Khampheng Boupha

Khampheng Boupha (tiếng Lào: ຄຳແພງ ບຸບຜາ; ngày 15 tháng 1 năm 19232011) là chính khách Lào, từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Lào.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Khampheng Boupha chào đời tại cố đô Luang Prabang và hoàn thành việc học ở đó.[1]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Khampheng khởi đầu sự nghiệp làm giáo viên và về sau chuyển sang công việc dịch thuật.[2] Từ năm 1946 đến năm 49, bà ở lại Thái Lan với chồng vốn là một thành viên của chính phủ Lào Issara. Một năm sau, cả hai người cùng tham gia Mặt trận Lào Tự do. Bà đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử bổ sung vào tháng 5 năm 1958 đại diện cho Luang Prabang và trở thành đại biểu Quốc hội Lào. Chính trong thời gian này, vợ chồng Boupha đã tích cực tham gia phong trào cộng sản Pathet Lào tại Việt Nam.[1]

Năm 1979, Khampheng trở thành thành viên của Ủy ban Thường vụ Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước mới thành lập và ba năm sau được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.[1] Do vấn đề sức khỏe mà bà quyết định không tái tranh cử. Bà cũng từng là chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Lào và Quốc vụ khanh vấn đề Nông thôn.[3][4]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1943, Khampheng kết hôn với Khamphay Boupha.[1] Bà qua đời vào năm 2011.[5]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Stuart-Fox, Martin (2008). Historical Dictionary of Laos. Scarecrow Press. tr. 155. ISBN 978-0-8108-6411-5.
  2. ^ Blackburn, Susan; Ting, Helen (2013). Women in Southeast Asian Nationalist Movements. NUS Press. tr. 223. ISBN 978-9971-69-674-0.
  3. ^ Zasloff, Joseph J.; Unger, Leonard (1991). Laos: Beyond the Revolution. Palgrave Macmillan UK. tr. 175, 342. ISBN 978-1-349-11214-2.
  4. ^ Dommen, Arthur J. (2002). The Indochinese Experience of the French and the Americans: Nationalism and Communism in Cambodia, Laos, and Vietnam. Indiana University Press. tr. 498. ISBN 0-253-10925-6.
  5. ^ Souvannamethy Kou, Mahaku. Khampheng Boupha (1923–2011). tr. 1. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2022.


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Quân đội của Isengard - Chúa tể của những chiếc nhẫn
Quân đội của Isengard - Chúa tể của những chiếc nhẫn
Saruman là thủ lĩnh của Hội Đồng Pháp Sư, rất thông thái và quyền năng. Lẽ ra ông ta sẽ là địch thủ xứng tầm với Sauron
Một vài yếu tố thần thoại qua hình tượng loài quỷ trong Kimetsu no Yaiba
Một vài yếu tố thần thoại qua hình tượng loài quỷ trong Kimetsu no Yaiba
Kimetsu no Yaiba (hay còn được biết tới với tên Việt hóa Thanh gươm diệt quỷ) là một bộ manga Nhật Bản do tác giả Gotoge Koyoharu sáng tác và minh hoạ
Fury (2019): Chiến tranh và người lính thủy đánh bộ qua lăng kính điện ảnh
Fury (2019): Chiến tranh và người lính thủy đánh bộ qua lăng kính điện ảnh
Fury (2014) sẽ đem lại cho bạn cái nhìn chân thực, những mặt tối và hậu quả nặng nề đằng sau các cuộc chiến tranh mà nhân loại phải hứng chịu.
[Giả thuyết] Paimon là ai?
[Giả thuyết] Paimon là ai?
Trước tiên là về tên của cô ấy, tên các vị thần trong lục địa Teyvat điều được đặt theo tên các con quỷ trong Ars Goetia