lâm tế nghĩa huyền 臨濟義玄 | |
---|---|
Tranh thiền chân dung Lâm Tế | |
Tên khai sinh | họ Hình (邢) |
Hoạt động tôn giáo | |
Tôn giáo | Phật giáo |
Trường phái | Đại thừa |
Tông phái | Thiền tông |
Dòng | Lâm Tế tông |
Sư phụ | Hoàng Bá Hi Vận |
Đệ tử | Hưng Hoá Tồn Tưởng, Tam Thánh Huệ Nhiên, Định Thượng Toạ |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | họ Hình (邢) |
Ngày sinh | thế kỷ 9 |
Nơi sinh | Nam Hoa (南華), Tào Châu (曹州) |
Mất | |
Thụy hiệu | Huệ Chiếu |
Ngày mất | 866 |
Giới tính | nam |
Nghề nghiệp | nhà triết học, nhà thơ |
Quốc gia | Đại Đường |
Quốc tịch | nhà Đường |
Cổng thông tin Phật giáo | |
Lâm Tế Nghĩa Huyền (zh. línjì yìxuán/ lin-chi i-hsüan 臨濟義玄, ja. rinzai gigen), ?-866/867, là một vị Thiền sư Trung Quốc, là Tổ khai dòng thiền Lâm Tế. Sư là môn đệ xuất sắc nhất của Thiền sư Hoàng Bá Hi Vận. Môn đệ đắc pháp danh tiếng của sư có Thiền sư Hưng Hoá Tồn Tưởng, Tam Thánh Huệ Nhiên, Định Thượng Toạ.
Sư khai sáng dòng thiền Lâm Tế trong thời gian Phật giáo Trung Quốc đang bị đàn áp (842-845) và chính dòng này đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt trong thời gian sau, trở thành môn phái quan trọng nhất của Phật giáo Trung Quốc. Song song với dòng Tào Động, dòng thiền của sư được truyền bá tại Nhật Bản cho đến ngày nay gần như dưới dạng nguyên thủy.
Sư tiếp nối truyền thống hoằng hoá của Mã Tổ Đạo Nhất Thiền sư bằng cách sử dụng tiếng quát (hát 喝, ja. katsu!), gậy đập (trúc bề 竹篦, ja. shippei, kyosaku) và Phất tử (zh. 拂子, ja. hossu).
Cách hướng dẫn môn đệ của sư là sự phối hợp và hoàn chỉnh cách dạy của các vị tiền nhân kể từ Lục tổ Huệ Năng. Thành phần mới được cho là xuất phát từ dòng thiền này là phép quán Công án, một phương pháp gần như dấu hiệu chính của thiền Lâm Tế và chính dòng thiền này đã giữ gìn truyền thống đó cho đến ngày hôm nay (Đại Huệ Tông Cảo, Bích nham lục, Vô môn quan).
Sư họ Hình (zh. 邢), quê ở Nam Hoa (zh. 南華), Tào Châu (zh. 曹州). sư mộ đạo từ nhỏ, nghiên cứu giới luật, kinh điển, nhưng không hài lòng với cái đạt được, tự nhủ "Đây chưa phải là yếu chỉ của giáo ngoại biệt truyền." Sau đó, sư đến Hoàng Bá (sau khi hành cước trải qua một chặng đường dài gần 2000 km!) cầu ngộ yếu chỉ.
Hoàng Bá vừa thấy sư biết ngay là pháp khí thượng thặng nhưng vẫn để sư học hỏi âm thầm trong ba năm. Thủ toạ (Mục Châu Trần Tôn Túc) thấy sư chăm chỉ học liền khuyên đến thẳng Hoàng Bá hỏi đại ý Phật pháp. Sư ba lần đến hỏi, ba lần bị ăn gậy như bão táp nên thất vọng, muốn đi học nơi khác. Hoàng Bá khuyên sư đến thiền sư Đại Ngu (nối pháp Quy Tông Trí Thường) ở Cao An. Sự việc được ghi lại rõ trong Ngũ Đăng Hội Nguyên như sau:
Sau khi ngộ đại ý, sư vẫn tiếp tục ở lại với Hoàng Bá và những cuộc pháp chiến giữa sư và Hoàng Bá vẫn còn vang vọng đến ngày nay.
Rời Hoàng Bá, sư đến Hà Bắc, Trấn Châu, trụ trì thiền viện Lâm Tế. sư bắt đầu thu nhận môn đệ và học giả đến ngày càng đông. Sách vở ít nhắc tới truyền nhân của sư ngoài các vị đã nêu trên (có 21 vị đắc pháp), có lẽ vì lý do chính trị và xã hội tại miền Bắc Trung Quốc cuối đời nhà Đường không thuận lợi. Ví dụ như Am chủ Đồng Phong, cũng là môn đệ đắc pháp, chỉ lên núi ẩn cư, không nhận học trò và vì vậy ít ai biết đến. Trong thời gian Phật giáo bị bức hại, Thiền tông là môn phái duy nhất không bị hao tổn bao nhiêu nhờ chủ trương "Dĩ tâm truyền tâm", với lối sống thanh đạm, không coi trọng hình thức tổ chức nặng nề.
Những lời dạy của sư được ghi lại trong Trấn Châu Lâm Tế Huệ Chiếu Thiền sư ngữ lục, một bộ ngữ lục quan trọng trong Thiền tông được lưu lại đến ngày nay. Qua đó người ta mường tượng được phong cách uy nghi dũng mãnh và cách dạy thần tốc của Sư.
Sư sắp tịch, bảo chúng: "Sau khi ta tịch, chẳng được diệt mất Chính pháp nhãn tạng của ta!" Tam Thánh Huệ Nhiên bước ra thưa: "Đâu dám diệt mất Chính pháp nhãn tạng của Hoà thượng." sư bảo: "Về sau có người hỏi, ngươi đáp thế nào?" Tam Thánh liền hét. sư bảo: "Ai biết, Chính pháp nhãn tạng của ta đến bên con lừa mù diệt mất" và làm bài kệ sau (Thích Thanh Từ dịch):
|
|
|
Nói xong, sư viên tịch, nhằm ngày 10 tháng 1 năm Đinh Hợi, niên hiệu Hàm Thông. Vua sắc thuỵ là Huệ Chiếu.
Bảng các chữ viết tắt |
---|
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên | pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán |