Khu công nghệ cao Đà Nẵng (tên tiếng Anh: Danang Hi-Tech Park) được thành lập theo Quyết định số 1979/QĐ-TTg ngày 28/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ.[1]
Sau hai Khu công nghệ cao ở Hà Nội và Khu công nghệ cao ở Thành phố Hồ Chí Minh, Khu công nghệ cao Đà Nẵng là khu công nghệ cao Quốc gia đa chức năng thứ ba của Việt Nam được thành lập. Mục tiêu của Khu công nghệ cao Đà Nẵng là trở thành một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển khoa học - kỹ thuật của thành phố Đà Nẵng nói riêng và cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói chung.
Khu công nghệ cao Đà Nẵng phấn đấu trở thành một khu đô thị sinh thái, có sự kết hợp hài hòa giữa nghiên cứu - phát triển, đào tạo,
sản xuất với môi trường sống và môi trường văn hóa - xã hội.
Vị trí xây dựng có nền đất cao, nền địa chất thuộc hệ mác ma biến chất, kết
tinh (đá phiến kết tinh), thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, không tốn kém chi phí cho việc chống lún.
Vị trí quy hoạch xây dựng KCNC có nền đất cao, không bị ngập lụt về mùa mưa; phía Bắc và phía Nam có núi bao bọc nên có khả năng hạn chế tối đa tác động của bão.
Địa chất
Nền địa chất thuộc hệ mác ma biến chất, kết tinh (đá phiến kết tinh), thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, không tốn kém chi phí cho việc chống lún (theo bản đồ Địa chất Việt Nam - Campuchia - Lào 1935 của J.Fromaget và cộng sự).
Môi trường sinh thái
KCNC có môi trường sinh thái hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên trong sạch, có đồng bằng, có núi, có rừng cây xanh, gần sông Cu Đê, gần Khu du lịch Bà Nà.
Trong ranh giới quy hoạch có hồ Hoà Trung với diện tích mặt nước hơn 86 ha, ảnh hưởng tích cực đến môi trường sinh thái và công tác xây dựng cảnh quan trong Khu công nghệ cao.
Xây dựng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn để thoát nước thải cho khu công nghệ cao Đà Nẵng.
Trong khu vực công nghệ cao có 2 khu công trình đầu mối kỹ thuật hạ tầng và trạm xử lý chất thải.
Trạm 1: chủ yếu tập trung thu gom, trung chuyển chất thải rắn, quy mô diện tích: 0,8 ha.
Trạm 2: đầu tư nhà máy xử lý nước thải, quy mô diện tích: 02 ha. Công suất: 18.000 m3/ngày.đêm (04 mô đun), đảm bảo xử lý triệt để nguồn nước thải của Khu Công nghệ cao đạt Quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện hành QCVN 40:2011/BTNMT – Cột B với các hệ số Kq=0,9 và Kf=0,9 trước khi xả thải
Nguồn nước cung cấp cho KCNC dự kiến được lấy từ Nhà máy nước Hòa Liên có công suất 240.000 m3/ng.đ. Hiện nay nhà máy đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và sẽ hoàn thành vào năm 2018.
Trong giai đoạn đầu, khi Nhà máy nước Hòa Liên chưa hoàn thành, Khu công nghệ cao sẽ được cấp nước tạm từ tuyến ống D225 trên tuyến đường tránh Nam hầm Hải Vân. Nguồn nước lấy từ trạm bơm tăng áp DT602; trạm bơm có công suất 120 m3/h, H = 70m.
Phương án cấp điện cho KCNC là xây dựng trạm 110/22kV Hòa Liên, quy mô công suất 2x63MVA. Dự kiến năm 2015 sẽ đưa vào vận hành trước 01 máy biến áp 63MVA. Đường dây 110kV mạch kép cấp điện cho trạm sẽ đấu nối chuyển tiếp trên mạch đường dây 110kV Hòa Khánh - Hầm Hải Vân.
KCNC sẽ có hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông đảm bảo liên lạc, kết nối thông suốt, đường truyền chất lượng cao, bảo mật, an toàn và an ninh mạng.
Ưu đãi về thuế suất: Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm. Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu.
Ưu đãi về thời gian miễn, giảm thuế: Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Thời gian miễn thuế được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế.
Miễn 100% tiền sử dụng hạ tầng trong 02 năm đầu kể từ ngày nhận giao đất và giảm 50% trong 03 năm tiếp theo đối với các dự án nghiên cứu - phát triển CNC, ươm tạo CNC, ươm tạo doanh nghiệp CNC, đào tạo nhân lực CNC.
Miễn 100% tiền sử dụng hạ tầng trong 02 năm đầu kể từ ngày nhận giao đất đối với các dự án thuộc Danh mục CNC được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm CNC được khuyến khích phát triển theo Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Giảm 50% tiền sử dụng hạ tầng trong 02 năm đầu kể từ ngày nhận giao đất đối với các dự án sản xuất các sản phẩm thuộc Nhóm VI (Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp CNC) trong Danh mục các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ.
Cung ứng dịch vụ hành chính một cửa: Hỗ trợ nhà đầu tư giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa.
Hỗ trợ thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú: Hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài và gia đình thực hiện thủ tục gia hạn tạm trú, cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú; tạo điều kiện thuận lợi về cư trú, thuê nhà ở trong Khu CNC Đà Nẵng.
Hỗ trợ thu hút nguồn nhân lực công nghệ cao: Hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng và đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp; gặp gỡ các cơ sở đào tạo trong nước để tuyển dụng sinh viên xuất sắc.
Hỗ trợ vay vốn: Hỗ trợ nhà đầu tư tiếp cận các tổ chức tài chính, tín dụng để vay vốn theo quy định hiện hành của pháp luật.
Ban Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 28/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
Hiện nay, Ban Quản lý Khu công nghệ cao nằm tại Lô C2, đường số 5, Khu công nghệ cao Đà Nẵng, liên hệ: 0236.3566704 - 3.566703
Tao Fa (Đào Hoa Pháp, bính âm: Táo Huā) là một nhân vật phản diện chính của Thiên đường địa ngục: Jigokuraku. Cô ấy là thành viên của Lord Tensen và là người cai trị một phần của Kotaku, người có biệt danh là Đại hiền triết Ratna Ratna Taisei).