Lãnh thổ phụ thuộc Quần đảo Falkland

Lãnh thổ phụ thuộc Quần đảo Falkland
Tên bản ngữ
  • Falkland Islands Dependencies
1843–1982
Argentina chiếm đóng quần đảo Falkland: 1982
1982–1985
Quốc kỳ (1948–1985) Lãnh thổ phụ thuộc Quần đảo Falkland
Quốc kỳ (1948–1985)
Lãnh thổ phụ thuộc Quần đảo Falkland
Quốc huy

Tiêu ngữ"Desire the right"

Tổng quan
Vị thếLãnh thổ hải ngoại
Thủ đôStanley
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Anh
Chính trị
Chính phủThuộc địa vương thất
Quân chủ 
• 1843–1901
Victoria (đầu tiên)
• 1952–1985
Elizabeth II (cuối cùng)
Thống đốc 
• 1843–1848
Richard Moody (đầu tiên)
• 1980–1985
Sir Rex Hunt (cuối cùng)
Lập phápHội đồng Lập pháp
Lịch sử
Lịch sử 
• Thành lập
1843
2 tháng 4 năm 1982
14 tháng 6 năm 1982
• Giải thể
1985
Kinh tế
Đơn vị tiền tệBảng Quần đảo Falkland
Tiền thân
Kế tục
Thuộc địa Quần đảo Falkland
Quần đảo Falkland
Nam Georgia và Quần đảo Nam Sandwich
Lãnh thổ Nam Cực thuộc Anh

Các lãnh thổ phụ thuộc Quần đảo Falkland (tiếng Anh: Falkland Islands Dependencies) là một vùng lãnh thổ phụ thuộc được sắp xếp theo thỏa thuận từ năm 1843 cho đến năm 1985 để quản lý các lãnh thổ khác nhau của Anh ở Cận Nam Cực và Nam Cực được quản lý từ quần đảo Falkland và thủ phủ của nó là Port Stanley.

Các lãnh thổ

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau đây là các lãnh thổ của Anh tạo nên các Lãnh thổ phụ thuộc Quần đảo Falkland trong giai đoạn từ 1917 đến 1962.

Năm 1962, Lãnh thổ Nam Cực thuộc Anh được thành lập theo Hệ thống Hiệp ước châu Nam Cực. Nó ảnh hưởng đến việc tuyên bố chủ quyền độc lập tại các lãnh thổ ở phía nam vĩ độ 60° Nam, ngoại Nam Georgia và Quần đảo Nam Sandwich vẫn là các Lãnh thổ phụ thuộc Quần đảo Falkland từ năm 1962 đến 1985.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Các thỏa thuận lần đầu tiên được ban hành theo quyết định (Letters patent) của Anh năm 1843, và sau đó được sửa đổi vào các năm 1876, 1892, 1908, 1917 và 1962. Vì lý do thuận tiện, trên thực tế, các Lãnh thổ phụ thuộc được quản lý bởi Anh thông qua Chính phủ Quần đảo Falkland. Tuy nhiên, chúng tạo thành một thực thể tách biệt với Quần đảo Falkland về mặt chính trị hoặc tài chính.[1]

Các lãnh thổ cấu thành các Lãnh thổ phụ thuộc của Quần đảo Falkland vào năm 1908 được liệt kê trong quyết định của Anh là "các nhóm đảo gồm Nam Georgia, Nam Orkney, Nam Shetland và Quần đảo Sandwich, và lãnh thổ gồm Graham Land, nằm ở Nam Đại Tây Dương, về phía nam của vĩ tuyến 50 vĩ độ nam và nằm giữa 20 và 80 độ kinh độ tây". Năm 1917, quyết định đã được sửa đổi, áp dụng "nguyên tắc ngành" được sử dụng ở Bắc Cực. Phạm vi mới của Lãnh thổ phụ thuộc được mở rộng để bao gồm "tất cả các đảo và lãnh thổ nằm giữa vĩ độ 20 của kinh độ tây và 50 độ kinh độ tây về phía nam của vĩ tuyến 50 vĩ độ nam; và tất cả các hòn đảo và vùng lãnh thổ nằm giữa vĩ độ 50 của kinh độ tây và 80 độ kinh độ tây nằm ở phía nam của vĩ tuyến 58 của vĩ độ nam", từ đó mở rộng đến Nam Cực.[2][1][3]

Với việc Vương quốc Anh gia nhập Cộng đồng châu Âu vào năm 1973, các Lãnh thổ phụ thuộc của Quần đảo Falkland trở thành một trong các lãnh thổ đặc biệt của EU theo Hiệp ước Roma, và được tất cả các hiệp ước EU sau đó tiếp tục duy trì. Tình trạng liên kết đó hiện bao gồm các lãnh thổ kế tục của Lãnh thổ phụ thuộc: Nam Georgia và Quần đảo Nam Sandwich và Lãnh thổ Nam Cực thuộc Anh.[4]

Chế độ pháp lý quốc tế mới được đưa ra cho lãnh thổ Nam Cực ở phía nam của vĩ độ 60° nam theo Hệ thống Hiệp ước châu Nam Cực năm 1961 đã khiến Anh tách phần lãnh thổ trong Hiệp ước ra khỏi Lãnh thổ phụ thuộc. Điều đó đã được thực hiện theo Lệnh của Hội đồng năm 1962 về thành lập Lãnh thổ Nam Cực thuộc Anh, chỉ để lại trong các Lãnh thổ phụ thuộc các nhóm đảo Nam Georgia và Quần đảo Nam Sandwich, bao gồm Đá Shag và Đá Clerke.

Giải thể

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1985, các Lãnh thổ phụ thuộc trở thành các Lãnh thổ hải ngoại riêng biệt của Anh gồm Lãnh thổ Nam Cực thuộc Anh, Quần đảo Falkland, Nam Georgia và Quần đảo Nam Sandwich.[5][6]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b R.K. Headland, The Island of South Georgia, Cambridge University Press, 1984. ISBN 0-521-25274-1
  2. ^ National Interests and Claims in the Antarctic Lưu trữ 2017-12-11 tại Wayback Machine, p. 19, Robert E. Wilson
  3. ^ "The Ross Dependency", The Geographical Journal, Vol. 62, No. 5 (Nov. 1923), pp. 362–365.
  4. ^ European Commission: Information on the Overseas countries and territories Lưu trữ 4 tháng 3 năm 2007 tại Wayback Machine
  5. ^ The British Antarctic Territory Order in Council, 1962. Her Majesty's Stationery Office: Statutory Instrument 1962 No. 400.
  6. ^ “South Georgia and the South Sandwich Islands”. CIA World Factbook. 1996. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2023.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Ác Ma Nguyên Thủy Tensei Shitara Slime Datta Ken
Ác Ma Nguyên Thủy Tensei Shitara Slime Datta Ken
Bảy Ác Ma Nguyên Thủy này đều sở hữu cho mình một màu sắc đặc trưng và được gọi tên theo những màu đó
Nhật Bản xả nước phóng xạ đã qua xử lý ra biển có an toàn?
Nhật Bản xả nước phóng xạ đã qua xử lý ra biển có an toàn?
Phóng xạ hay phóng xạ hạt nhân là hiện tượng một số hạt nhân nguyên tử không bền tự biến đổi và phát ra các bức xạ hạt nhân
Đôi nét về trái ác quỷ hệ Zoan thần thoại của Luffy
Đôi nét về trái ác quỷ hệ Zoan thần thoại của Luffy
Nên biết Nika được mọi người xưng tụng là thần mặt trời, nên chưa chắc chắn được năng lực của Nika sẽ liên quan đến mặt trời
Có những chuyện chẳng thể nói ra trong Another Country (1984)
Có những chuyện chẳng thể nói ra trong Another Country (1984)
Bộ phim được chuyển thể từ vở kịch cùng tên của Julian Mitchell về một gián điệp điệp viên hai mang Guy Burgess