Lý Nham

Lý Nham (chữ Hán: 李岩, 16101644), tên gốc là Lý Tín, người huyện Kỷ tỉnh Hà Nam, là mưu sĩ nổi tiếng cuối thời Minh.[1]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Lý Nham là con của Thượng thư bộ Binh Nhà Minh Lý Tinh Bạch, sau bị kết án phản nghịch và bị giết. Theo truyền thuyết thì vào năm Sùng Trinh thứ 13 (1640), Lý Tín từng đem lương thực trong nhà mình giúp đỡ những dân đói, rất được lòng họ. Lúc ấy, đang có chuyến diễn xiếc của Hồng Nương Tử. Hồng Nương Tử làm phản, bắt Lý Tín đưa đi. Kế đến, hai người nên duyên vợ chồng. Không lâu sau, Lý Tín bỏ chạy về nhà. Quan phủ coi Lý Tín là giặc, bèn sai người tới bắt giam vào ngục. Hồng Nương Tử đến cứu Lý Tín. Nhờ có sự giúp đỡ của dân chúng đang lúc đói kém, nên Hồng Nương Tử mới cứu được Lý Tín. Lúc ấy, cử nhân Ngưu Kim Tinh cũng sắp bị quan phủ chém đầu. Ngưu cũng được cứu thoát cùng một lúc với Lý Tín. Hai người này liền đầu hàng quân khởi nghĩa của Sấm vương[2] Lý Tự Thành. Sấm vương bèn đổi tên của Lý Tín thành Lý Nham.

Kể từ khi gia nhập quân khởi nghĩa, Lý Nham đã tích cực bày mưu tính kế cho Lý Tự Thành. Lúc ấy Tống Hiến Sách khuyên rằng "Trong 18 chữ, phải nắm cái chủ yếu là thần khí[3]". Lý Tự Thành rất vui mừng. Lý Nham nói: "Muốn lấy thiên hạ, trước hết phải giành được nhân dân. Muốn được nhân tâm, không thể giết những người vô tội. Chỉ có như vậy mới được lòng thiên hạ". Lý Tự Thành tiếp thu ý kiến của Lý Nham, bèn đem tiền của ra phát cứu tế cho đông đảo dân chúng đang bị đói. Dân chúng không phân biệt của cứu tế này là của ai thảy đều quy phục. Lý Nham lại đặt ca dao "Đón Sấm vương, không nạp lương". Do vậy, dân chúng đi theo Sấm vương Lý Tự Thành khởi nghĩa ngày càng đông. Lý Nham lại khuyên Lý Tự Thành đưa ra khẩu hiệu để xiết chặt kỷ luật của nghĩa quân "Giết một người cũng như giết cha ta, đâm một người cũng như đâm mẹ ta". Uy tín của Lý Tự Thành lên rất cao, cứ đi đến đâu cũng nghe người ta ca hát: "Sáng cầu thăng tiến, Chiều muốn kết đoàn, Lớp trẻ nghèo hèn không sống nổi, Mở toang cánh cửa đón Sấm vương, Khuyên dạy mọi người đều vui sướng". Lý Tự Thành nghe theo lời Lý Nham tiến hành việc "chia đều ruộng đất, miễn nộp lương thực". Nhờ vậy mà khí thế của nghĩa quân ngày càng mạnh, phát triển nhanh chóng. Hai năm sau, đã có tới hơn một triệu người đi theo.

Năm Sùng Trinh thứ 16 (1643), Lý Tự Thành chiếm được Tương Dương, bèn đổi tên là Tương Kinh. Lý phong cho Điền Kiến TúLưu Tông Mẫn làm "Quyền[4] tướng quân". Lý Nham, Hạ CẩmLưu Hy Nhiêu được phong làm "Chế tướng quân". Trương ĐĩnhĐảng Thủ Tô được phong làm Uy vũ tướng quân. Cốc Khả ThànhNhiệm Duy Vinh được phong làm "Quả nghị tướng quân". Khẩu hiệu "chia đều ruộng đất, miễn nộp lương thực" do Lý Nham nêu lên và Lý Tự Thành tiếp thu, đã có tác dụng rất tích cực.

Tháng Giêng năm Sùng Trinh thứ 17 (1644), Lý Tự Thành đánh chiếm Tây An, xưng vương kiến quốc, đặt quốc hiệu là Đại Thuận, niên hiệu Vĩnh Xương. Tháng 3 cùng năm, chiếm được Bắc Kinh. Lý Nham lại đề nghị Lý Tự Thành đóng quân ở ngoại thành và giữ vững quân kỷ, bắt buộc một số ít gia đình quý tộc quan lại giao nộp tiền của; dụ hàng Ngô Tam Quế; lấy danh nghĩa đại quốc để phong thái tử Nhà Minh. Nhưng Lý Tự Thành đều không chấp nhận. Trong khi Ngưu Kim Tinh, Lưu Tông Mẫn và các tướng khác lập tức theo đòi cung cách hưởng thụ, chiếm đóng những dinh thự trong kinh đô, ngày ngày lo việc yến ẩm, hát xướng và thúc giục Lý Tự Thành lên ngôi thì Lý Nham cho rằng thời cơ còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Lý Nham cũng phản đối việc các tướng lĩnh tự ý truy lùng, cướp bóc quan lại Nhà Minh để khảo của mà đòi hỏi phải giao việc đó cho bộ Hình đảm trách. Lý Nham cũng đưa ra một số điều luật tước giảm quyền hành của các tướng lĩnh ngõ hầu ổn định trật tự xã hội. Chính vì thế, Lý Tự Thành nảy sinh ác cảm, e ngại Lý Nham sẽ soán đoạt quyền hành của mình.[5]

Lưu Tông Mẫn thậm chí cưỡng bức cả Trần Viên Viên, buộc Ngô Tam Quế dẫn Thanh binh nhập quan. Ngày 21 tháng 4, Lý Tự Thành giao chiến với Đa Nhĩ CổnNhất Phiến Thạch phía đông Sơn Hải quan, ngày 22 lại đụng độ với liên quân Đa Nhĩ Cổn–Ngô Tam Quế ở phía tây. Lý Tự Thành đại bại rút quân về Bắc Kinh, đến ngày 29 thì vội vàng lên ngôi hoàng đế để hôm sau mở cửa Tề Hóa bỏ chạy đến Tây An. Ngô Tam Quế đem quân đuổi theo đến Chân Định thì Lý Tự Thành chạy sang Sơn Tây. Lúc quân Thanh vây hãm Bắc Kinh, Lý Nham thường xảy ra mâu thuẫn với Ngưu Kim Tinh và những người khác, khiến bọn họ hết sức ghen ghét. Sau khi Định Châu bị mất, các quan lại ở Hà Nam có ý muốn khôi phục triều Minh. Lý Tự Thành bèn triệu tập các tướng để thương nghị kế sách. Lý Nham xin được đưa quân tới Hà Nam để ổn định tình thế hỗn loạn nơi đây. Ngưu Kim Tinh vu cáo với Lý Tự Thành rằng Lý Nham muốn làm phản. Vì vậy, Lý Tự Thành mới ra lệnh cho Ngưu Kim Tinh mời Lý Nham đến uống rượu rồi giết đi.[6] Từ đó, nghĩa quân của Lý Tự Thành cũng bắt đầu tan rã.

Đến năm Thuận Trị thứ 2 (1645), Lý Tự Thành bị tên nông dân Trần Cửu Bác với nhóm dân binh tập kích mà chết tại núi Cửu Cung huyện Thông Sơn tỉnh Hồ Bắc, Trần Cửu Bác (còn gọi là Trình Cửu Bách) về sau được quan phủ khen thưởng vàng bạc cùng ruộng đất, nhờ vậy mà trở thành địa chủ.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Sử liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trịnh Liêm, Dự biến kỷ lược

Luận văn

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Loan Tinh, Lý Nham chi mê
  • Cố Thành, Lý Nham chất nghi, Nghiên cứu Lịch sử số 5, 1978.
  • Cố Thành, Tái đàm Lý Nham vấn đề, Bắc Kinh Sư phạm Đại học Học báo số 2, 1979.

Văn tập

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Loan Tinh, Giáp Thân sử thương, Trung Châu cổ tịch xuất bản xã, 1970.
  • Cố Thành, Lý Nham chất nghi - Minh Thanh dịch đại sử tham vi, Quang Minh nhật báo xuất bản xã, 2012.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Liệu có người tên là Lý Nham? Lưu trữ 2020-08-12 tại Wayback Machine 2015-10-11
  2. ^ Sấm vương là vương hiệu của Lý Tự Thành.
  3. ^ Thần khí là bảo kiếm. 18 chữ tức là chỉ 18 thứ khí giới, bao gồm: đao, kiếm, giáo, mác, cung, nỏ, v.v...
  4. ^ Chữ Quyền ở đây có nghĩa là quyền lực, không phải là tạm quyền.
  5. ^ Lý Sấm tiểu sử, tr. 142: "Sấm tặc kiến nhi ác chi, chỉ phê 'tri đạo liễu' tam tự, tốt bất năng hành".
  6. ^ Anh khấu kỷ lược ghi chép về cái chết của Lý Nham như sau: "Sau khi thua ở Định Châu thì có tin toàn bộ Hà Nam đã đầu hàng quân Nhà Minh. Lý Tự Thành nghe vậy hết sức hoảng hốt vội vàng thương nghị với thuộc hạ để tìm cách đối phó. Lý Nham chủ trương chống trả, tình nguyện đem hai vạn tinh binh đến trung châu và các tỉnh phụ cận ngăn ngừa những thành phầ nào toan trở giáo. Ngưu Kim Tinh cũng đồng tình với ý kiến đó và yêu cầu Sấm vương chấp thuận kế hoạch nhưng Lý Tự Thành không quyết định được. Thế nhưng một thời gian sau, Lý Tự Thành lại nghi rằng Lý Nham có mưu đồ riêng, còn Ngưu Kim Tinh thấy gió đã xoay chiền nên xúi bẩy Sấm vương tìm cách loại trừ Lý Nham. Lý Tự Thành bằng lòng. Ngày hôm sau, Ngưu Kim Tinh giả đưa lệnh Sấm vương mời Lý Nham đến quân doanh uống rượu, cho phục binh bao vây bắt Lý Nham và em là Lý Niên Đồng giết đi".

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của “Sao Băng” Uraume
Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của “Sao Băng” Uraume
Là người thân cận nhất với Ryomen Sukuna đến từ một nghìn năm trước. Mặc dù vẫn có khoảng cách nhất định giữa chủ - tớ, ta có thể thấy trong nhiều cảnh truyện tương tác giữa hai người
Tại sao bạn không cắt lỗ (theo tâm lý học)
Tại sao bạn không cắt lỗ (theo tâm lý học)
Đưa ra quyết định mua cổ phiếu là bạn đang bước vào 1 cuộc đặt cược, nếu đúng bạn sẽ có lời và nếu sai thì bạn chịu lỗ
Hướng dẫn Relationships trong Postknight
Hướng dẫn Relationships trong Postknight
Relationships hay cách gọi khác là tình yêu trong postknight
1-In-60 Rule: Quy Luật Giúp Bạn Luôn Tập Trung Vào Mục Tiêu Của Mình
1-In-60 Rule: Quy Luật Giúp Bạn Luôn Tập Trung Vào Mục Tiêu Của Mình
Quy luật "1-In-60 Rule" có nguồn gốc từ ngành hàng không.