Lâm Sĩ Hoằng

Lâm Sĩ Hoằng
Hoàng đế Trung Hoa
Hoàng đế nước Sở
Tại vị22/1/617[1][2] – 622
Đăng quangnổi dậy
Tiền nhiệmTùy Dạng Đế
Kế nhiệmĐường Cao Tổ
Thông tin chung
Mất622[3]
Niên hiệu
Thái Bình (太平) 12/616 - 10/622 ÂL
Tước hiệuSở Đế

Lâm Sĩ Hoằng (tiếng Trung: 林士弘; bính âm: Lín Shìhóng, ? - 622) là một thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân chống lại sự cai trị của triều Tùy vào cuối thời gian trị vì của Tùy Dạng Đế. Trong một vài năm, ông đã kiểm soát hầu hết khu vực các tỉnh Giang TâyQuảng Đông hiện nay, song sau đó đội quân của ông trở nên suy yếu, trở thành một đội quân du kích chống triều Đường. Khi ông qua đời vào năm 622, những người đi theo ông cũng lưu tán.

Bước đầu nổi dậy

[sửa | sửa mã nguồn]

Lâm Sĩ Hoằng là người Nhiêu châu (饒州, nay gần tương ứng với Thượng Nhiêu, Giang Tây). Năm 616, ông theo đồng hương Thao Sư Khất (操師乞) nổi dậy chống triều đình Tùy. Thao Sư Khất tự xưng là Nguyên Hưng vương và cho Lâm Sĩ Hoằng làm đại tướng. Cũng trong năm đó, Tùy Dạng Đế phái Lưu Tử Dực (劉子翊) đi đánh Thao Sư Khất, Thao bị trúng tên tử trận. Lâm Sĩ Hoằng đã thống soái nghĩa quân giao chiến với quân Tùy tại hồ Bà Dương, giết chết Lưu Tử Dực. Nghĩa quân của Lâm Sĩ Hoằng phát triển lên đến hơn 10 vạn người. Khoảng tết năm 617, Lâm Sĩ Hoằng xưng là 'Sở Đế'2 hoặc 'Nam Việt Vương'1, chiếm một số quận thuộc Giang Tây ngày nay. Quý tộc địa phương đã giết hại nhiều (quận) thái thú và (huyện) lệnh để quy phục ông. Vào thời điểm tối cường, lãnh thổ do ông kiểm soát trải dài từ Cửu Giang (九江, nay thuộc Cửu Giang, Giang Tây) đến Phiên Ngung (番禺, nay thuộc Quảng Châu, Quảng Đông).

Mất dần sức mạnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau đó, không rõ về hoạt động mở rộng lãnh thổ của Lâm Sĩ Hoằng, trong khi việc để mất lãnh thổ thì được ghi lại. Giả dụ, vào khoảng tết năm 618, một thủ lĩnh nổi dậy là Trương Thiện An (張善安) đã từ Phương Dự (方與, nay thuộc Từ Châu, Giang Tô) băng qua Trường Giang về phía nam để hàng phục Lâm Sĩ Hoằng. Tuy nhiên, Lâm Sĩ Hoằng lại không tin tưởng vào mục đích của Trương Thiện An nên cho người này an định ở bên ngoài thủ đô Dự Chương (豫章, nay thuộc Nam Xương, Giang Tây). Trương Thiện An trở nên bực tức và tiến hành tập kích Dự Chương, đánh bại quân của Lâm Sĩ Hoằng và phóng hỏa đốt tường thành Dự Chương, khiến Lâm Sĩ Hoằng phải rời đô đến Nam Khang (南康, nay thuộc Cám Châu, Giang Tây). Sau đó, một thủ lĩnh nổi dậy khác là Tiêu Tiển đã phái bộ tướng Tô Hồ Nhi (蘇胡兒) đi công chiếm Nam Khang, Lâm Sĩ Hoằng để mất thành và buộc phải rút về Dư Can (餘干, nay thuộc Thượng Nhiêu).

Gia tộc của Phùng Áng (馮盎) vốn đã kiểm soát các quận thuộc Quảng Đông và Hải Nam ngày nay trong vài thế hệ, đến năm 618 thì Phùng Áng đã quy phục Lâm Sĩ Hoằng. Tuy nhiên, khi Lâm Sĩ Hoằng cố gắng thuyết phục Giao Chỉ quận thái thú Khâu Hòa (丘和)- cai quản miền Bắc Việt Nam ngày nay- quy phục, Khâu Hòa đã từ chối và sau này đã quy phục Tiêu Tiển khi biết tin Tùy Dạng Đế bị giết ở Giang Đô. Cuối năm 620, có vẻ như Phùng Áng không còn quy phục Lâm Sĩ Hoằng nữa vì người này đã tấn công Cao Pháp Trừng (高法澄) và Thẩm Bảo Triệt (沈寶徹), những người cai quản Quảng châu (廣州, nay gần tương ứng với Quảng Châu) và Tân châu (新州, nay gần tương ứng với Vân Phù, Quảng Đông) trong khi họ đã quy phục Lâm Sĩ Hoằng.

Cuối đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 621, tướng Đường là Lý Hiếu Cung tiêu diệt nước Lương của Tiêu Tiển, đoạt lấy hầu hết lãnh thổ của Lương, song phần lớn tướng sĩ của Lương đã chạy trốn và xin gia nhập vào đội quân của Lâm Sĩ Hoằng, sức mạnh quân sự của Sở vì thế mà phục hồi. Tuy nhiên, vào mùa thu năm 622, Phùng Áng đã chính thức quy phục triều Đường. Cuối năm đó, Lâm Sĩ Hoằng sai lão đệ là Bà Dương vương Lâm Dược Sư (林藥師) đi đánh Tuần châu (循州, nay gần tương ứng với Huệ Châu, Quảng Đông) của Đường, thứ sử Dương Lược (楊略) đã đánh bại và giết chết Lâm Dược Sư. Sau đó, tướng Sở là Vương Nhung (王戎) đã dâng Nam Xương châu (南昌州, nay gần tương ứng với Cửu Giang) để đầu hàng Đường. Do lo sợ nên vào mùa đông năm 622, Lâm Sĩ Hoằng đã quyết định hàng phục Đường, song ngay sau đó lại thấy hối tiếc, vì thế đã bỏ thủ đô Dư Can và chạy trốn đến An Thành (安成, nay thuộc Cát An, Giang Tây), bố trí phòng thủ tại các hang động trên núi, người dân địa phương phần lớn đều theo ông. Tuy nhiên, tướng Đường là Nhược Can Tắc (若干則) đã tiến công và đánh bại Lâm Sĩ Hoằng. Lâm Sĩ Hoằng mặc dù không bị bắt song đã qua đời sau đó, những người đi theo ông lưu tán, nước Sở chấm dứt tồn tại.

  1. ^ Viện Nghiên cứu Trung ương (Đài Loan) Chuyển hoán lịch Trung-Tây.
  2. ^ Tư trị thông giám, quyển 183.
  3. ^ Tư trị thông giám, quyển 190.
Tiền nhiệm:
Tùy Dạng Đế
Hoàng Đế Trung Hoa (Giang Tây/Quảng Đông/Hải Nam)
617–622
Kế nhiệm:
Đường Cao Tổ
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Review phim] Người Vợ Cuối Cùng - Liệu có đáng xem hay không?
[Review phim] Người Vợ Cuối Cùng - Liệu có đáng xem hay không?
Điểm cộng của phim rơi hết vào phần hình ảnh, âm thanh và diễn xuất của hầu hết dàn diễn viên.
Nhân vật Arche Eeb Rile Furt - Overlord
Nhân vật Arche Eeb Rile Furt - Overlord
Arche sở hữu mái tóc vàng cắt ngang vai, đôi mắt xanh, gương mặt xinh xắn, một vẻ đẹp úy phái
Tribe: Primitive Builder - Xây dựng bộ tộc nguyên thủy của riêng bạn
Tribe: Primitive Builder - Xây dựng bộ tộc nguyên thủy của riêng bạn
Tribe: Primitive Builder là một trò chơi mô phỏng xây dựng kết hợp sinh tồn. Trò chơi lấy bối cảnh thời kỳ nguyên thủy
Chiều cao của các nhân vật trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
Chiều cao của các nhân vật trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
Thực sự mà nói, Rimuru lẫn Millim đều là những nấm lùn chính hiệu, có điều trên anime lẫn manga nhiều khi không thể hiện được điều này.