Lính Lê dương La Mã

Quân sự La Mã cổ đại
800 TCN – 476

Lịch sử kết cấu
Quân đội La Mã (Đơn vị lính và phân cấp,
Lê dương, Lính hỗ trợ auxilium, Chỉ huy)
Hải quân La Mã (Hạm đội, Đô đốc Hải quân)
Lịch sử các chiến dịch
Danh sách các cuộc chiếntrận đánh
Thưởng và phạt
Lịch sử công nghệ
Kỹ thuật quân sự (castra,
Phương tiện vây thành, Khải hoàn môn, Xa lộ)
Trang bị cá nhân
Lịch sử chính trị
Chiến lược và chiến thuật
Chiến thuật bộ binh
Biên giới và các công trình củng cố
(limes, Bức tường Hadrian)

Lính Lê dương La Mã là những người lính chuyên nghiệp trong quân đội La Mã cổ đại sau những cải cách của Marius năm 107 TCN. Lính Lê dương La Mã phải là công dân La Mã dưới 45 tuổi. Họ sẽ được tuyển vào một quân đoàn La Mã trong một thời hạn quân dịch là 25 năm, một sự thay đổi so với trước đó là các người lính chỉ được gọi khi La Mã gặp các cuộc xung đột quân sự. Năm năm cuối, khi họ đã là các chiến binh kỳ cựu sẽ nhận các nhiệm vụ nhẹ nhàng hơn.

Khi hành quân trên các địa hình phức tạp, lính Lê dương cần phải mang theo áo giáp (lorica segmentata), khiên (scutum), nón sắt (galea), hai giáo phi (1 giáo nặng pilum và một giáo nhẹ), một đoản đao (pugio), một cặp Sandal nặng (Caligae), một túi đồ Sarcina, mười bốn ngày lương thực, một túi da đựng nước, đồ dùng nấu ăn, hai cái cọc (Sudes murale) để xây dựng lũy, một cái xẻng hoặc cái túi đan bằng liễu gai.

Huấn luyện

[sửa | sửa mã nguồn]
Lính Lê dương, thế kỷ thứ Nhất công nguyên

Lính Lê dương được huấn luyện rất chặt chẽ và khắc nghiệt; kỷ luật là nền tảng cho thành công của cả quân đội và những người lính phải tuân theo một chế độ huấn luyện liên miên và khắc nghiệt với vũ khí đặc biệt là trong cách hành quân: họ bị ép buộc phải luôn mang theo số quân trang lớn nhất di chuyển trong một đội hình khít thường xuyên. Kỷ luật là quan trọng nhất và mọi sự vi phạm đều sẽ bị trừng trị rất nặng bởi các sĩ quan chỉ huy. (xem thêm kỷ luật và các hình thức trừng phạt trong Quân đoàn la Mã)

Các quân đoàn thường chỉ huấn luyện Lính Lê dương, các loại quân khác được huấn luyện ở các trường địa phương. Việc huấn luyện thực hiện ngay tại nơi đóng quân. Binh lính được huấn luyện các kỹ năng chủ yếu sau:[1] [2]:

Bơi lội

[sửa | sửa mã nguồn]

Mọi lính mới đều phải biết bơi, đó là kỹ năng rất cần thiết nếu trên đường hành quân gặp sông mà không có cầu hoặc sông bất ngờ dâng nước và chảy xiết do mưa. Ngoài ra bơi lội còn hữu ích trong sinh hoạt hàng ngày như tắm rửa. Không những chỉ có lính lê dương mà kể cả lính trợ chiến, kỵ binh, nô lệ, tạp dịch...cũng được huấn luyện để sử dụng trong trường hợp cần thiết.

Đánh kiếm

[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả lính La mã đều phải tập kiếm với một thanh kiếm gỗ nặng gấp đôi kiếm thật (Gladius), điều này giúp cho anh ta có thể sử dụng kiếm thật khi giáp chiến một cách nhanh nhẹn, mạnh mẽ và có độ chính xác cao hơn. Ngoài cách sử dụng kiếm, họ phải nắm vững các kỹ năng di chuyển: tiến, lùi và tận dụng mọi cơ hội để hạ đối thủ. Tập kiếm gắn liền với tập sử dụng khiên và một điều tối quan trọng phải ghi nhớ là "không được sơ hở khi tìm cách đâm đối phương"[3]. Người La Mã thường hay khuyến khích binh lính đâm thay vì chém. Động tác đâm thực hiện nhanh chóng hơn trong khi khả năng sát thương cao tương đương với chém. Một lý do khác là khi đâm, binh lính có thể phòng thủ phần cơ thể đằng trước tốt hơn chém.

Bắn cung, ném đá và phóng lao

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài đánh kiếm, tân binh được huấn luyện cách sử dụng cung, ném đá và phóng lao. Phóng lao là kỹ thuật chiến đấu rất quan trọng vì cách đánh của lính lê dương thường là ném lao rồi rút gladius xông vào giáp chiến (khi ra chiến trường một lính lê dương thường mang ít nhất hai và đôi khi tới năm ngọn lao gắn trên khiên). Lao sử dụng khi huấn luyện cũng nặng hơn lao dùng khi đánh trận. Ngoài ra tất cả còn phải được tập kỹ năng ném đá bằng dây (sling), vì nó tương đối dễ dàng nên việc huấn luyện không được thực hiện kỹ lưỡng lắm. Tất cả quân đội cổ đại đều có loại quân ném đá, La Mã cũng không phải là ngoại lệ và nó tỏ ra rất hữu dụng trong một số trận đánh.[4] Những người phù hợp được huấn luyện nâng cao về bắn cung. Tất cả các kỹ năng này sẽ trở nên rất quan trọng, thậm chí có ý nghĩa sống còn trong nhiều trường hợp cả trong phòng thủ lẫn tấn công, đặc biệt là lúc không tìm ra vũ khí phù hợp...

Khuân vác

[sửa | sửa mã nguồn]

Những kỹ năng quan trọng khác mà cả tân binh lẫn cựu binh đều phải thường xuyên luyện tập chính là chất xếp, bốc dỡ đồ đạc trên lưng la và ngựa, trong huấn luyện, người ta sử dụng ngựa gỗ. Nhiều trận chiến được quyết định bằng tốc độ bốc dỡ quân trang để chuẩn bị của binh lính. Ngoài ra cách đóng gói, xếp dỡ quân trang quân dụng cũng góp phần nâng cao tốc độ hành quân. Trọng lượng thông thường một người lính phải mang là 22 – 27 kg quân trang chưa kể áo giáp, vũ khí, khiên mang trên người trên suốt cuộc hành quân. Điều này khiến cho trong các cuộc hành quân khó khăn, như là đi qua một dãy núi hẹp chẳng hạn, quân đội không bị phụ thuộc vào các phương tiện chuyên chở khác đồng thời cải thiện tốc độ hành quân vì có thể tách rời bộ phận hậu cần. Do thường xuyên phải mang nặng khi tập luyện nên việc này không quá khó khăn đối với lính lê dương La Mã.

Đôi hình mai rùa testudo trông như thế này khi đã thiết lập xong.

Một số kỹ năng khác cũng quan trọng mà lính lê dương cũng phải luyện tập là sắp xếp đội hình (trong đó có đội hình mai rùa - Testudo formation để chống lại sự tấn công bằng cung tên nổi tiếng của La Mã), cách di chuyển, hành quân, xây dựng doanh trại...trong mọi thời tiết và bất kể ngày đêm. Gian khổ và khó khăn, La Mã yêu cầu mọi người lính khi ra trận tiền không những chỉ có lòng can đảm cùng kỹ năng chiến đấu tốt mà còn phải trở nên toàn diện, láu cá và một chút thông minh.

Kỷ luật

[sửa | sửa mã nguồn]

Kỷ luật của các quân đoàn La Mã nói riêng và cả quân đội La Mã nói chung vô cùng khắc nghiệt. Quy tắc đề ra luôn phải được tuân thủ một cách nghiêm ngặt, binh lính vi phạm sẽ bị trừng phạt rất nặng. Nhiều lính Lê Dương rất sùng bái nữ thần kỷ luật Disciplina, lẽ sống của họ là cần kiệm, nghiêm khắc với bản thân và lòng trung thành tuyệt đối.

Xem thêm một số hình phạt dành cho người vi phạm kỷ luật

Trang phục

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kỳ đầu

[sửa | sửa mã nguồn]
Quân phục (không mặc giáp) của một Lính lê dương và cả các sĩ quan cao cấp

Khi không mặc áo giáp, binh sĩ La Mã mặc áo và khoác áo choàng, đúng hơn là một tấm vải choàng lên người. Áo choàng có màu đỏ thẫm tượng trưng cho máu. Khi mặc áo này họ không được phép bước vào các đền thờ, trường hợp đã lỡ bước vào, phải cởi ra và đốt bỏ ngay lập tức nhằm xoa dịu sự giận dữ của các vị thần.

Ở doanh trại cũng như ở nhà, binh sĩ có quyền mặc đồ bình thường hoặc áo không tay, váy màu vàng nhạt in hình một con đại bàng màu đen và có dòng chữ "Legio".

Thời kỳ sau

[sửa | sửa mã nguồn]

Trang phục chính vẫn là áo khoác, áo choàng nhưng cởi mở hơn và không nhất thiết phải có màu đỏ.

Danh xưng và cách chào

[sửa | sửa mã nguồn]

Họ có danh xưng là "Lính lê dương" (legionarius). Ví dụ: một lính lê dương tên là Marcus sẽ được gọi một cách trịnh trọng là "Legionarius Marcus!" ("Người Lính Lê dương Marcus").

Cách chào: chân khép lại mắt nhìn về phía người muốn chào, tay trái nắm lại sát vào thân tay phải nắm lại để trên ngực trái rồi tung ra về hướng người muốn chào lúc tung ra họ từ từ mở bàn tay ra (cách này rất giống cách chào Halo Hitler nổi tiếng thời Phát xít Đức).

Những người được miễn quân vụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong hàng ngũ ngoài các bộ binh nặng còn có các immunes, những người lính đặc biệt với vai trò phục vụ như các kỹ sư, thợ mộc, và thầy thuốc. Tất cả những người này đề có cùng một chế độ huấn luyện với các bộ binh nặng và sẽ bị kêu ra trận nếu cần thiết. Họ được miễn những nhiệm vụ thông thường và có mức lương cao hơn các người lính còn lại.

Những người lính cũng có tên Lê dương

[sửa | sửa mã nguồn]

Lính lê dương còn là từ được chỉ thành viên của các Lê dương khác như là Lê dương Pháp, Lê dương Tây Ban Nha, Lê dương Ba Lan. Thành viên của các lê dương hiện đại này thường được gọi là các légionnaires, từ gốc Pháp cho Lê dương. Từ này còn được dùng cho nhóm cực tả bán quân sự România, các Vệ binh Sắt.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Davies, Roy W. Service in the Roman Army. Columbia University Press, New York. 1989.
  2. ^ Vegetius. Translated by Lieutenant John Clark. The Military Institutions of the Romans. Greenwood Press, Westport, CT. 1985
  3. ^ Vegetius, p.20
  4. ^ Đây là điều chỗ ít được biết đến của quân đội La Mã. Trong các bộ phim, trò chơi có chủ đề La Mã cổ đại sau này ít thấy nhắc tới lính ném đá trong cơ cấu Quân đội La Mã
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu Kiseijuu - bộ anime/manga kinh dị hay nhức nách
Giới thiệu Kiseijuu - bộ anime/manga kinh dị hay nhức nách
Được xem là một trong những siêu phẩm kinh dị khoa học viễn tưởng và giành được vô số giải thưởng của thế giới M-A, Parasyte chủ yếu nhắm tới độc giả là nam giới trẻ và trưởng thành
Đánh giá, Hướng dẫn build Kazuha - Genshin Impact
Đánh giá, Hướng dẫn build Kazuha - Genshin Impact
Kazuha hút quái của Kazuha k hất tung quái lên nên cá nhân mình thấy khá ưng. (E khuếch tán được cả plunge atk nên không bị thọt dmg)
Vài trò của Hajime Kashimo sau Tử diệt hồi du
Vài trò của Hajime Kashimo sau Tử diệt hồi du
Hajime Kashimo là một chú thuật sư từ 400 năm trước, với sức mạnh phi thường của mình, ông cảm thấy nhàm chán
Công thức làm bánh bao cam
Công thức làm bánh bao cam
Ở post này e muốn chia sẻ cụ thể cách làm bánh bao cam và quýt được rất nhiều người iu thích