Huascarán

Huascarán
Huascarán nhìn từ Callejón de Huaylas
Độ cao6.768 m (22.205 ft)[1]
Phần lồi2.776 m (9.108 ft)[2]
Danh sáchĐiểm cao nhất
Ultra
Vị trí
Vị tríYungay, Peru
Dãy núiCordillera Blanca
Tọa độ[2]
Địa chất
KiểuĐá hoa cương
Tuổi đáĐại Tân Sinh
Leo núi
Chinh phục lần đầuHuascarán Sur: 20 tháng 7 năm 1932 - Huascarán Norte: 2 tháng 9 năm 1908

Huascarán (phát âm tiếng Tây Ban Nha[waskaˈɾan]) là một núi ở tỉnh Yungay (vùng Ancash) của Peru, nằm trong dãy Cordillera Blanca miền tây Andes. Đỉnh chóp nam của Huascarán (Huascarán Sur) là điểm cao nhất của Peru, của toàn mạn bắc Andes (phía bắc hồ Titicaca) và toàn vùng nhiệt đới Trái Đất. Huascarán là núi cao thứ bốn Tây Bán cầu cũng như Nam Mỹ, sau Aconcagua, Ojos del SaladoMonte Pissis. Núi này lấy tên theo Huáscar, một Sapa Inca thế kỷ XVI.[3]

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Núi này có hai đỉnh riêng rẽ, cao nhất là đỉnh nam (Huascarán Sur) với độ cao 6.768 mét (22.205 ft).[1] Đỉnh bắc (Huascarán Norte) cao 6.654 mét (21.831 ft).[1] Giữa hai đỉnh là một vành hóp xuống (gọi là 'Garganta'). Lõi Huascarán, như của hầu hết trong dãy Cordillera Blanca, cấu thành từ đá hoa cương Đại Tân Sinh.[4]

Huascarán nằm trong vườn quốc gia Huascarán và là một điểm leo núi nổi tiếng. Đỉnh núi Huascarán là một trong những điểm xa tâm Trái Đất nhất,[5] chỉ đứng sau ChimborazoEcuador.[1]

Đỉnh Huascarán là nơi mà lực hấp dẫn yếu nhất trên Trái Đất.[6]

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Biggar, John (2005). The Andes - A Guide for Climbers (ấn bản thứ 3). Castle Douglas. ISBN 0-9536087-2-7.
  • Gates, Alexander E.; Ritchie, David (2006). Encyclopedia of Earthquakes and Volcanoes. Infobase Publishing. ISBN 9780816072705.
  • Room, Adrian (1997). Placenames of the World. McFarland and Company. ISBN 0-7864-0172-9.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Helman, Adam (2005). The Finest Peaks: Prominence and Other Mountain Measures. tr. 5. ISBN 978-1-4120-5995-4. On the other hand Biggar gives 6,746 metres.
  2. ^ a b “ultra-prominences”. peaklist.org. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2008.
  3. ^ Room, Adrian
  4. ^ Ricker, John F., Yuraq Janka: Cordilleras Blanca and Rosko, Alpine Club of Canada, 1977, ISBN 0-920330-04-5, after Wilson, Reyes, and Garayar, 1967.
  5. ^ “Tall Tales about Highest Peaks”. Australian Broadcasting Corporation. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2008.
  6. ^ “Gravity Variations Over Earth Much Bigger Than Previously Thought”. Science Daily. ngày 4 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2014.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới như thế nào?
Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới như thế nào?
Chưa bao giờ trong lịch sử có nền kinh tế của một quốc gia hồi phục nhanh như vậy sau chiến tranh và trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Giới thiệu nhân vật Evileye trong Overlord
Giới thiệu nhân vật Evileye trong Overlord
Keno Fasris Invern, trước đây được gọi là Chúa tể ma cà rồng huyền thoại, Landfall, và hiện được gọi là Evileye, là một nhà thám hiểm được xếp hạng adamantite và người làm phép thuật của Blue Roses cũng như là bạn đồng hành cũ của Mười Ba Anh hùng.
Cốt lõi của
Cốt lõi của "kiệt sức vì công việc" nằm ở "mức độ hài lòng với bản thân"?
Nếu bạn cảm thấy suy kiệt, bắt đầu thấy ghét công việc và cho rằng năng lực chuyên môn của mình giảm sút, bạn đang có dấu hiệu kiệt sức vì công việc.