Kawaguchi Kiyotake

Kawaguchi Kiyotake
Chân dung tướng Kawaguchi Kiyotake
Tên bản ngữ
川口 清健
Sinh(1892-12-03)3 tháng 12, 1892
Quận Kōchi, Nhật Bản
Mất16 tháng 5, 1961(1961-05-16) (68 tuổi)
ThuộcĐế quốc Nhật Bản
Quân chủngĐế quốc Nhật Bản Lục quân Đế quốc Nhật Bản
Năm tại ngũ1914-1945
Cấp bậcThiếu tướng
Tham chiếnChiến tranh thế giới thứ hai
Chiến tranh Trung-Nhật
Trận Philippines (1941-42)
Chiến dịch Guadalcanal
Trận chiến đồi Edson
Trận chiến sân bay Henderson

Kawaguchi Kiyotake (川口 清健 Xuyên Khẩu Thanh Kiện?, 3 tháng 12 năm 1892 – 16 tháng 5 năm 1961) là một vị tướng của Lục quân Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Kawaguchi sinh ra tại tỉnh Kōchi, tốt nghiệp khóa 26 Trường Sĩ quan Lục quân năm 1914 và khóa 34 Đại học Lục quân năm 1922. Trong thập niên 20 và 30, ông lần lượt nắm giữ nhiều vị trí trong ban tham mưu của Phương diện quân Bắc Trung Hoa và tại Nhật Bản, trước khi được phong quân hàm Thiếu tướng năm 1940.[1]

Năm 1940, Kawaguchi được bổ nhiệm làm chỉ huy trưởng Lữ đoàn Bộ binh 35.[2] Lữ đoàn này đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Nam Phương quân và được thành lập bởi các đơn vị rút ra từ Sư đoàn 18.[3] Lữ đoàn của Kawaguchi đã tham gia các cuộc đổ bộ đánh chiếm Borneo thuộc Anh vào tháng 12 năm 1941 và tháng 1 năm 1942 tại Miri, Kuching, Brunei, Jesselton, Beaufort, đảo LabuanSandakan.[3] Sau đó khi Nhật Bản tấn công Philippines, lữ đoàn đã tham gia đổ bộ lên Cebu tháng 3 năm 1942 và Mindanao một tháng sau đó. Sau khi đánh chiếm Philippines thành công, Kawaguchi đã phản đối một cách mạnh mẽ việc hành quyết các quan chức cấp cao, trong đó có thẩm phán Tòa án tối cao của Philippines vì giết đối thủ đã bị đánh bại một cách tàn nhẫn là hành động đi ngược lại tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản. Sự chống đối này của Kawaguchi đã khiến ông bị đại tá Tsuji Masanobu thuộc phe quân phiệt cực đoan quá khích không ưa và ông này tìm mọi cách để đưa Kawaguchi đến những khu vực chiến trận ác liệt mà từ đó không có khả năng quay về.[4]

Kawaguchi và Lữ đoàn 35 của mình cùng với một số đơn vị khác hỗ trợ đã đổ bộ lên đảo Guadalcanal vào tháng 8 và tháng 9 năm 1942 trong nỗ lực tăng viện để tái chiếm lại sân bay trên đảo từ quân Đồng Minh. Tuy nhiên, do phán đoán sai quân số của đối phương (Kawaguchi cho rằng chỉ có 2.000 lính Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ nhưng thực tế là hơn 11.000[5]), trong trận chiến đồi Edson diễn ra từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 9 năm 1942, 6.000 quân Nhật dưới quyền chỉ huy của Kawaguchi nhiều lần tấn công trực diện vào phòng tuyến Mỹ đã bị đánh bại hoàn toàn với tổn thất nặng nề. Trong nỗ lực tấn công sau cùng của quân Nhật tại Guadalcanal, Kawaguchi được Trung tướng Maruyama Masao giao chỉ huy một cánh quân tấn công nhưng ông đã bị cách chức sau đó và bị đưa về Nhật Bản do thay đổi kế hoạch tấn công ban đầu.

Thiếu tướng Kawaguchi Kiyotake (ngồi giữa) với những người bạn trong một tấm ảnh không rõ ngày.

Kawaguchi đã bị đưa vào danh sách quân nhân dự bị vào năm 1943. Sau khi hồi phục sau một cơn bệnh kéo dài, ông được giao chỉ huy công việc phòng thủ đảo Tsushima vào tháng 3 năm 1945.

Sau khi chiến tranh kết thúc, Kawaguchi bị Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng Minh (SCAP) bắt giữ và kết tội là tội phạm chiến tranh. Mặc dù đã chống đối những chính sách tàn ác của Đại tá Tsuji trước đó, ông vẫn bị giam cầm tại nhà tù Sugamo suốt từ năm 1946 đến năm 1953.[2]

Kawaguchi mất tại Nhật Bản năm 1961.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ammenthorp, The Generals of World War II
  2. ^ a b L, Klemen (1999–2000). “Major-General Kiyotake Kawaguchi”. Forgotten Campaign: The Dutch East Indies Campaign 1941-1942. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2012.Quản lý CS1: định dạng ngày tháng (liên kết)
  3. ^ a b L, Klemen (1999–2000). “The Invasion of British Borneo in 1942”. Forgotten Campaign: The Dutch East Indies Campaign 1941-1942. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2012.Quản lý CS1: định dạng ngày tháng (liên kết)
  4. ^ Harries, Soldiers of the Sun, trang 338.
  5. ^ Richard B. Frank, sđd, trang 218

Sách tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu Kiseijuu - bộ anime/manga kinh dị hay nhức nách
Giới thiệu Kiseijuu - bộ anime/manga kinh dị hay nhức nách
Được xem là một trong những siêu phẩm kinh dị khoa học viễn tưởng và giành được vô số giải thưởng của thế giới M-A, Parasyte chủ yếu nhắm tới độc giả là nam giới trẻ và trưởng thành
Tại sao nên làm việc ở Philippines?
Tại sao nên làm việc ở Philippines?
So với các nước trong khu vực, mức sống ở Manila khá rẻ trừ tiền thuê nhà có hơi cao
Danh sách địa điểm du lịch Tết cực hấp dẫn tại Châu Á
Danh sách địa điểm du lịch Tết cực hấp dẫn tại Châu Á
Bạn muốn du lịch nước ngoài trong dịp tết này cùng gia đình hay bạn bè? Sẽ có nhiều lựa chọn với những vùng đất đẹp như mơ trong mùa xuân này. Dưới đây là những địa điểm du lịch tại Châu Á mà bạn phải đến trong dịp Tết này.
Tổng quan Hạt Giống Ma Vương và Ma Vương trong Tensura
Tổng quan Hạt Giống Ma Vương và Ma Vương trong Tensura
Ma Vương được xem là danh hiệu cao nhất, là một bậc tiến hóa tối thượng mà một Ma Vật có thể đạt được, chỉ xếp sau Long Chủng