Hoa Kỳ xâm lược Grenada | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Một phần của Chiến tranh Lạnh | |||||||
Một chiếc trực thăng U.S. Marine Corps Sikorsky CH-53D Sea Stallion đang lơ lửng gần vũ khí chống máy bay ZU-23-2 của Xô viết trong cuộc tấn công | |||||||
| |||||||
Tham chiến | |||||||
Hoa Kỳ |
Chính phủ Cách mạng Nhân dân Grenada Cuba Liên Xô (cố vấn) | ||||||
Chỉ huy và lãnh đạo | |||||||
Ronald Reagan Phó Đô đốc Joseph Metcalf III Thiếu tướng Norman Schwarzkopf Nicholas Brathwaite |
Hudson Austin Pedro Tórtolo Yuri Andropov | ||||||
Lực lượng | |||||||
Hoa Kỳ: 7.300 Rangers, Paratroopers, Marines, Special Forces CPF: 353 infantry, Marines |
Grenada: ~1.500 infantry, militia Cuba: 722 special forces, engineers[1] | ||||||
Thương vong và tổn thất | |||||||
Hoa Kỳ: 19 chết, 116 bị thương[2] |
Grenada: 45 chết, 358 bị thương Cuba: 25 chết 59 bị thương 638 bị bắt[2] | ||||||
Thương vong dân thường: 24 chết |
Hoa Kỳ và liên minh gồm sáu quốc gia Caribe đã xâm lược quốc đảo nhỏ Grenada hay còn gọi là Chiến dịch Urgent Fury, cách Venezuela 100 dặm (160 km) về phía bắc, vào lúc rạng sáng ngày 25 tháng 10 năm 1983. Cuộc xâm lược này được kích hoạt bởi xung đột và đảo chính trong Chính phủ Cách mạng Nhân dân, dẫn đến việc quản thúc tại gia và hành quyết nhà lãnh đạo trước đó và Thủ tướng thứ hai của Grenada, Maurice Bishop, và thành lập Hội đồng Quân sự Cách mạng, với Hudson Austin làm chủ tịch. Sau cuộc xâm lược, một chính phủ lâm thời đã được bổ nhiệm, và sau đó là cuộc tổng tuyển cử được tổ chức vào tháng 12 năm 1984, đã lập nên một chính phủ mới thân Mỹ cho Grenada.
Grenada là một quốc đảo Caribbean với 91.000 dân. Kết quả của cuộc đổ bộ này là chiến thắng dành cho Mỹ sau vài tuần. Đây vẫn luôn là đề tài gây tranh cãi do trong cuộc chiến này diễn ra trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, có sự tham dự của Hoa Kỳ, cũng như sự dính líu của Cuba và Liên Xô, thêm vào đó là tình trạng bất ổn của chính quyền Grenada và vị thế của Grenada trong Vương quốc Khối thịnh vượng chung.
Grenada đã giành độc lập từ Anh Quốc năm 1974. Phong trào New Jewel cánh tả đã lên nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 1979.