương, nhân dịp Tết Nguyên Đán, phu nhân của Hoàng Phi Hổ là Giả Thị vào cung chúc thọ Đắc Kỷ đã bị Trụ Vương toan giở trò ong bướm, bỏ mặc luân thường đạo lý. Quyết giữ trọn trinh tiết và phẩm hạnh Giả Thị đã tự tận trên Lộc Đài. Hoàng phi nghe tin tẩu tẩu chết liền chạy lại mắng Trụ Vương đam mê tửu sắc không giữ lễ tôi thần, Trụ Vương trong phút nóng giận đã ném Hoàng phi xuống Lộc Đài chết tan xương. Hoàng Phi Hổ bất bình với hôn quân vô đạo đã đem theo gia quyến của mình vượt 5 ải, sang hàng Chu Võ Vương, được Võ Vương tấn phong là Khai Quốc Võ Thành Vương[1].

Lập công và được "phong thần"

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong cuộc chiến chống lại nhà Thương, phát hưng cơ nghiệp 800 năm của nhà Chu, Hoàng Phi Hổ đã có nhiều đóng góp to lớn. Nhưng số trời đã định Hoàng Phi Hổ phải có tên trên bảng Phong Thần, khi đại quân Tây Kỳ áp sát huyện Dẫn Trì, Hoàng Phi Hổ bại vong dưới tay Tổng trấn Trương Khuê. Sau khi lật đổ nhà Thương giúp Võ Vương lên ngôi Cửu trùng, Khương Tử Nha vâng sắc Nguyên Thủy Thiên Tôn sắc phong các thần, Hoàng Phi Hổ được làm Đông Nhạc Thái Sơn, Tề Thiên Nhân Thánh Đại Đế, đứng đầu Ngũ Nhạc, cai trị phần hồn. Bất kể ai mới chết hay mới sinh cũng phải tới để thần Đông Nhạc xét hỏi. Có thể nói, Võ Thành Vương Hoàng Phi Hổ là một nhân vật điển hình, một hình tượng trung thần trong Phong thần diễn nghĩa.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Hứa Trọng Lâm. Phong Thần bảng, Chương 99
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tâm lý học và sự gắn bó
Tâm lý học và sự gắn bó
Lại nhân câu chuyện về tại sao chúng ta có rất nhiều hình thái của các mối quan hệ: lãng mạn, bi lụy, khổ đau
Hợp chúng quốc Teyvat, sự hận thù của người Khaehri’ah, Tam giới và sai lầm
Hợp chúng quốc Teyvat, sự hận thù của người Khaehri’ah, Tam giới và sai lầm
Các xác rỗng, sứ đồ, pháp sư thành thạo sử dụng 7 nguyên tố - thành quả của Vị thứ nhất khi đánh bại 7 vị Long vương cổ xưa và chế tạo 7 Gnosis nguyên thủy
Mục đích, khoa học và sự thật về Giấc Ngủ
Mục đích, khoa học và sự thật về Giấc Ngủ
Giấc ngủ chiếm 1/3 cuộc đời bạn, có ảnh hưởng lớn đến thể chất và cả tinh thần
Giới thiệu các nhân vật trong Postknight 2
Giới thiệu các nhân vật trong Postknight 2
Trong Postknight 2 chúng ta sẽ gặp lại những người bạn cũ, và thêm những người bạn mới