Kong Le

Kong Le tháng 8/1960 tại Lào.

Kong Le là đại úy tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 nhảy dù Quân đội Hoàng gia Lào,[1] người tiến hành cuộc đảo chính nhằm lật đổ chính phủ Hoàng gia Lào năm 1960. Truyền thông Việt Nam viết và đọc tên ông là "Koong Le".[2][3]

Kong Le sinh ngày 17 tháng 4, năm 1933 (Tài liệu của Stuart-Fox nêu là ngày 6 tháng 3 năm 1934[4]) tại Savannakhet, trong gia đình người H'mông. Ông từng học trường Thiếu sinh quân, sau đó phục vụ trong binh chủng dù, Quân đội Hoàng gia Lào.

Ngày 9 tháng 8 năm 1960, trong khi toàn bộ nội các Lào đang ở Luang Phrabang, Kong Le tiến hành làm đảo chính ở Viêng Chăn, lật đổ chính phủ Hoàng gia Lào thân phương Tây, với kỳ vọng chấm dứt được cuộc nội chiến. Binh sĩ Kong Le chiếm đài phát thanh, các công sở, nhà máy điện Viêng Chăn và phi trường, quản thúc tại gia tướng Sounthone Patthammavong, tổng tham mưu quân đội Hoàng gia Lào. Toàn bộ cuộc hành quân chỉ diễn ra vài tiếng đồng hồ. Ngày 11 tháng 9, trong một cuộc biểu tình tại sân vận động Viêng Chăn, Kong Le tuyên bố các mục tiêu của mình: kết thúc chiến tranh, chống tham nhũng tận gốc và thiết lập một chính sách hòa bình, trung lập. Kong Le đã ra lệnh cho các lực lượng ngoại quốc rút khỏi lãnh thổ Lào.

Kong Le tuyên bố Lào là quốc gia trung lập và mời hoàng thân Souvanna Phouma lập nội các. Liên Xô công nhận Chính quyền Souvanna Phouma và bắt đầu đổ viện trợ vào Lào. Chính quyền Eisenhower lúc đó sợ Kong Le đi theo Cộng sản, đã yểm trợ mạnh mẽ cho quân đội của hoàng thân Phoumi Nosavan đang đặt bản doanh tại Savannakhet chống lại cuộc đảo chính của Kong Le. Ngày 13 tháng 12, quân của Nosavan tiến chiếm thủ đô Lào. Lực lượng của Lữ đoàn dù của đại úy Kong Le bị đẩy bật ra khỏi Viêng Chăn.

Kong Le sống lưu vong tại Mỹ đến đầu những năm 1990, sau đó sang Pháp và mất tại Pháp ngày 17 tháng 1, 2014.[5]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Đơn vị được công nhận là ưu tú nhất trong quân đội Hoàng gia Lào
  2. ^ Chuyện của một lính quân báo- Kỳ I: Sĩ quan phụ tá cho Đại úy Koong Le. Tienphong, 07/11/2019.
  3. ^ đảo chính koong le. Từ điển Tiếng Việt Online, 2018.
  4. ^ Stuart-Fox (2008), p. 167.
  5. ^ “ອະດີດ ນາຍພົນກອງແລ ເຖິງແກ່ ມໍລະນະກຳ ທີ່ປະເທດ ຝຣັ່ງ”. Voice of America Lao News. ngày 23 tháng 1 năm 2014.

Nguồn tham khảo

  • Ahern, Thomas L. Jr. (2006), Undercover Armies: CIA and Surrogate Warfare in Laos. Center for the Study of Intelligence. Classified control no. C05303949.
  • Anthony, Victor B. and Richard R. Sexton (1993). The War in Northern Laos. Command for Air Force History. OCLC 232549943.
  • Castle, Timothy N. (1993). At War in the Shadow of Vietnam: U.S. Military Aid to the Royal Lao Government 1955–1975. ISBN 0-231-07977-X.
  • Conboy, Kenneth and James Morrison (1995). Shadow War: The CIA's Secret War in Laos. Paladin Press. ISBN 0-87364-825-0.
  • Fall, Bernard (1969). Anatomy of a Crisis: The Laotian Crisis of 1960–1961. Doubleday & Co. ASIN: B00JKPAJI4.
  • Stuart-Fox, Martin (2008) Historical Dictionary of Laos. Scarecrow Press. ISBNs 0810864118, 978-0-81086-411-5.
  • Warner, Roger (1995). Back Fire: The CIA's Secret War in Laos and Its Link to the War in Vietnam. Simon & Schuster. ISBNs 0-68480-292-9, 978-06848-0292-3.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Từ điển chính trị hiện đại Đông Nam Á. Michael Leifer (2001) Taylor & Francis
  • Diller, Richard (2013). Firefly: A Skyraider's Story about America's Secret War Over Laos. Dogear Publishing. ISBNs 1-45751-969-0, 978-145751-969-7.
  • Lerner, Joe (2006). In the Black. iUniverse. ISBNs 0-59540-714-5, 978-0-595-40714-9.
  • Polifka, Karl (2013). Meeting Steve Canyon:...and Flying with the CIA in Laos. CreateSpace. ISBNs 1-49097-985-9, 978-1-49097-985-4.
  • Webb, Billy G. (2010). Secret War. XLibris. ISBNs 1-45356-485-3, 978-1-45356-485-1.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan