Giới thiệu cuốn sách
Mindset là cuốn sách được viết bởi giáo sư tâm lý học người Mỹ Carol Dweck. Nội dung cuốn sách tập trung vào sức mạnh của tư duy và tác động của nó đến sự thành công của một người trong hầu hết các lĩnh vực đời sống.
Theo quan điểm thông thường, chúng ta tin rằng thành công chỉ thuộc về những người có tài năng thiên bẩm hoặc những người hay gặp may mắn. Tuy nhiên khi đọc Mindset, suy nghĩ và tầm nhìn của bạn có thể thay đổi đáng kể. Cuốn sách mang đến cho bạn một góc nhìn hoàn toàn mới về thành công. Bạn sẽ hiểu thành công không chỉ dành riêng cho những người có tài năng hay gặp may mắn, thành công thực sự sẽ đến từ quá trình thay đổi, rèn luyện và phát triển tư duy.
Mindset được viết dựa trên những nghiên cứu tâm lý về hành vi con người. Trong cuốn sách, tác giả không chỉ trình bày lý thuyết mà còn mang đến những ví dụ thực tế. Nhờ điều này, bạn có thể thấy rõ được vai trò và lợi ích của việc thay đổi tư duy.
Đây là cuốn sách hữu ích dành cho tất cả mọi người, bao gồm nhiều ngành nghề hay lĩnh vực khác nhau từ giáo viên, nhà kinh doanh, huấn luyện viên và cả những người đang đi trên hành trình phát triển, hoàn thiện bản thân.
Theo quan điểm thông thường, chúng ta tin rằng thành công chỉ thuộc về những người có tài năng thiên bẩm hoặc những người hay gặp may mắn. Tuy nhiên khi đọc Mindset, suy nghĩ và tầm nhìn của bạn có thể thay đổi đáng kể. Cuốn sách mang đến cho bạn một góc nhìn hoàn toàn mới về thành công. Bạn sẽ hiểu thành công không chỉ dành riêng cho những người có tài năng hay gặp may mắn, thành công thực sự sẽ đến từ quá trình thay đổi, rèn luyện và phát triển tư duy.
Mindset được viết dựa trên những nghiên cứu tâm lý về hành vi con người. Trong cuốn sách, tác giả không chỉ trình bày lý thuyết mà còn mang đến những ví dụ thực tế. Nhờ điều này, bạn có thể thấy rõ được vai trò và lợi ích của việc thay đổi tư duy.
Đây là cuốn sách hữu ích dành cho tất cả mọi người, bao gồm nhiều ngành nghề hay lĩnh vực khác nhau từ giáo viên, nhà kinh doanh, huấn luyện viên và cả những người đang đi trên hành trình phát triển, hoàn thiện bản thân.
Tác giả
Nguồn ảnh: Internet |
Carols Dweck là một giáo sư tâm lý học người Mỹ. Bà đã giữ chức vụ Giáo sư Tâm lý học tại trường Đại học Stanford từ năm 2004, bà cũng là thành viên của Viện hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học Hoa Kỳ. Hiện tại Carols Dweck cùng chồng đang sống tại Palo Alto, California.
Tóm tắt sách
Chương 1: Các kiểu tư duy
Cuốn sách nói về hai loại tư duy khác nhau: tư duy cố định và tư duy phát triển.
Những người có tư duy cố định cho rằng bản thân chỉ có một khả năng nhất định và không thể thay đổi, bất kể ở lĩnh vực nào. Ngược lại, người có tư duy phát triển tin rằng kết quả luôn có thể thay đổi nếu họ cam kết học hỏi và rèn luyện theo thời gian.
Hiện tại họ chưa thành công, điều đó không có nghĩa trong tương lai cũng vậy. Tư duy phát triển giúp họ cam kết, nỗ lực, không ngừng vượt qua thử thách, khó khăn, khám phá tiềm năng cao nhất.
Bạn có thể nhận diện và hình dung rõ hơn về hai kiểu tư duy thông qua ví dụ sau đây:
Một hôm, A có một buổi học rất quan trọng, A rất yêu thích môn học này. Tuy nhiên khi giáo viên trả bài giữa kỳ, A chỉ được điểm C+, A vô cùng thất vọng. Buổi chiều, trên đường về nhà, A bị cảnh sát phạt vì dừng xe không đúng nơi quy định. Trong tâm trạng chán nản, A gọi điện cho bạn để chia sẻ thì người bạn đó lại tỏ ra hững hờ. Nếu bạn là A, bạn sẽ cảm thấy như thế nào và bạn sẽ hành động ra sao?
Khi thực hiện khảo sát dựa trên các nhóm thực nghiệm, kết quả thu thập được như sau:
Câu trả lời của những người có tư duy cố định thường sẽ là: “Tôi cảm thấy mình bị hắt hủi.” “Tôi là kẻ ngu ngốc”; “Tôi là kẻ thất bại.” “Tôi sẽ cảm thấy mình là người vô dụng và đần độn - ai cũng hơn tôi”; “Cuộc sống thật không công bằng và mọi nỗ lực đều vô dụng.” “Cuộc sống thật tồi tệ. Tôi là kẻ ngốc và tôi chưa bao gặp điều gì hay ho cả.”
Còn đối với những người có tư duy phát triển, câu trả lời sẽ là:
“Tôi cần cố gắng hơn ở lớp, cẩn thận hơn khi đỗ xe, hỏi thăm người bạn của mình có đang trải qua một ngày tồi tệ giống mình hay không.”
“Điểm C+ chứng tỏ rằng tôi sẽ phải nỗ lực hơn rất nhiều trong học tập, nhưng tôi vẫn còn nửa kỳ để nâng cao điểm số của mình.”
Điểm khác biệt cơ bản giữa hai nhóm tư duy này:
Người có tư duy cố định thường liên kết các sự kiện tiêu cực trong cuộc với giá trị con người của họ, coi chúng là những đặc điểm cố định không thể thay đổi.
Còn người có tư duy phát triển thường không định nghĩa giá trị bản thân dựa trên những sự kiện tiêu cực xảy đến mà nhìn nhận chúng là cơ hội để đối mặt, tìm cách giải quyết vấn đề. Mặc dù khi trải qua tình huống tồi tệ, họ cũng cảm thấy thất vọng, buồn rầu và chán nản.
Tác giả muốn nhấn mạnh thông điệp quan trọng trong chương này:
Có tư duy cố định không phải là điều xấu, mỗi người trong chúng ta đều có thể sở hữu loại tư duy này. Tuy nhiên, điểm đáng mừng tất cả chúng ta đều có khả năng thay đổi, phát triển tư duy thông qua quá trình học tập và rèn luyện. Không ai hoàn toàn có tư duy cố định hoặc tư duy phát triển, đôi khi chúng ta đứng ở giữa ranh giới của hai loại tư duy này.
Chương 2: Bên trong tư duy
Bước vào một kiểu tư duy, tức là bạn đang bước vào một thế giới mới.
Ở một thế giới, thất bại là một trở ngại. Bị điểm kém, thua trong một giải đấu, bị sa thải, từ chối - Điều đó nghĩa là bạn không thông minh hoặc không có tài năng.
Ở thế giới khác, thất bại có nghĩa là chưa phát triển, khi chưa đạt được mục tiêu - điều đó ở nghĩa là bạn chưa phát huy hết tiềm năng của mình.
Trong một thế giới, nỗ lực được coi là một điều không tốt. Tương tự như thất bại, nó khẳng định rằng bạn không thông minh hoặc kém cỏi. Nếu bạn thực sự thông minh, bạn không cần phải làm gì cả.
Carol đã thực hiện một nghiên cứu hàng nghìn người từ độ tuổi mẫu giáo trở đi. Bà vô cùng ngạc nhiên khi thấy số lượng người từ chối cơ hội học tập rất nhiều, lý do là vì họ sợ những lời nhận định, đánh giá về khả năng của bản thân.
Khi cho các em nhỏ lựa chọn làm lại một bài tập xếp hình đơn giản hoặc thử làm bài tập khó hơn. Hầu hết các em đều lựa chọn giải pháp an toàn là làm lại bài tập xếp hình đơn giản. Ngay lứa tuổi rất nhỏ này, các em đã có tư duy cố định (tin vào phẩm chất cố định). Vì các em sợ bị nhận định mình không thông minh. Với các em, thông minh có nghĩa là không mắc sai lầm.
Ngược lại ở trẻ em có tư duy phát triển (tin rằng con người có thể thông minh hơn) sẽ chọn tiếp tục chọn bài tập khó khăn để thử thách bản thân để học điều mới.
Tương tự với các em sinh viên, trong tình huống tham gia khóa học tiếng anh, khóa học kỹ năng. Những em sinh viên có tư duy phát triển luôn tìm cách nắm lấy cơ hội để học tập, trau dồi kỹ năng. Nhưng ở những em sinh viên có tư duy cố định thường tỏ ra hững hờ, các em không muốn tham gia, vì sợ sẽ bộc lộ thiếu sót của mình.
Điều này cũng đúng khi nói về các CEO của các công ty lớn. Nếu CEO chỉ ngồi ở vị thế cao, luôn muốn được mọi người coi là hoàn hảo và không sẵn lòng đối mặt với nhược điểm, họ dễ đưa ra các quyết định sai lầm. Thay vì suy nghĩ về lợi ích chung, các quyết định của họ đưa ra đều nhằm mục đích bảo vệ hình ảnh hoàn hảo bản thân không mong muốn ai biết đến. Điều này được gọi là "căn bệnh CEO"
Tất nhiên vẫn có nhiều lãnh đạo tài năng - họ là những người thẳng thắn nhìn nhận thiếu sót, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo.
Chương 3: Sự thật năng lực và thành tích
Bạn biết về Thomas Edison chứ? Người đã sáng chế ra bóng đèn, mang lại ánh sáng cho toàn nhân loại.
Thông tin mà chúng ta biết hoặc thường hình dung về ông:
“Ông làm việc một mình trong một xưởng nhỏ, xung quanh là nhiều loại dụng cụ khác. Ông ấy đang khom mình cúi xuống chiếc đền tròn. Đột nhiên đèn bật sáng. Ông là thiên tài là vĩ nhân đã tìm ra ánh sáng cho toàn nhân loại."
Tuy nhiên thông tin chính xác mà tác giả tìm hiểu về quá trình làm việc của ông lại là:
Edison không làm việc một mình. Trong quá trình chế tạo bóng đèn, ông có tới 30 người trợ lý - trong đó có những nhà khoa học được đào tạo bài bản, họ thường làm việc suốt ngày đêm trong một phòng thí nghiệm hiện đại, do một công ty tài trợ.
Việc sáng chế bóng đèn không phải phát minh đơn lẻ. Đó là một mạng lưới đã ngốn vô vàn thời gian, công sức của rất nhiều nhà khoa học.
Hay cuốn sách Nguồn gốc của loài - công trình để đời của Darwin - đã trải qua nhiều năm nỗ lực tập thể của những người trong ngành, trăm cuộc thảo luận với đồng nghiệp và cố vấn, vài lần viết phác thảo và một nửa đời cống hiến của tác giả.
Mozart đã lao động miệt mài hơn mười năm trời mới cho ra đời những tác phẩm mà ngày nay chúng ta vẫn ngưỡng mộ. Trước đó phần lớn các tác phẩm của ông không có nét gì độc đáo hay thú vị.
Có nhiều niềm tin và quan điểm sai lầm về năng lực và thành tích, đặc biệt là đối với những người xuất sắc và sống cô độc. Mọi người thường cho rằng những người có tài năng bẩm sinh không cần phải nỗ lực hay cố gắng, họ có thể dễ dàng đạt được thành công một sớm một chiều.
Tuy nhiên, điều này không đúng. Thực tế, những cá nhân xuất sắc nhất thường là những cá nhân nỗ lực nhiều nhất, làm việc chăm chỉ nhất. Có thể xuất phát điểm ban đầu của họ cũng giống tất cả mọi người, rất mờ nhạt, không nhận được nhiều sự chú ý.
Tuy vậy, không thể phủ nhận sự tồn tại của những người có tài năng bẩm sinh. Tuy nhiên, điều này không nên được so sánh. Mỗi người chúng ta đều có xuất thân, hoàn cảnh và mong muốn riêng biệt và chính những yếu tố này tạo ra sự phát triển khác biệt ở mỗi người.
Tóm lại, thông điệp chương này muốn nhấn mạnh tầm quan trọng việc cam kết nỗ lực, sẵn sàng học hỏi, tập trung rèn luyện.
Chương 4: Tư duy của nhà vô địch
Trong thể thao, mọi người đều tin vào năng khiếu và thể lực bẩm sinh, ngay cả các chuyên gia cũng tìm kiếm các vận động viên có năng khiếu bẩm sinh.
Tuy nhiên, theo Carol Dweck, quan trọng hơn cả năng khiếu bẩm sinh, chính là tư duy và tầm nhìn. Một vận động viên có thể không sở hữu ưu điểm vượt trội về thể hình, nhưng thông qua quá trình luyện tập, quan sát, phân tích chiến thuật, họ có khả năng vượt qua nỗi sợ thất bại và đạt được thành công trong sự nghiệp của mình.
Chúng ta cùng xem tư duy sẽ ảnh hưởng như thế nào trong thể thao.
1. Billy Beane
Cùng xem xét một tài năng thiên bẩm, có tên Billy Beane, anh có được mọi người dự đoán sẽ trở thành Beane Ruth, huyền thoại trong đội chơi bóng chày.
Ngay khi vào lớp 11, Beane là cầu thủ đánh bóng chày giỏi nhất, ghi được nhiều điểm nhất trong đội bóng chày, anh đồng thời là tiền vệ đội bóng đá. Tài năng của Beane là điều không thể chối cãi.
Hình ảnh Billy Beane |
Tuy nhiên sau này lối chơi Beane ngày trở nên tệ hơn khi chuyển từ giải đấu nhỏ đến lớn bởi những cú đánh trượt. Sau mỗi lần như thế, Beane trở nên suy sụp tinh thần.
Thất vọng sau những cú đánh trượt không phải vấn đề, nhưng tại sao Beane không thể lấy lại phong độ chơi và phát triển tài năng của mình. Chúng ta sẽ tìm ra kẽ hở qua lời trả lời phỏng vấn: “Billy cho rằng mình không bao giờ được đánh trượt”. “Anh ấy không chỉ không thích thất bại; dường như anh ấy còn không cách để thất bại”.
Không thích thất bại, không phép mình thất bại chính là điển hình tư duy cố định: “Nhân tài bẩm sinh không cần nỗ lực, nỗ lực là dành cho người khác, những người có ít năng khiếu, nhân tài không cần ai giúp đỡ.” Chính tư duy này đã khiến Beane bị mắc kẹt, mắc kẹt trong chính tài năng lớn của mình.
Nhưng có một cầu thủ khác sát cánh Beane trong các giải đấu nhỏ, đó là Lenny Dykstra. Dykstra không có thể lực trời cho hay “tài năng thiên bẩm” như Beane, nhưng khi Beane quan sát đã rất kinh ngạc về lối chơi của Dykstra. Về sau, thông qua quá trình quan sát, lắng nghe và suy nghĩ, Beane hiểu rằng, tư duy, cách nhìn nhận, khắc phục lỗi sai, nỗ lực trong quá trình quan trọng hơn cả tài năng thiên bẩm.
Vì thế, vào năm 2002 trong vai trò quản lý đội Oakland Athletics Beane đã đưa đội chiến thắng 103 trận - giành chức vô địch giải đấu và gần phá vỡ kỷ lục của Liên đoàn bóng chày Mỹ về các chiến thắng liên tục.
2. Muhammad Ali
Trong môn thể thao quyền anh, Muhammad Ali không phải là tài năng bẩm sinh, ông không hề đáp ứng các thước đo tiêu chuẩn như chỉ số về nắm tay, độ nở ngực hay cân nặng giá trị của một võ sĩ. Ngược lại Sonny Liston, đối thủ của Ali, lại là một tài năng thiên bẩm. Liston có tất cả - tầm vóc, sức mạnh, kinh nghiệm, ông đã luôn là huyền thoại trong thi đấu. Không ai tin Ali có thể đánh bại Liston trong trận đấu họ cùng tham dự.
Muhammad Ali |
Tuy nhiên Ali đã làm thay đổi niềm tin của mọi người khi ông vinh dự chiến thắng Liston. Sau này khi thông qua các bài phỏng vấn, sự thật hé mở, Ali bên cạnh sự nhanh nhẹn của mình, ông sở hữu một lợi thế ưu việt về đầu óc.
Trước khi thi đấu, ông đã nghiên cứu về phong cách thi đấu của đối thủ, chọn tấn công điểm yếu tinh thần anh ta:“Tôi đọc một bài phỏng vấn của anh ấy. Tôi tìm gặp những người từng ở gần, nói chuyện với anh ấy. Tôi nằm trên đường, xâu chuỗi mọi thông tin lại với nhau, nghiền ngẫm về chúng và rồi cố gắng hình dung về lối tư duy của anh ấy.” Sau đó ông dùng điều đó để đấu lại Listons.
Chiến thắng Ali trước Liston đã đi vào lịch sử quyền anh. Chiến thắng Ali cho mọi người thấy có thể sức lực chưa chắn quyết định chiến thắng của nhà vô địch, nhà vô cách cần một tư duy.
3. Michael Jordan
Michael Jordan minh chứng tuyệt vời tư duy của nhà vô địch, anh ấy không phải năng bẩm sinh, nhưng trong lịch sử thể thao, anh là vận động viên chăm chỉ nhất, anh từng bị loại khỏi đội bóng rổ của trường trung học, cũng không được chọn vào đội tuyển bóng rổ tại trường đại học (Bắc Carolina).
Michael Jordan |
Sau này anh trở thành huyền thoại trong làng bóng rổ. Vậy bí quyết thành công của anh nằm ở đâu?
Bí quyết của Jordan bắt đầu từ việc luôn chọn rời khỏi nhà vào lúc 6 giờ sáng để tới trường luyện tập ném bóng - khắc phục những điểm yếu của mình như phòng thủ, xử lý bóng, ném bóng. Anh cũng làm huấn luyện viên kinh ngạc bởi sự nỗ lực chăm chỉ phi thường hơn những người khác. Sau này khi đã đỉnh cao thành công, Jordan vẫn không ngừng luyện tập bền bỉ. Những người xung quanh luôn gọi anh là “một thiên tài luôn muốn nâng cao tài năng của mình”.
Đối với bản thân Jordan, thành công đến từ tâm trí, anh cho rằng: “Sự rắn rỏi về mặt tinh thần và trái tim có sức mạnh hơn nhiều lần so với những lợi thế về thế chất.”
Nhưng có lẽ hầu hết chúng ta vẫn thường nhìn vào thể chất hiện tại và tin rằng sự thành công của anh là nhờ thể lực hoàn hảo có sẵn.
Có rất nhiều ví dụ về tư duy nhà vô địch trong thể thao được tác giả viết trong sách, là minh chứng cho những cá nhân thành công nhờ sự sự nỗ lực chăm chỉ.
Các nhà thể thao sẽ cho chúng ta thấy, một tư duy phát triển tiềm năng quyết định họ đến chiến thắng thành công tuyệt đối, nhìn từ vẻ bên ngoài chúng ta rất dễ nhầm lẫn thành công đơn thuần năng khiếu bẩm sinh không cần đầu óc, rèn luyện hay nỗ lực.
Chương 5: Kinh doanh: Tư duy và khả năng lãnh đạo
Giống như trong thể thao, các doanh nghiệp cũng bị ám ảnh với tài năng. Họ thường bỏ ra khoản tiền khổng lồ để thuê các tài năng ngoại hạng, các nhân tài sáng giá. Dĩ nhiên điều này không sai, tuy nhiên việc quá tôn sùng tài năng trong giới lãnh đạo kinh doanh, các công ty định hướng nhân viên mình đi theo tư duy cố định, một cách gián tiếp buộc nhân viên mình phải luôn thể hiện bản thân là người tài năng xuất chúng.
Với các nhà lãnh đạo có tư duy cố định cũng vậy, họ luôn sống trong một thế giới được phân chia thành hai cấp độ những con người ưu việt và những con người kém cỏi. Vì liên tục muốn được khẳng định bản thân là siêu việt, mà họ có thể đưa đẩy công ty đến bờ vực phá sản nhanh chóng với chính sách cố chấp mình đơn thuần khẳng định cái tôi vĩ đại của chính mình. Có rất nhiều ví dụ về nhà lãnh đạo với tư duy cố định được Carol phân tích làm sáng tỏ trong cuốn sách.
Đồng thời bà cũng chỉ ra những những tố chất quan trọng của nhà lãnh đạo tuyệt vời. Về cơ bản họ không phải nhà lãnh đạo xuất chúng, có tài năng phi thường. Nhưng họ lần lượt đưa công từ vị trí tốt sang xuất sắc.
Nhờ đâu họ có thể làm như vậy. Chính là nhờ sở hữu tư duy phát triển.
Thông qua một nghiên cứu của Jim Collins và nhóm nghiên cứu ông kéo dài 5 năm. Họ chọn ra 11 công ty có mức lợi nhuận cổ phiếu tăng cao duy trì suốt 15 năm. Cùng những công ty khác cùng ngành cũng có mực lợi nhuận, nhưng không thể có bước nhảy vọt hoặc không thể tồn tại lâu tại vị trí. Họ nhận ra rằng những công ty có thể chuyển từ vị trí tốt sang xuất sắc, giữ được chân mình trong môi trường kinh doanh khốc liệt là bởi vì họ có nhà lãnh đạo có tư duy phát triển, tư duy tin vào tiềm năng phát triển của con người.
Những nhà lãnh đạo này luôn khiêm nhường, họ không chứng tỏ bản thân xuất sắc hơn người khác. Họ không phô trương quyền lực, không nhận công lao về mình, điều quan trọng họ luôn cố gắng nỗ lực. Họ biết cách trọng dụng nhân tài, những người có tài năng, biết nhìn nhận sai lầm, khuyết điểm của bản thân đồng thời thẳng thản đặt ra câu hỏi, nghĩ về lợi ích của công ty.
Chương 6: Các mối quan hệ (Tư duy trong tình yêu)
Tác giả xem xét nó một cách cá nhân và xem xét cách thức hoạt động của tư duy trong các mối quan hệ.
Nguồn ảnh: Internet |
Tình yêu được xem khía cạnh đơn thuần của cảm xúc, nhưng thực chất nó được thúc đẩy bởi tư duy. Cách một người đối mặt xử lý, đối mặt với tình huống tan vỡ và nỗi đau có thể hình dung lối tư duy của họ trong tình yêu.
Với một người mang tư duy cố định, sự khước từ có thể sự phán xét, định danh con người của họ. Họ có thể coi là nỗi đau vĩnh viễn, đưa ra phán quyết rằng họ không thể yêu nữa, và sẽ tìm cách trả thù đối phương nếu chính họ từng phản bội.
Còn đối với những người có tư duy phát triển, khi trải qua cảm giác đau buồn, tổn thương của chia tay, họ thường chọn nuôi dưỡng suy nghĩ và quyết tâm vượt qua nỗi đau ấy bằng cách: hướng đến sự tha thứ.
Một người phụ nữ có tư duy phát triển nói: “Tôi không phải là thánh nhưng tôi biết rằng để bản thân mình được thanh thản, tôi phải tha thứ và quên đi. Anh ấy khiến tôi đau khổ nhưng tôi còn cả một cuộc đời đang chờ đợi và tôi sẽ thật đáng nguyền rủa khi sống trong quá khứ.”
Hay một người đàn ông có tư duy phát triển có chia sẻ: “Tôi thường nghĩ rằng tình yêu sẽ chinh phục tất cả, nhưng giờ thì tôi biết rằng tình yêu cũng cần sự giúp đỡ rất nhiều.” Người đàn ông còn nói thêm. “Tôi còn được biết thêm về mẫu người nào phù hợp với mình. Tôi cho rằng mỗi mối quan hệ đều cho bạn biết về người phù hợp với bạn.”
Nhờ tư duy phát triển, họ không cảm thấy bản thân phải chịu nỗi đau ê chề đó suốt đời. Nhờ có tư duy phát triển, họ cố gắng học hỏi những điều hữu ích về bản thân và các mối quan hệ. Và họ có thể sử dụng để tạo một trải nghiệm tốt hơn trong tương lai.
Tư duy phát triển có thể hỗ trợ chúng ta khá nhiều khía cạnh trong tình yêu.
Với tư duy cố định, bạn có thể duy trì niềm tin phẩm chất là cố định. Phẩm chất bạn là cố định, phẩm chất đối phương là cố định và phẩm chất mối quan hệ là cố định. Tức là bạn, đối phương, mối quan hệ mãi mãi tốt đẹp, hoàn hảo vĩnh viễn, chính lối tư duy này khiến chúng ta đau khổ bởi lầm tưởng với viễn cảnh hai người sẽ mãi mãi cùng nhau thong dong đâm xe chiều hoàng hôn.
Nhưng với tư duy phát triển, bạn sẽ hiểu rằng các yếu tố trong mối quan hệ đều có khả năng phát triển. Tất cả - bạn, đối tác - mối quan hệ đều khả năng thay đổi.
Điều này có thể hiểu, viễn cảnh lãng mạn không phải mãi mãi, tình yêu không phải chỉ toàn là màu hồng là ngọt ngào.
Với tư duy phát triển, khi đối diện với những xung đột những bất như ý trong mối quan hệ đối phương, giúp bạn hiểu rằng, tình yêu cũng cần sự nỗ lực từ cả hai phía để cùng vun đắp, xây dựng, đồng hành cùng đi qua thăng trầm của cuộc sống.
Hay trong những mối quan hệ không còn cách cứu vãn, tư duy phát triển có thể giúp bạn chữa lành tổn thương, dần dần bước đi trên hành trình phù hợp của riêng mình.
Chương 7: Bố mẹ, giáo viên, huấn luyện viên: Tư duy đến từ đâu?
Một trong những chương cuối cùng xem xét vai trò của cha mẹ, giáo viên và huấn luyện viên. Chương này nói về ý tưởng khen ngợi và cách chúng ta khuyến khích mọi người (trong đó có trẻ em) phát huy hết khả năng của họ. Thay vì lời khen ngợi hướng đến tài năng, sự thông minh sẵn có, chúng ta nên tập trung vào nỗ lực, thời gian, công sức mà mọi người đã bỏ ra để hoàn thành công việc được giao.
Ví dụ như đứa trẻ khoe với người mẹ về điểm trong một học. Thay vì nói “Ôi con thông minh quá đi”;“Con thật tài năng” ( Gián tiếp câu nói sẽ truyền đi thông điệp do con thông minh, tài năng nên con được điểm cao, nên có thể sau này con không cần nỗ lực). Thay vì vậy người mẹ có thể khen ngợi: “Mẹ rất mừng vì điểm sổ con, chứng tỏ con đã rất nỗ lực và chăm chỉ.” (Câu nói cộng nhận sự nỗ lực của trẻ, khuyến khích trẻ cố gắng, chăm chỉ hơn đối mặt với khó khăn khi trí thông minh thông thường không đủ để giải quyết).
Cách khen ngợi này có thể áp dụng với mọi đối tượng, từ bạn bè, con cháu trong gia đình, những người đồng nghiệp. Đây là cách chúng ta vừa công nhận khả năng và vừa giúp họ có thể hiểu được ý nghĩa món quà đến từ sự nỗ lực.
Chương 8: Thay đổi tư duy
Mọi người có thể khác nhau về tài năng, năng khiếu, sở thích. Tất cả chúng ta đều có thể thay đổi phát triển thông qua học hỏi, trau dồi kiến thức và kỹ năng. Điều đó có nghĩa là tất cả mọi người đều có thể là một Edison hay Mozart? Dĩ nhiên là không.
Nhưng với tư duy phát triển, người ta tin rằng một khi tiềm năng thực sự chưa được biết đến, thì không thể biết trước những gì có thể đạt được sau nhiều năm nỗ lực, học hỏi và rèn luyện.
Mỗi người đều có thể sống một cuộc đời tốt nhất với tiềm năng cao nhất của bản thân.
Đánh giá và cảm nhận sách:
Mindset của giáo sư tâm lý học Carols Dweck là cuốn sách giá trị giúp bạn hiểu về sức mạnh của việc thay đổi tư duy.
Thông qua việc đọc cuốn sách, bạn sẽ hiểu rõ ràng hơn về hai loại tư duy. Bạn cũng có thể kiểm nghiệm xem bản thân có phải là người có tư duy cố định hay tư duy phát triển hoặc bạn đang ở đâu đó giữa ranh giới giữa hai loại tư duy này.
Bàn về nhược điểm, thì cuốn sách không có một lộ trình cụ thể giúp bạn áp dụng thực hành phát triển, cải thiện tư duy. Điều này cũng được tác giả trình bày trong phần gần cuối trang sách, không có công thức cụ thể, lộ trình để giúp mọi người phát triển tư duy. Vì mỗi cá nhân, mỗi vấn đề, hoàn cảnh, lối sống, tư duy khác nhau và quá trình thay đổi tư duy sẽ yêu cầu cá nhân phải nhận thức bản thân, hiểu được những niềm tin, định kiến đang ảnh hưởng đến họ và niềm tin sẽ giúp họ phát triển.
Điểm thứ hai, cuốn sách có phần hơi dài, có phần trình bày được viết đi viết lại khá nhiều lần.
10 thông điệp đúc kết lại trong cuốn sách Mindset
1. Hiểu về tư duy: Với tư duy cố định, bạn tin rằng khả năng của bạn được định sẵn, không thể thay đổi. Với tư duy phát triển, bạn hoàn toàn có thể thành công thông qua nỗ lực và học hỏi, khám phá tiềm năng cao nhất của chính mình.
2. Tầm quan trọng của tư duy: Tư duy của chúng ta có thể ảnh hưởng đáng kể đến động lực nội tại, thành tích và sự hài lòng, niềm hạnh phúc cá nhân.
3. Tác động đến việc học tập: Tư duy phát triển khuyến khích niềm yêu thích học tập, theo đuổi đam mê, biến những thách thức và thất bại thành cơ hội để phát triển. Ngược lại, tư duy cố định có thể hạn chế sự tiến bộ.
4. Vượt qua thất bại: Tư duy phát triển cho phép bạn coi thất bại là cơ hội để học hỏi và phát triển hơn là một thời điểm chứng minh, đóng khung những hạn chế. Thông điệp của thất bại của thể là:"Bạn chưa thành công chứ không phải bạn không bao giờ thành công."
5. Nỗ lực là chìa khóa: Tư duy phát triển thừa nhận rằng nỗ lực là điều cần thiết để cải thiện và làm chủ cuộc sống, không phải do định mệnh an bài hay số phận định sẵn.
6. Phản hồi và phê bình: Khi sở hữu tư duy phát triển, bạn có nhiều cơ hội tìm kiếm, áp dụng phản hồi mang tính xây dựng, sử dụng để cải thiện bản thân.
7. Thành công trong giáo dục: Giáo viên và phụ huynh có thể nuôi dưỡng tư duy phát triển ở trẻ em, giúp trẻ đạt thành tích cao hơn và yêu thích quá trình học tập.
8. Tư duy trong các mối quan hệ: Tư duy phát triển có thể ảnh hưởng tích cực đến các mối quan hệ, cho phép bạn nhìn nhận, giải quyết xung đột, nuôi dưỡng các mối quan hệ bền chặt hơn.
9. Tư duy trong Kinh doanh và Thể thao: Tư duy phát triển những cá nhân vượt trội trong sự nghiệp và theo đuổi thể thao của họ. Họ tin vào tiềm năng của mình để cải thiện và vượt qua những trở ngại.
10. Thay đổi tư duy: Bạn có thể phát triển tư duy phát triển thông qua sự tự nhận thức, rèn luyện có chủ đích, coi những thách thức là cơ hội để học hỏi và phát triển.
Tổng kết
Mindset là cuốn sách giúp bạn hiểu cặn kẽ về sức mạnh của tư duy dưới nghiên cứu đánh giá tâm lý học - hành vi con người.
Những ví dụ thực tiễn trong cuốn sách có thể truyền cho bạn nguồn cảm hứng kiên trì nỗ lực, hướng đến phát triển mục tiêu của bạn, trở thành phiên bản tốt hơn trong hiện tại và tương lai.
Hy vọng chia sẻ mình sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về cuốn sách Mindset.
272
|
9/19/2023 9:22:10 AM